phần 2 gồm các chương chính: sự khuyến khích, đến lúc bắt đầu ngẫm nghĩ về suy nghĩ, làm gì tiếp theo,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
mọi điều bạn biết về kinh doanh đều sai: phần 2 - nxb lao động xã hội
CHƯƠNG 7: SỰ KHUYẾN KHÍCH
TỪ KHI NÀO CHÚNG TA ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT CÁI MÁY, TỰ
ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KHI ĐƯỢC NHÉT XU VÀO?
Thực tế là chúng ta không như vậy. Trong mấy thập kỉ qua, khi sự khuyến khích tài chính
được coi như một phương thức đem lại hiệu quả làm việc cao nhất thì ở nơi nào đó trên
thế giới, có một việc khác đang diễn ra. Các nhà khoa học xã hội, trong một loạt các thí
nghiệm vô cùng tài tình, đã tìm ra yếu tố thực sự thúc đẩy con người. Kết quả đã gây ra sự
ngạc nhiên, thậm chí sốc. Dù vậy, có lẽ phát hiện gây sốc nhất là các nhà khoa học xã hội
đã thất bại như thế nào trong việc truyền đạt phát hiện của mình cho các thương gia những người có thể tận dụng các kết quả đó.
Sự khuyến khích về tài chính không bỏ qua nguồn động lực khác; nó hủy hoại động
lực
Sẽ không ai tranh luận rằng có vô số lý do để một người muốn làm một công việc tốt,
ngoài cơ hội nhận được tiền thưởng. Các lý do này bao gồm:
- Áp lực xã hội: Mong muốn không làm những người xung quanh thất vọng.
- Cạnh tranh: Mong muốn được xem là thành đạt, và/hoặc được công nhận là người làm
việc hiệu quả nhất.
- Sự hài lòng thực chất trong công việc, dù đó là một y tá giúp bệnh nhân hồi phục sau cơn
ốm, hay một người xây dựng phần mềm sáng tạo ra sản phẩm cực kỳ tuyệt vời.
- Sự công nhận phi-tài-chính, bằng hình thức phần thưởng, sự tôn trọng, hay đơn giản chỉ
là lời cảm ơn của đồng nghiệp.
Sẽ không ai tranh luận về một trong số các lý do trên; phần lớn chúng ta đều tìm kiếm ít
nhất là một trong số các lý do này, và hầu hết chúng ta đều vận dụng chúng ở mức độ nào
đó trong khi quản lý các lý do khác. Điều ít được biết đến hơn là sự khuyến khích liên
quan đến tài chính phá hủy hoặc làm giảm bớt hiệu quả của các sự khuyến khích này. Hãy
để các nhà khoa học xã hội giải thích điều này.
Hai nhà nghiên cứu, Uri Ngeezy và Aldo Rustichini, nghiên cứu một nhà trẻ ở Israel. Nhà
trẻ đóng cửa lúc 4 giờ chiều, và phụ huynh phải đến đón con trước giờ đóng cửa. Nếu
không, một giáo viên sẽ phải ở lại muộn để trông trẻ.
Trong bốn tuần đầu tiên, các nhà nghiên cứu ghi lại số phụ huynh đến đón con muộn. Sau
đó họ thay đổi, và đưa ra mức phạt. Nếu phụ huynh không đến trước 4 giờ 10, họ phải trả
mức phạt là 10 sê-ken (vào thời điểm đó, tương đương $3). Việc này có tác động như thế
nào đến các phụ huynh đến đón con muộn? Số phụ huynh đến muộn tăng ổn định, cuối
cùng đạt đến mức gần như gấp đôi thời điểm trước khi mức phạt được đưa ra.
Chúng ta giải thích thế nào về sự kì lạ rõ rành rành và kết quả hoàn toàn phản tác dụng
này? Thật ra, cũng dễ thôi một khi chúng ta từ bỏ “luận lý học lôgíc” và tìm đến luận lý
học tâm lý. Hãy thôi giả định rằng các bậc phụ huynh là các nhà kinh tế sáng suốt, ví dụ
như máy hoạt động tự động khi nhét xu vào. Hãy coi họ là những con người bình thường
với rất nhiều động lực, và một số động lực lớn hơn các động lực khác. Trong giai đoạn
đầu, không có mức phạt nào được đưa ra, nhưng lại có động lực đầy quyền lực khác xuất
hiện đúng lúc: Mong muốn không làm phiền cô giáo. Các vị phụ huynh đến muộn cảm
thấy mình có lỗi, và họ cố gắng hết sức để đến đón con đúng giờ.
Việc đưa ra mức phạt đã thay đổi sự việc hoàn toàn. Nó làm bay biến cảm giác tội lỗi. Các
vị phụ huynh chỉ đơn giản coi đó là mức phí trông con ngoài giờ. Hãy nghĩ đến điều đó khi bạn đến muộn và phải trả 10 sê-ken, bạn có muốn giải thích với bản thân rằng “tôi vừa
làm một điều tồi tệ và bị phạt tiền” hay “tôi đang sử dụng dịch vụ ngoài giờ”? Khỏi cần
phải tranh cãi thêm.
Bây giờ, hãy mở rộng luận lý học này với các nhân viên được trao tiền thưởng. Thông
điệp là: “Cố gắng hơn nữa, cố gắng làm hết sức mình, và chúng tôi sẽ trả công xứng
đáng.”
Điều này có thể được hiểu theo hai cách sau:
- “Hoạt động hiệu quả cao nhất là một lựa chọn. Cứ cố gắng đi và anh sẽ được trả thêm,”
hoặc
- “Nếu anh không cố gắng hết mình, anh sẽ bị phạt (một phần tiền thù lao của anh sẽ bị
giữ lại).”
Nếu bạn đi làm thuê, bạn sẽ hiểu theo cách nào? Đương nhiên là cách thứ nhất. Ai lại
muốn xây nên một tình huống mà họ bị phạt vì hoạt động kém hiệu quả? Vậy nên việc này
tạo cơ hội cho nhân viên này được ứng phó: “Cám ơn lời đề nghị của ông, nhưng tôi hài
lòng với mức lương cơ bản của mình. Ông cứ giữ lấy số tiền thưởng đó, và tôi sẽ hoạt
động ở mức ổn, hoặc bình thường thôi. Và nhân tiện, tôi cũng xin cảm ơn ông đã giúp tôi
quên hết các lý do khiến tôi muốn làm việc cật lực hơn.”
Vấn đề mấu chốt là: Củng cố sự khuyến khích tài chính, và bạn sẽ giảm bớt các hoạt động
khác. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên chắc chắn rằng sự khuyến khích tài chính đủ lớn để làm
việc. Tin xấu là, trong hầu hết các trường hợp, nó không hiệu quả.
Sự khuyến khích về tài chính khiến hiệu suất công việc giảm sút
Đây là một câu chuyện. Các nhà nghiên cứu phát minh ra một vấn đề lôgíc đơn giản bao
gồm một cây nến, một chiếc hộp đựng đinh mũ và một hộp diêm trên bàn. Nhiệm vụ đặt
ra là tìm cách gắn cây nến vào tường sao cho sáp nến không chảy ra bàn. Ai ai cũng cố
gắn nến lên tường, nhưng không hiệu quả. Sau đó, một số người thử làm cho sáp chảy
xuống một bên cây nến và dùng sáp nóng này để gắn cây nến vào tường. Việc này cũng
không hiệu quả. Cuối cùng, hầu hết mọi người đều tìm ra một giải pháp: lấy đinh mũ ra
khỏi hộp, đính hộp lên tường và đặt cây nến trong hộp.
Các đối tượng được chia làm hai nhóm. Họ nói với một nhóm rằng họ chỉ muốn tính thời
gian mà các đối tượng bỏ ra để hình thành tiêu chuẩn của trò chơi. Họ đề nghị sẽ trao phần
thưởng tài chính cho nhóm thứ hai - 25% nhóm làm nhanh nhất sẽ nhận được 5$ và người
nhanh nhất sẽ nhận được $20. (Việc này diễn ra cách đây nhiều thập kỉ, vậy nên hồi đó
khoản tiền này cũng rất lớn.) Hai nhóm này thực hiện thế nào? Nhóm được khuyến khích
tặng phần thưởng mất thêm khoảng 3,5 phút để tìm ra giải pháp.
Tại sao nhóm được khuyến khích tặng phần thưởng lại mất nhiều thời gian hơn? Đó là vì
việc giải quyết vấn đề liên quan đến kinh nghiệm, khi cần vượt qua “sự ổn định mang ...