Mối quan hệ giữa đọc và viết tiếng việt ở học sinh đọc kém bậc tiểu học
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 978.08 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu phân tích tương quan từng phần giữa các kỹ năng đọc và viết với tuổi là biến kiểm soát đã có ghi nhận ban đầu về mối quan hệ rất là năng động này. Mối liên kết giữa các kỹ năng đọc và viết đều có biểu hiện khác nhau trên cả hai nhóm. Ở nhóm đọc kém, tương quan giữa một số kỹ năng đọc và viết rõ rệt hơn nhưng đồng thời sự phân ly giữa các kỹ năng cũng quan sát được nhiều hơn so với nhóm học sinh đọc bình thường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa đọc và viết tiếng việt ở học sinh đọc kém bậc tiểu học MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỌC VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT Ở HỌC SINH ĐỌC KÉM BẬC TIỂU HỌC Huỳnh Mai Trang* Tóm tắt Mối liên kết giữa các kỹ năng đọc và viết tiếng Việt được biểu hiện như thế nào trên các nhóm học sinh có khả năng đọc bình thường và nhóm học sinh đọc kém? Một nghiên cứu về các kỹ năng đọc và viết đã tiến hành trên 200 học sinh tiểu học ở một số tỉnh thành phía Nam để cố gắng trả lời câu hỏi này. Phân tích tương quan từng phần giữa các kỹ năng đọc và viết với tuổi là biến kiểm soát đã có ghi nhận ban đầu về mối quan hệ rất là năng động này. Mối liên kết giữa các kỹ năng đọc và viết đều có biểu hiện khác nhau trên cả hai nhóm. Ở nhóm đọc kém, tương quan giữa một số kỹ năng đọc và viết rõ rệt hơn nhưng đồng thời sự phân ly giữa các kỹ năng cũng quan sát được nhiều hơn so với nhóm học sinh đọc bình thường. Từ khóa: mối quan hệ đọc và viết; học sinh tiểu học; đọc kém; tiếng Việt THE RELATIONSHIP BETWEEN READING AND WRITING VIETNAMESE IN POOR READERS IN PRIMARY SCHOOL Abstract How is the link between reading and writing skills in Vietnamese expressed in normal reading students and poor reading students? A study on the written language acquisition was conducted on 200 primary school students in several southern provinces. The partial correlation analysis were run to determine the relationship between reading and writing skills whilst controling for age. The results have initially recorded this dynamic relationship. The link between reading and writing skills was different in both groups. Compared with the normal reading group, the poor reading group’s correlation between * Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Liên hệ: huynhmaitrang@hcmup.edu.vn 148 some reading and writing skills was stronger, and the dissociation between skills was also more observed. Keywords: reading and writing relationship; primary school student; poor reading; Vietnamese I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đọc và viết là những kỹ năng rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, và quan trọng hơn, nó quyết định thành quả học tập của người học trong nhà trường. Các kỹ năng này một mặt, là khởi đầu cho mọi môn học, mặt khác, nó là phương tiện để tư duy, để phát triển mọi năng lực của cá nhân. Có thể nói việc làm chủ ngôn ngữ viết là cơ sở để cá nhân làm chủ bản thân và hòa nhập vào xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu bản chất của quá trình tiếp nhận ngôn ngữ viết của học sinh ngay từ giai đoạn tiểu học và làm sao để quá trình học đọc và viết của học sinh hiệu quả nhất luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cả ở phương diện tâm lý học lẫn giáo dục học. Ngôn ngữ viết là một dạng mã. Việc tiếp thu ngôn ngữ viết là quá trình học để giải mã chúng, từ ký tự thành âm thanh (đọc) hoặc để mã hoá chúng, từ âm thanh sang ký tự (viết). Quá trình tiếp nhận ngôn ngữ viết này không diễn ra tự nhiên như ngôn ngữ nói mà hầu như phổ biến là nó cần được hướng dẫn có hệ thống ở trường học. Việc đọc không chỉ đơn giản là nhìn thấy một từ và phát âm nó thành tiếng. Đó là quá trình nhận biết, phân biệt chữ viết và qua đó mà hiểu được nghĩa của văn bản. Đọc bao gồm hai kỹ năng chính đó là giải mã các chữ viết (tức là sự chuyển đổi chữ viết thành âm thanh) và hiểu nghĩa chữ viết (Hoover & Gough, 1990). Theo đó, việc đọc trải qua ba giai đoạn: (1) giai đoạn xử lý các ký tự chữ viết, (2) giai đoạn nhận biết từ và (3) giai đoạn hiểu từ, câu, văn bản. Trong giai đoạn (1), thông tin chữ viết của từ cần đọc được phân tích về các đặc điểm không gian. Chất lượng xử lý chữ viết giai đoạn này ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn hai, người đọc nhận ra từ và phân biệt nó với tất cả các từ khác mà họ biết, tốc độ giải mã của từ này dẫn đến việc hiểu văn bản tốt hơn trong giai đoạn thứ ba. Mục đích của việc đọc là để hiểu những gì đang được đọc, 149 tuy nhiên, các nghiên cứu đã lưu ý rằng những khó khăn trong việc đọc thường liên quan đến sự khó khăn trong nhận dạng từ hơn là trong việc hiểu văn bản (Sprenger-Charolles & Serniclaes, 2003). Có thể hiểu là do khó khăn trong việc nhận dạng từ (đọc sai, đọc chậm), người đọc không thể dành đủ năng lượng cho việc trích xuất nghĩa của từ. Viết cũng không phải đơn giản là nghe một âm thanh và chuyển nó thành chữ viết. Mục tiêu của viết là tạo ra được một văn bản để diễn đạt cho người khác hiểu được ý tưởng của mình. Theo Content và Zesiger (1999), phương thức tạo ra chữ viết về cơ bản là quá trình đi từ việc thành thạo dần dần sự chuyển đổi âm vị – tự vị đến ghi nhớ các dạng chữ viết. Theo đó, có hai phương thức viết: (1) lắp ghép âm vị – tự vị (một từ được nghe được chia thành các âm vị, các âm vị này sẽ được liên kết với các tự vị tương ứng, sau cùng, chữ viết sẽ được xác lập bằng cách tập hợp các phân đoạn chính tả này); (2) truy xuất các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa đọc và viết tiếng việt ở học sinh đọc kém bậc tiểu học MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỌC VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT Ở HỌC SINH ĐỌC KÉM BẬC TIỂU HỌC Huỳnh Mai Trang* Tóm tắt Mối liên kết giữa các kỹ năng đọc và viết tiếng Việt được biểu hiện như thế nào trên các nhóm học sinh có khả năng đọc bình thường và nhóm học sinh đọc kém? Một nghiên cứu về các kỹ năng đọc và viết đã tiến hành trên 200 học sinh tiểu học ở một số tỉnh thành phía Nam để cố gắng trả lời câu hỏi này. Phân tích tương quan từng phần giữa các kỹ năng đọc và viết với tuổi là biến kiểm soát đã có ghi nhận ban đầu về mối quan hệ rất là năng động này. Mối liên kết giữa các kỹ năng đọc và viết đều có biểu hiện khác nhau trên cả hai nhóm. Ở nhóm đọc kém, tương quan giữa một số kỹ năng đọc và viết rõ rệt hơn nhưng đồng thời sự phân ly giữa các kỹ năng cũng quan sát được nhiều hơn so với nhóm học sinh đọc bình thường. Từ khóa: mối quan hệ đọc và viết; học sinh tiểu học; đọc kém; tiếng Việt THE RELATIONSHIP BETWEEN READING AND WRITING VIETNAMESE IN POOR READERS IN PRIMARY SCHOOL Abstract How is the link between reading and writing skills in Vietnamese expressed in normal reading students and poor reading students? A study on the written language acquisition was conducted on 200 primary school students in several southern provinces. The partial correlation analysis were run to determine the relationship between reading and writing skills whilst controling for age. The results have initially recorded this dynamic relationship. The link between reading and writing skills was different in both groups. Compared with the normal reading group, the poor reading group’s correlation between * Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Liên hệ: huynhmaitrang@hcmup.edu.vn 148 some reading and writing skills was stronger, and the dissociation between skills was also more observed. Keywords: reading and writing relationship; primary school student; poor reading; Vietnamese I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đọc và viết là những kỹ năng rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, và quan trọng hơn, nó quyết định thành quả học tập của người học trong nhà trường. Các kỹ năng này một mặt, là khởi đầu cho mọi môn học, mặt khác, nó là phương tiện để tư duy, để phát triển mọi năng lực của cá nhân. Có thể nói việc làm chủ ngôn ngữ viết là cơ sở để cá nhân làm chủ bản thân và hòa nhập vào xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu bản chất của quá trình tiếp nhận ngôn ngữ viết của học sinh ngay từ giai đoạn tiểu học và làm sao để quá trình học đọc và viết của học sinh hiệu quả nhất luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cả ở phương diện tâm lý học lẫn giáo dục học. Ngôn ngữ viết là một dạng mã. Việc tiếp thu ngôn ngữ viết là quá trình học để giải mã chúng, từ ký tự thành âm thanh (đọc) hoặc để mã hoá chúng, từ âm thanh sang ký tự (viết). Quá trình tiếp nhận ngôn ngữ viết này không diễn ra tự nhiên như ngôn ngữ nói mà hầu như phổ biến là nó cần được hướng dẫn có hệ thống ở trường học. Việc đọc không chỉ đơn giản là nhìn thấy một từ và phát âm nó thành tiếng. Đó là quá trình nhận biết, phân biệt chữ viết và qua đó mà hiểu được nghĩa của văn bản. Đọc bao gồm hai kỹ năng chính đó là giải mã các chữ viết (tức là sự chuyển đổi chữ viết thành âm thanh) và hiểu nghĩa chữ viết (Hoover & Gough, 1990). Theo đó, việc đọc trải qua ba giai đoạn: (1) giai đoạn xử lý các ký tự chữ viết, (2) giai đoạn nhận biết từ và (3) giai đoạn hiểu từ, câu, văn bản. Trong giai đoạn (1), thông tin chữ viết của từ cần đọc được phân tích về các đặc điểm không gian. Chất lượng xử lý chữ viết giai đoạn này ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn hai, người đọc nhận ra từ và phân biệt nó với tất cả các từ khác mà họ biết, tốc độ giải mã của từ này dẫn đến việc hiểu văn bản tốt hơn trong giai đoạn thứ ba. Mục đích của việc đọc là để hiểu những gì đang được đọc, 149 tuy nhiên, các nghiên cứu đã lưu ý rằng những khó khăn trong việc đọc thường liên quan đến sự khó khăn trong nhận dạng từ hơn là trong việc hiểu văn bản (Sprenger-Charolles & Serniclaes, 2003). Có thể hiểu là do khó khăn trong việc nhận dạng từ (đọc sai, đọc chậm), người đọc không thể dành đủ năng lượng cho việc trích xuất nghĩa của từ. Viết cũng không phải đơn giản là nghe một âm thanh và chuyển nó thành chữ viết. Mục tiêu của viết là tạo ra được một văn bản để diễn đạt cho người khác hiểu được ý tưởng của mình. Theo Content và Zesiger (1999), phương thức tạo ra chữ viết về cơ bản là quá trình đi từ việc thành thạo dần dần sự chuyển đổi âm vị – tự vị đến ghi nhớ các dạng chữ viết. Theo đó, có hai phương thức viết: (1) lắp ghép âm vị – tự vị (một từ được nghe được chia thành các âm vị, các âm vị này sẽ được liên kết với các tự vị tương ứng, sau cùng, chữ viết sẽ được xác lập bằng cách tập hợp các phân đoạn chính tả này); (2) truy xuất các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mối quan hệ giữa đọc và viết tiếng việt Học sinh đọc kém bậc tiểu học Học sinh tiểu học Kĩ năng đọc Kĩ năng viếtGợi ý tài liệu liên quan:
-
162 trang 181 0 0
-
59 trang 117 1 0
-
24 trang 101 0 0
-
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học
15 trang 100 0 0 -
Câu hỏi và đáp án giáo dục kĩ năng sống
5 trang 91 0 0 -
125 trang 70 0 0
-
Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
11 trang 67 0 0 -
Giáo dục kỹ năng ứng phó với hành vi xâm hại thân thể cho học sinh tiểu học
7 trang 38 0 0 -
173 trang 37 0 0
-
Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém
3 trang 34 0 0