Môđun Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 2 - TS. Mai Ngọc Luông, ThS. Lý Minh Tiên
Số trang: 48
Loại file: pdf
Dung lượng: 824.94 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của môđun “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” gồm có những chủ đề như sau: Chủ đề 3 giới thiệu một số phương pháp thu thập dữ kiện, chủ đề 4 trình bày các phương pháp xử lí các dữ kiện và chủ đề 5 là phương pháp đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môđun Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 2 - TS. Mai Ngọc Luông, ThS. Lý Minh Tiên Chủ đề 3 Một số phương pháp thu thập dữ kiện Mục tiêu 1. Kiến thức: – Chỉ ra được mục đích và công dụng của các phương pháp : bút vấn, phỏng vấn, phân tích nội dung, quan sát. – Xác định những ưu điểm và hạn chế của phương pháp bút vấn, phỏng vấn. – Giải thích những khó khăn tồn tại trong mỗi phương pháp. 2. Kĩ năng: – Có khả năng chọn lựa phương pháp thích hợp cho một đề tài cụ thể. – Soạn thảo được một bản câu hỏi bút vấn hoặc phỏng vấn phục vụ cho một cuộc nghiên cứu khảo sát mẫu. – Phân biệt ba loại phỏng vấn chính. – Lập được kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn. – Thực hiện được một hệ thống phân loại khi cần phân tích nội dung. 3. Thái độ: – Thể hiện tính sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp thu thập dữ kiện. – Quan tâm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong các phương pháp bút vấn quan sát. Các hoạt động a. Phương pháp bút vấn Tìm hiểu mục đích Hoạt động 1 : và công dụng của phương pháp bút vấn (25 phút) Thông tin cho hoạt động 1: (3 phút) Trong hoạt động này bạn sẽ cùng nhóm thảo luận và xác định mục đích và công dụng của phương pháp bút vấn. Trong các nhiệm vụ bên dưới, bạn cần chú trọng vào việc nêu ra được mục đích của phương pháp và công dụng chính của nó. Để giúp bạn thảo luận đúng hướng, bạn cần biết trong phương pháp bút vấn người ta sử dụng một bản câu hỏi được soạn sẵn theo một cấu trúc có tính hệ thống, nhằm định hướng người trả lời vào những vấn đề mà người nghiên cứu cần tìm hiểu. Những câu hỏi trong bản bút vấn có thể cho phép trả lời tự do (viết tự do theo ý riêng từng người) hoặc theo một khuôn mẫu định trước (chọn lựa một trong số các đáp ứng đã ghi sẵn). Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1.1: Làm việc trong nhóm nhỏ (10 phút) Một giáo viên đang dạy lớp ba muốn tìm hiểu học sinh có hứng thú khác nhau như thế nào đối với các môn đang học. Giáo viên muốn thu thập thông tin từ nhiều học sinh trong một thời gian ngắn. Do đó đã chọn phương pháp bút vấn, dự định soạn khoảng mười câu hỏi và in ra đưa cho một số đông học sinh trong khối lớp ba trả lời. Hãy thảo luận và ghi ra những cách mà các bạn có thể thực hiện nếu có cùng mục đích như giáo viên nói trên. Trong khi thảo luận hãy nhận xét cách làm của giáo viên nói trên và chú ý chỉ ra ưu điểm của phương pháp bút vấn so với cách thu thập ý kiến bằng trò chuyện trực tiếp với từng học sinh. Nhiệm vụ 1.2: Thảo luận trong nhóm. (5 phút) Những người có kinh nghiệm nghiên cứu khuyên chỉ nên dùng bút vấn khi nào ta không thể sử dụng được các phương tiện thu thập dữ kiện khác. Bạn hãy trao đổi ý kiến của mình với nhóm, cùng phát hiện và ghi lại trên giấy những ý mà nhóm đã thống nhất cho rằng chúng làm cho bút vấn kém hiệu quả. Đánh giá hoạt động 1: (7 phút) – Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết mục đích và công dụng của phương pháp bút vấn. – Câu hỏi 2: Nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp bút vấn. Hoạt động 2 : Cách soạn bản bút vấn (90 phút) Thông tin cho hoạt động 2: (25 phút) Hoạt động 2 giúp bạn làm quen cách thức soạn một bản bút vấn. Trước hết, bạn cần biết sáu bước căn bản khi soạn một bản bút vấn: Bước 1. Quyết định thông tin nào cần được tìm hiểu. Bước 2. Quyết định loại câu hỏi nào cần được sử dụng. Bước 3. Viết bản phác thảo lần đầu tiên của bản bút vấn. Bước 4. Kiểm tra lần nữa và sửa lại bản bút vấn. Bước 5. Thử bản bút vấn. Bước 6. Chỉnh sửa lại bản bút vấn và chỉ rõ các thủ tục sử dụng chúng. Kế đến, bạn cần biết cấu trúc của một bản bút vấn. Thông thường, bản bút vấn gồm nhiều thành phần: – Ngay sau tiêu đề của bản bút vấn (thường thấy ghi là “Phiếu hỏi ý kiến”, “Phiếu trưng cầu ý kiến”, “Phiếu thăm dò sở thích”, v.v…) là phần giới thiệu ngắn gọn với người trả lời về mục đích của bản bút vấn, đề nghị họ hợp tác. – Phần thứ hai hỏi một số thông tin cá nhân (người trả lời). Có nhiều người xếp phần này ở cuối cùng. Nhưng theo kinh nghiệm thu thập dữ kiện, khi để ở cuối bản bút vấn, nhiều người trả lời đã bỏ qua những thông tin phần này, gây trở ngại cho việc thống kê, xử lí. – Phần thứ ba gồm các câu hỏi chính, phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. Các trả lời trong phần này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để người nghiên cứu xử lí thống kê, phân tích, đối chiếu, … hoàn thiện mục đích của cuộc nghiên cứu. – Phần cuối cùng là lời cám ơn và chào tạm biệt. Mỗi phần của bản bút vấn có yêu cầu riêng, bạn có thể đọc chúng trong phần “các thông tin phản hồi cho hoạt động 2” thuộc chương này. Sau đây bạn cần làm quen với cách tạo ra câu hỏi trong bản bút vấn. Thường thấy hai loại câu hỏi trong bản bút vấn. Hãy tham kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môđun Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 2 - TS. Mai Ngọc Luông, ThS. Lý Minh Tiên Chủ đề 3 Một số phương pháp thu thập dữ kiện Mục tiêu 1. Kiến thức: – Chỉ ra được mục đích và công dụng của các phương pháp : bút vấn, phỏng vấn, phân tích nội dung, quan sát. – Xác định những ưu điểm và hạn chế của phương pháp bút vấn, phỏng vấn. – Giải thích những khó khăn tồn tại trong mỗi phương pháp. 2. Kĩ năng: – Có khả năng chọn lựa phương pháp thích hợp cho một đề tài cụ thể. – Soạn thảo được một bản câu hỏi bút vấn hoặc phỏng vấn phục vụ cho một cuộc nghiên cứu khảo sát mẫu. – Phân biệt ba loại phỏng vấn chính. – Lập được kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn. – Thực hiện được một hệ thống phân loại khi cần phân tích nội dung. 3. Thái độ: – Thể hiện tính sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp thu thập dữ kiện. – Quan tâm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong các phương pháp bút vấn quan sát. Các hoạt động a. Phương pháp bút vấn Tìm hiểu mục đích Hoạt động 1 : và công dụng của phương pháp bút vấn (25 phút) Thông tin cho hoạt động 1: (3 phút) Trong hoạt động này bạn sẽ cùng nhóm thảo luận và xác định mục đích và công dụng của phương pháp bút vấn. Trong các nhiệm vụ bên dưới, bạn cần chú trọng vào việc nêu ra được mục đích của phương pháp và công dụng chính của nó. Để giúp bạn thảo luận đúng hướng, bạn cần biết trong phương pháp bút vấn người ta sử dụng một bản câu hỏi được soạn sẵn theo một cấu trúc có tính hệ thống, nhằm định hướng người trả lời vào những vấn đề mà người nghiên cứu cần tìm hiểu. Những câu hỏi trong bản bút vấn có thể cho phép trả lời tự do (viết tự do theo ý riêng từng người) hoặc theo một khuôn mẫu định trước (chọn lựa một trong số các đáp ứng đã ghi sẵn). Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1.1: Làm việc trong nhóm nhỏ (10 phút) Một giáo viên đang dạy lớp ba muốn tìm hiểu học sinh có hứng thú khác nhau như thế nào đối với các môn đang học. Giáo viên muốn thu thập thông tin từ nhiều học sinh trong một thời gian ngắn. Do đó đã chọn phương pháp bút vấn, dự định soạn khoảng mười câu hỏi và in ra đưa cho một số đông học sinh trong khối lớp ba trả lời. Hãy thảo luận và ghi ra những cách mà các bạn có thể thực hiện nếu có cùng mục đích như giáo viên nói trên. Trong khi thảo luận hãy nhận xét cách làm của giáo viên nói trên và chú ý chỉ ra ưu điểm của phương pháp bút vấn so với cách thu thập ý kiến bằng trò chuyện trực tiếp với từng học sinh. Nhiệm vụ 1.2: Thảo luận trong nhóm. (5 phút) Những người có kinh nghiệm nghiên cứu khuyên chỉ nên dùng bút vấn khi nào ta không thể sử dụng được các phương tiện thu thập dữ kiện khác. Bạn hãy trao đổi ý kiến của mình với nhóm, cùng phát hiện và ghi lại trên giấy những ý mà nhóm đã thống nhất cho rằng chúng làm cho bút vấn kém hiệu quả. Đánh giá hoạt động 1: (7 phút) – Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết mục đích và công dụng của phương pháp bút vấn. – Câu hỏi 2: Nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp bút vấn. Hoạt động 2 : Cách soạn bản bút vấn (90 phút) Thông tin cho hoạt động 2: (25 phút) Hoạt động 2 giúp bạn làm quen cách thức soạn một bản bút vấn. Trước hết, bạn cần biết sáu bước căn bản khi soạn một bản bút vấn: Bước 1. Quyết định thông tin nào cần được tìm hiểu. Bước 2. Quyết định loại câu hỏi nào cần được sử dụng. Bước 3. Viết bản phác thảo lần đầu tiên của bản bút vấn. Bước 4. Kiểm tra lần nữa và sửa lại bản bút vấn. Bước 5. Thử bản bút vấn. Bước 6. Chỉnh sửa lại bản bút vấn và chỉ rõ các thủ tục sử dụng chúng. Kế đến, bạn cần biết cấu trúc của một bản bút vấn. Thông thường, bản bút vấn gồm nhiều thành phần: – Ngay sau tiêu đề của bản bút vấn (thường thấy ghi là “Phiếu hỏi ý kiến”, “Phiếu trưng cầu ý kiến”, “Phiếu thăm dò sở thích”, v.v…) là phần giới thiệu ngắn gọn với người trả lời về mục đích của bản bút vấn, đề nghị họ hợp tác. – Phần thứ hai hỏi một số thông tin cá nhân (người trả lời). Có nhiều người xếp phần này ở cuối cùng. Nhưng theo kinh nghiệm thu thập dữ kiện, khi để ở cuối bản bút vấn, nhiều người trả lời đã bỏ qua những thông tin phần này, gây trở ngại cho việc thống kê, xử lí. – Phần thứ ba gồm các câu hỏi chính, phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. Các trả lời trong phần này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để người nghiên cứu xử lí thống kê, phân tích, đối chiếu, … hoàn thiện mục đích của cuộc nghiên cứu. – Phần cuối cùng là lời cám ơn và chào tạm biệt. Mỗi phần của bản bút vấn có yêu cầu riêng, bạn có thể đọc chúng trong phần “các thông tin phản hồi cho hoạt động 2” thuộc chương này. Sau đây bạn cần làm quen với cách tạo ra câu hỏi trong bản bút vấn. Thường thấy hai loại câu hỏi trong bản bút vấn. Hãy tham kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Nghiên cứu khoa học giáo dục Nghiên cứu khoa học Phương pháp thu thập dữ kiện Xử lí các dữ kiện Đánh giá công trình nghiên cứuTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1558 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 498 0 0 -
57 trang 343 0 0
-
33 trang 335 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 275 0 0 -
95 trang 271 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 270 0 0 -
29 trang 231 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 218 0 0