Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở Indonesia
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.62 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dịch vụ ở Indonesia. Hàm ý của nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách có giải pháp hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp có định hướng chiến lược tăng trưởng phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở IndonesiaTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 74-82Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanhTrường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở IndonesiaPhan Anh Tú*, Trần Thị Thu UyênTrường Đại học Cần Thơ,Khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt NamNhận ngày 22 tháng 11 năm 2016Chỉnh sửa ngày 12 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2017Tóm tắt: Bài viết phân tích mối quan hệ giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp ngành dịch vụ ở Indonesia. Sử dụng dữ liệu bảng được thu thập bởi Ngân hàng Thếgiới cho 491 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Indonesia, kết quả hồi quy cho thấycó mối quan hệ theo hình chữ U ngược giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp dịch vụ ở Indonesia. Hàm ý của nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà hoạch định chínhsách có giải pháp hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốctế, đồng thời giúp các doanh nghiệp có định hướng chiến lược tăng trưởng phù hợp.Từ khóa: Quốc tế hóa, hiệu quả kinh doanh, dịch vụ, Indonesia.1. Giới thiệu *Do vậy, để bổ sung dữ liệu thực chứng vàcơ sở lý thuyết về mối quan hệ quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh, nghiên cứu này tập trungphân tích và làm rõ mối quan hệ có hay khôngvà làm thế nào mức độ quốc tế hóa có tác độngđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dịchvụ ở Indonesia? Đối tượng khảo sát là cácdoanh nghiệp dịch vụ tại Indonesia do trongnhững năm gần đây, Indonesia là một trongnhững nền kinh tế mới nổi của thế giới, đồngthời là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông NamÁ với mức tăng trưởng trung bình 4-6%, trongđó khu vực dịch vụ đóng góp gần 50% tổng sảnphẩm quốc nội [24].Quốc tế hóa doanh nghiệp trong bối cảnhmở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế có thể manglại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như thị phần,tăng trưởng và đổi mới. Do vậy, mối quan hệgiữa quốc tế hóa doanh nghiệp và hiệu quả kinhdoanh luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu và người làm thực tiễn trong lĩnhvực quản trị kinh doanh quốc tế [1, 2]. Tuynhiên, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thựcchứng và lý thuyết về hoạt động quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp,song kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này làkhá đa dạng và hỗn hợp. Trong khi phần lớn cácnghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp thuộclĩnh vực chế tạo ở các nước đã phát triển, nghiêncứu thực chứng các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực dịch vụ lại khan hiếm, dù lĩnh vực nàychiếm đến 68,3% GDP toàn cầu [23].2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1 Cơ sở lý thuyết và giả thuyếtMột trong những lý thuyết đầu tiên và đượcbiết đến nhiều nhất về quốc tế hóa là lý thuyết“Quá trình quốc tế hóa”, còn gọi là “Mô hình_______*Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-988263778Email: patu@ctu.edu.vn74P.A. Tú, T.T.T. Uyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 74-82giai đoạn” hay “Mô hình Uppsala”, đượcnghiên cứu bởi Johanson và Vahlne (1977) [3].Theo lý thuyết này, quốc tế hóa là một tiến trìnhgồm bốn giai đoạn, trong đó các doanh nghiệpthực hiện các nỗ lực không ngừng để tăngcường sự tham gia và chia sẻ trong thị trườngquốc tế, đồng thời dần dần cải thiện nhận thứcvà cam kết của người tiêu dùng nước ngoài đốivới sản phẩm của họ. Cụ thể, giai đoạn đầu tiêncác doanh nghiệp hoạt động tại thị trường trongnước và không tham gia hoạt động xuất khẩu.Sang giai đoạn kế tiếp, các doanh nghiệp bắtđầu quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinhdoanh xuyên biên giới bằng cách xuất khẩuthông qua người đại diện hoặc đại lý. Tronggiai đoạn thứ ba, do có liên quan ràng buộc vớicác nguồn lực ở thị trường quốc tế, các doanhnghiệp thường thiết lập chi nhánh bán hàng tạinước ngoài, và xa hơn là xây dựng cơ sở sảnxuất/chế tạo tại nước ngoài trong giai đoạn cuốicùng. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ thayđổi khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn quốc tếhóa doanh nghiệp.Nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ quốc tếhóa có tác động tuyến tính tích cực đến hiệuquả kinh doanh [4-6]. Tuy nhiên, các nghiêncứu khác cho thấy kết quả mở rộng hoạt độngsang nước ngoài đem đến lợi ích lẫn chi phí,quốc tế hóa cũng có rủi ro và dẫn đến thất bại,và do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh [7, 8].Điều này cũng có nghĩa là có tồn tại mối quanhệ phi tuyến tính giữa mức độ quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [9, 10].Như vậy, quốc tế hóa sẽ cải thiện hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp với tốc độ tương đốinhanh trong giai đoạn đầu, tuy nhiên sẽ nhanhchóng làm sụt giảm hiệu quả kinh doanh ngaysau khi mức độ quốc tế hóa đạt giá trị cực đại.Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu tham giaquốc tế hóa, chi phí phát sinh do tham gia quốctế hóa không vượt qua lợi ích mà quốc tế hóađem lại cho doanh nghiệp. Những lợi ích banđầu có thể kể đến gồm tăng doanh thu và lợinhuận do chiến lược thâm nhập thị trường vớimục tiêu là chiếm lĩnh thị phần, đạt được lợi thếkinh tế của quy mô và tính kinh tế theo viễncảnh do đa dạng hóa sản phẩm, chi phí trung75bình sụt giảm [11]. Tuy nhiên, việc mở rộngquốc tế hóa trong thời gian dài gắn liền với việcphải gia tăng phạm vi quản lý, sự phức tạp,doanh nghiệp phải phục vụ những thị trường đadạng hơn, thị hiếu khách hàng phức tạp hơn,dẫn đến phát sinh nhiều loại chi phí, bao gồmchi phí giao dịch, chi phí quản lý [12] hoặcchính sự đa dạng của thị trường vượt quá tầmkiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, khi mức độquốc tế hóa ngày càng tăng thì tác động tiêu cựccủa quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh ngàycàng tăng.Giả thuyết H1: Có mối quan hệ hình chữ Ungược giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.2.2. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấpsẵn có do Ngân hàng Thế giới thực hiện khảosát tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bộ dữ liệubao gồ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở IndonesiaTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 74-82Mối quan hệ giữa quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanhTrường hợp doanh nghiệp dịch vụ ở IndonesiaPhan Anh Tú*, Trần Thị Thu UyênTrường Đại học Cần Thơ,Khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt NamNhận ngày 22 tháng 11 năm 2016Chỉnh sửa ngày 12 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2017Tóm tắt: Bài viết phân tích mối quan hệ giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp ngành dịch vụ ở Indonesia. Sử dụng dữ liệu bảng được thu thập bởi Ngân hàng Thếgiới cho 491 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Indonesia, kết quả hồi quy cho thấycó mối quan hệ theo hình chữ U ngược giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp dịch vụ ở Indonesia. Hàm ý của nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà hoạch định chínhsách có giải pháp hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốctế, đồng thời giúp các doanh nghiệp có định hướng chiến lược tăng trưởng phù hợp.Từ khóa: Quốc tế hóa, hiệu quả kinh doanh, dịch vụ, Indonesia.1. Giới thiệu *Do vậy, để bổ sung dữ liệu thực chứng vàcơ sở lý thuyết về mối quan hệ quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh, nghiên cứu này tập trungphân tích và làm rõ mối quan hệ có hay khôngvà làm thế nào mức độ quốc tế hóa có tác độngđến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dịchvụ ở Indonesia? Đối tượng khảo sát là cácdoanh nghiệp dịch vụ tại Indonesia do trongnhững năm gần đây, Indonesia là một trongnhững nền kinh tế mới nổi của thế giới, đồngthời là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông NamÁ với mức tăng trưởng trung bình 4-6%, trongđó khu vực dịch vụ đóng góp gần 50% tổng sảnphẩm quốc nội [24].Quốc tế hóa doanh nghiệp trong bối cảnhmở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế có thể manglại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như thị phần,tăng trưởng và đổi mới. Do vậy, mối quan hệgiữa quốc tế hóa doanh nghiệp và hiệu quả kinhdoanh luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu và người làm thực tiễn trong lĩnhvực quản trị kinh doanh quốc tế [1, 2]. Tuynhiên, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thựcchứng và lý thuyết về hoạt động quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp,song kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này làkhá đa dạng và hỗn hợp. Trong khi phần lớn cácnghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp thuộclĩnh vực chế tạo ở các nước đã phát triển, nghiêncứu thực chứng các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực dịch vụ lại khan hiếm, dù lĩnh vực nàychiếm đến 68,3% GDP toàn cầu [23].2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1 Cơ sở lý thuyết và giả thuyếtMột trong những lý thuyết đầu tiên và đượcbiết đến nhiều nhất về quốc tế hóa là lý thuyết“Quá trình quốc tế hóa”, còn gọi là “Mô hình_______*Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-988263778Email: patu@ctu.edu.vn74P.A. Tú, T.T.T. Uyên / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 74-82giai đoạn” hay “Mô hình Uppsala”, đượcnghiên cứu bởi Johanson và Vahlne (1977) [3].Theo lý thuyết này, quốc tế hóa là một tiến trìnhgồm bốn giai đoạn, trong đó các doanh nghiệpthực hiện các nỗ lực không ngừng để tăngcường sự tham gia và chia sẻ trong thị trườngquốc tế, đồng thời dần dần cải thiện nhận thứcvà cam kết của người tiêu dùng nước ngoài đốivới sản phẩm của họ. Cụ thể, giai đoạn đầu tiêncác doanh nghiệp hoạt động tại thị trường trongnước và không tham gia hoạt động xuất khẩu.Sang giai đoạn kế tiếp, các doanh nghiệp bắtđầu quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinhdoanh xuyên biên giới bằng cách xuất khẩuthông qua người đại diện hoặc đại lý. Tronggiai đoạn thứ ba, do có liên quan ràng buộc vớicác nguồn lực ở thị trường quốc tế, các doanhnghiệp thường thiết lập chi nhánh bán hàng tạinước ngoài, và xa hơn là xây dựng cơ sở sảnxuất/chế tạo tại nước ngoài trong giai đoạn cuốicùng. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ thayđổi khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn quốc tếhóa doanh nghiệp.Nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ quốc tếhóa có tác động tuyến tính tích cực đến hiệuquả kinh doanh [4-6]. Tuy nhiên, các nghiêncứu khác cho thấy kết quả mở rộng hoạt độngsang nước ngoài đem đến lợi ích lẫn chi phí,quốc tế hóa cũng có rủi ro và dẫn đến thất bại,và do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh [7, 8].Điều này cũng có nghĩa là có tồn tại mối quanhệ phi tuyến tính giữa mức độ quốc tế hóa vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [9, 10].Như vậy, quốc tế hóa sẽ cải thiện hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp với tốc độ tương đốinhanh trong giai đoạn đầu, tuy nhiên sẽ nhanhchóng làm sụt giảm hiệu quả kinh doanh ngaysau khi mức độ quốc tế hóa đạt giá trị cực đại.Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu tham giaquốc tế hóa, chi phí phát sinh do tham gia quốctế hóa không vượt qua lợi ích mà quốc tế hóađem lại cho doanh nghiệp. Những lợi ích banđầu có thể kể đến gồm tăng doanh thu và lợinhuận do chiến lược thâm nhập thị trường vớimục tiêu là chiếm lĩnh thị phần, đạt được lợi thếkinh tế của quy mô và tính kinh tế theo viễncảnh do đa dạng hóa sản phẩm, chi phí trung75bình sụt giảm [11]. Tuy nhiên, việc mở rộngquốc tế hóa trong thời gian dài gắn liền với việcphải gia tăng phạm vi quản lý, sự phức tạp,doanh nghiệp phải phục vụ những thị trường đadạng hơn, thị hiếu khách hàng phức tạp hơn,dẫn đến phát sinh nhiều loại chi phí, bao gồmchi phí giao dịch, chi phí quản lý [12] hoặcchính sự đa dạng của thị trường vượt quá tầmkiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, khi mức độquốc tế hóa ngày càng tăng thì tác động tiêu cựccủa quốc tế hóa đến hiệu quả kinh doanh ngàycàng tăng.Giả thuyết H1: Có mối quan hệ hình chữ Ungược giữa mức độ quốc tế hóa và hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.2.2. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấpsẵn có do Ngân hàng Thế giới thực hiện khảosát tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bộ dữ liệubao gồ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc tế hóa Hiệu quả kinh doanh Ngành dịch vụ ở Indonesia Quốc tế hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp dịch vụGợi ý tài liệu liên quan:
-
97 trang 212 0 0
-
Sở giao dịch chứng khoán trong thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa
6 trang 134 0 0 -
18 trang 107 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 95 0 0 -
Tiểu luận: Phân đoạn thị trường - lựa chọn thị trường mục tiêu
16 trang 91 0 0 -
Mô hình tăng trưởng của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết – Những thay đổi về chiến lược
8 trang 82 0 0 -
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG
140 trang 40 0 0 -
59 trang 40 0 0
-
90 trang 39 0 0
-
Dung hòa hiệu quả và thành công
3 trang 38 0 0