Danh mục

Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 676.51 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam 338 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam Vũ Thị Tuyết Mai Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng vttmai@cit.udn.vn Tóm tắt. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình tác động cố định (FEM) trên 90 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chính sách đầu tư tài sản lưu động và hiệu quả hoạt động, trong khi đó chính sách tài trợ vốn lưu động lại không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất muốn gia tăng hiệu quả hoạt động cần phải rút ngắn thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thu tiền. Từ khóa: chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động, doanh nghiệp sản xuất. 1. Đặt vấn đề Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về mức đầu tư tài sản lưu động và huy động nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản, tài sản lưu động; thực hiện việc quản trị các khoản như: hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả,... Do đó, mục tiêu chính của quản lý vốn lưu động đầu tiên là phải đưa ra quyết định mức đầu tư tài sản lưu động và nguồn tài trợ rồi mới tính đến việc quản trị khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả sao cho hiệu quả. Hơn nữa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có nguồn vốn lưu động không nhỏ, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn ở mức cao [22]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm mối quan hệ của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016; từ đó đưa các hàm ý chính sách về quản lý vốn lưu động để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Vốn lưu động là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Nguyễn Thanh Bình (2009). Vốn lưu động chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn dự trữ sản xuất, vốn lưu động có thể là nguyên vật liệu, nhiên liệu. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động có thể là bán thành phẩm hay vốn chi phí trả trước. Trong khâu lưu thông, vốn lưu động có thể là thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu. Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Raheman và Nasr (2007). Cách Vũ Thị Tuyết Mai 339 thức quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp Deloof (2003). Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam đề cập đến mối quan hệ này. Nghiên cứu của Deloof (2003) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu 1.009 doanh nghiệp phi tài chính của Bỉ từ 1992-1996 đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận hoạt động gộp và số ngày phải thu, hàng tồn kho và thanh toán. Nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006) trên 131 doanh nghiệp phi tài chính Athens (Hy Lạp) giai đoạn 2001-2004 và nghiên cứu của Usama (2012) về các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi giai đoạn 2006-2010 cũng cho kết quả tương tự. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ này ở tầm quốc gia, khu vực hay một số ngành nghề nhất định: nghiên cứu của Khawaja và cộng sự (2011) ở khu vực châu Á, nghiên cứu của Napompech (2012) tại Thái Lan, nghiên cứu của Sur và Chakraborty (2011) về ngành dược ở Ấn Độ. Ngoài việc sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hay số ngày phải thu, số ngày luân chuyển hàng tồn kho và số ngày thanh toán để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn lưu động. Một hướng nghiên cứu khác của Weinraub và Visscher (1998) đã thảo luận về vấn đề các chính sách quản lý vốn lưu động tích cực và thận trọng bằng cách sử dụng số liệu hàng quý cho giai đoạn 1984-1993 của các công ty Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản hay chính sách đầu tư tài sản lưu động và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản hay chính sách tài trợ vốn lưu động để đánh giá chính sách quản trị vốn lưu động và đã tìm ra sự khác biệt đáng kể về chính sách vốn lưu động giữa các ngành công nghiệp. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012), Al-shubiri (2011) cũng đã tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động và lợi nhuận trên tài sản Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình phải kể đến như: nghiên cứu của Dong và Su (2010), Từ Thị Kim Thoa và Tạ Thị Uyên Uyên (2014), Tô Thị Thanh Trúc và Tạ Đình Thiên (2015) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động ở các giai đoạn khác nhau; nghiên cứu của Bùi Ngọc Toán (2016) về ngành Bất động sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: