Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát thải khí Co2 ở Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 466.19 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của bài viết "Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát thải khí Co2 ở Việt Nam" nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và ô nhiễm môi trường. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ định lượng giữa độ mở cửa thương mại với phát thải khí CO 2 ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019 sử dụng số liệu cấp tỉnh thông qua phương pháp GMM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát thải khí Co2 ở Việt Nam MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT THẢI KHÍ CO2 Ở VIỆT NAM Nguyễn Hà Linh Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia Tóm tắt Thương mại ảnh hưởng xấu hay tốt đến môi trường là vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường vẫn tiếp tục đi tìm câu trả lời nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang trở thành xu thế tất yếu. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi và không không hoàn toàn nhất quán với nhau. Mục đích của bài viết này nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và ô nhiễm môi trường. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ định lượng giữa độ mở cửa thương mại với phát thải khí CO2 ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019 sử dụng số liệu cấp tỉnh thông qua phương pháp GMM. Kết quả cho thấy khi độ mở thương mại tăng thì lượng CO2 phát thải cũng tăng lên. Ngoài ra, lý thuyết đường cong môi trường Kuznets và giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” đúng với trường hợp của Việt Nam cho số liệu đang xét. Do đó, để duy trì tăng trưởng bền vững, các nhà hoạch định chính sách cần chú trọng các hoạt động thương mại ít phát thải khí CO2 cũng như lựa chọn các dự án phát triển kinh tế “xanh” ít gây tổn hại cho môi trường. Abstract Trade has a bad or good effect on the environment is an issue that environmental economists continue to find answers, especially in the context that global economic integration is becoming an inevitable trend. Previous empirical studies on this issue have been controversial and not entirely consistent. The purpose of this paper is to study the relationship between trade openness and environmental pollution. Specifically, the study evaluates the quantitative relationship between trade openness and CO2 emission in Vietnam in the period 2011-2019, with provincial data using the GMM method. The results show that as trade openness increases, CO2 emission also increases. In addition, the Environmental Kuznets curve theory and the pollution haven hypothesis are valid for the case of Vietnam. Therefore, in order to maintain sustainable growth, policy makers need to focus on commercial activities emitting low CO2 emissions as well as choose green economic development projects that are less harmful to the environment. Từ khóa: độ mở thương mại, chất lượng môi trường, giảm phát thải CO2, the Environmental Kuznets curve 321 1. Giới thiệu chung Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế toàn diện vào năm 1986. Sau hơn 30 năm chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ nghèo đói cả nước giảm đáng kể. Điều này một phần là do nước ta tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sau thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 đánh dấu bước ngoặt trên con đường hội nhập, từ hội nhập khu vực nâng lên cấp độ toàn cầu. Độ mở thương mại cao khiến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phục vụ các hoạt động thương mại tăng lên, làm gia tăng lượng phát thải khí CO2. Thương mại được cho là nguyên nhân khiến các nước phát triển “xuất khẩu” ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển bởi các nước phát triển thường có tiêu chuẩn môi trường cao hơn. Trong khi đó, với các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao thì các nước đang phát triển có lợi thế so sánh hơn vì chi phí kiểm soát/xử lý ô nhiễm môi trường thấp hơn. Việt Nam cũng là quốc gia đang phát triển kinh tế và xuất khẩu nhiều hàng hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế. Vậy liệu Việt Nam có nằm trong vòng xoáy quy luật các quốc gia xuất siêu thì thường có môi trường bị phá hủy không? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi mà mục tiêu bảo vệ môi trường được ưu tiên bậc nhất ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, có một số các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mở cửa thương mại với ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung nhiều vào ảnh hưởng của tự do hóa thương mại hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng môi trường, và chưa có nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng của độ mở cửa thương mại đến phát thải khí CO2 ở Việt Nam sử dụng số liệu cấp tỉnh. Ngoài ra, mối quan hệ giữa khí thải CO2 và biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là mối quan tâm lớn của các nhà kinh tế môi trường, đặc biệt đối với các nước đang phát triển với cường độ công nghiệp hóa cao. Do vậy, nghiên cứu này được cho là cấp thiết trong bối cảnh các thách thức và đe dọa của BĐKH ngày càng diễn biến nghiêm trọng và khó lường. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm độ mở cửa thương mại Độ mở thương mại có thể được định nghĩa là mức độ mà một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát thải khí Co2 ở Việt Nam MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT THẢI KHÍ CO2 Ở VIỆT NAM Nguyễn Hà Linh Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia Tóm tắt Thương mại ảnh hưởng xấu hay tốt đến môi trường là vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường vẫn tiếp tục đi tìm câu trả lời nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang trở thành xu thế tất yếu. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi và không không hoàn toàn nhất quán với nhau. Mục đích của bài viết này nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và ô nhiễm môi trường. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ định lượng giữa độ mở cửa thương mại với phát thải khí CO2 ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019 sử dụng số liệu cấp tỉnh thông qua phương pháp GMM. Kết quả cho thấy khi độ mở thương mại tăng thì lượng CO2 phát thải cũng tăng lên. Ngoài ra, lý thuyết đường cong môi trường Kuznets và giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” đúng với trường hợp của Việt Nam cho số liệu đang xét. Do đó, để duy trì tăng trưởng bền vững, các nhà hoạch định chính sách cần chú trọng các hoạt động thương mại ít phát thải khí CO2 cũng như lựa chọn các dự án phát triển kinh tế “xanh” ít gây tổn hại cho môi trường. Abstract Trade has a bad or good effect on the environment is an issue that environmental economists continue to find answers, especially in the context that global economic integration is becoming an inevitable trend. Previous empirical studies on this issue have been controversial and not entirely consistent. The purpose of this paper is to study the relationship between trade openness and environmental pollution. Specifically, the study evaluates the quantitative relationship between trade openness and CO2 emission in Vietnam in the period 2011-2019, with provincial data using the GMM method. The results show that as trade openness increases, CO2 emission also increases. In addition, the Environmental Kuznets curve theory and the pollution haven hypothesis are valid for the case of Vietnam. Therefore, in order to maintain sustainable growth, policy makers need to focus on commercial activities emitting low CO2 emissions as well as choose green economic development projects that are less harmful to the environment. Từ khóa: độ mở thương mại, chất lượng môi trường, giảm phát thải CO2, the Environmental Kuznets curve 321 1. Giới thiệu chung Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế toàn diện vào năm 1986. Sau hơn 30 năm chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ nghèo đói cả nước giảm đáng kể. Điều này một phần là do nước ta tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sau thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 đánh dấu bước ngoặt trên con đường hội nhập, từ hội nhập khu vực nâng lên cấp độ toàn cầu. Độ mở thương mại cao khiến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phục vụ các hoạt động thương mại tăng lên, làm gia tăng lượng phát thải khí CO2. Thương mại được cho là nguyên nhân khiến các nước phát triển “xuất khẩu” ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển bởi các nước phát triển thường có tiêu chuẩn môi trường cao hơn. Trong khi đó, với các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao thì các nước đang phát triển có lợi thế so sánh hơn vì chi phí kiểm soát/xử lý ô nhiễm môi trường thấp hơn. Việt Nam cũng là quốc gia đang phát triển kinh tế và xuất khẩu nhiều hàng hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế. Vậy liệu Việt Nam có nằm trong vòng xoáy quy luật các quốc gia xuất siêu thì thường có môi trường bị phá hủy không? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi mà mục tiêu bảo vệ môi trường được ưu tiên bậc nhất ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, có một số các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mở cửa thương mại với ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung nhiều vào ảnh hưởng của tự do hóa thương mại hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng môi trường, và chưa có nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng của độ mở cửa thương mại đến phát thải khí CO2 ở Việt Nam sử dụng số liệu cấp tỉnh. Ngoài ra, mối quan hệ giữa khí thải CO2 và biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là mối quan tâm lớn của các nhà kinh tế môi trường, đặc biệt đối với các nước đang phát triển với cường độ công nghiệp hóa cao. Do vậy, nghiên cứu này được cho là cấp thiết trong bối cảnh các thách thức và đe dọa của BĐKH ngày càng diễn biến nghiêm trọng và khó lường. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm độ mở cửa thương mại Độ mở thương mại có thể được định nghĩa là mức độ mà một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Độ mở thương mại Chất lượng môi trường Phát thải khí Co2 ở Việt Nam The Environmental Kuznets curve Kinh tế môi trường Phát triển kinh tế xanh Biện pháp bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường ở Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
92 trang 203 0 0
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 135 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 128 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 74 0 0 -
17 trang 72 0 0
-
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM + đánh giá chất lượng nước hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
8 trang 58 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 48 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 47 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh
5 trang 46 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 trang 45 0 0