Danh mục

Mối quan hệ giữa tập quán thương mại với các nguồn pháp luật khác

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.01 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán thương mại Nói đơn giản, nguồn của pháp luật là nơi chứa đựng các quy tắc pháp luật hoặc các giải pháp pháp lý để áp dụng cho các trường hợp tranh chấp xảy ra trong tương lai. Về mặt lý luận, nguồn của pháp luật được xem là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật1[1]. Các luật gia Việt Nam quan niệm hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa tập quán thương mại với các nguồn pháp luật khác Mối quan hệ giữa tập quánthương mại với các nguồn pháp luật khác1. Thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán thương mại Nói đơn giản, nguồn của pháp luật là nơi chứa đựng các quy tắcpháp luật hoặc các giải pháp pháp lý để áp dụng cho các trường hợptranh chấp xảy ra trong tương lai. Về mặt lý luận, nguồn của pháp luậtđược xem là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật1[1]. Các luậtgia Việt Nam quan niệm hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấpthống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật,và nhận định: “Trong lịch sử đã có ba hình thức được các giai cấpthống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình thành pháp luật là tậpquán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)”2[2].Trong khi đó, các luật gia trên thế giới có quan niệm rộng rãi hơn vềnguồn của pháp luật, có thể bao gồm: (1) Văn bản pháp luật: văn bản lập pháp và văn bản lập pháp ủyquyền; (2) Tiền lệ pháp: báo cáo pháp luật và án lệ; (3) Tập quán pháp; (4) Thói quen ứng xử; (5) Hợp đồng giữa các bên;1[1] Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật,Hà Nội, 1993, tr. 3452[2] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an Nhân dân, HàNội, 2009, tr. 353 (6) Học thuyết pháp lý; (7) Lẽ công bằng. Các loại nguồn này của pháp luật được gộp lại trong hai loại lớnhơn - đó là nguồn pháp luật thành văn và nguồn pháp luật bất thànhvăn. Văn bản QPPL hay các văn bản lập pháp và các văn bản lập phápủy quyền được xem là nguồn pháp luật thành văn. Các nguồn còn lạiđược xếp vào nguồn pháp luật bất thành văn vì chúng không được banhành vào một thời điểm cụ thể bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Nhiều khi thuật ngữ “thành văn” hay “bất thành văn” khiến người taliên tưởng tới việc thể hiện bằng văn bản hoặc không thể hiện bằng vănbản của các quy tắc pháp luật. Nhưng thực chất theo nghĩa pháp lý, luậtthành văn là một tập hợp các quy tắc xử sự được ghi nhận hay quy địnhtrong một hình thức văn bản nhất định do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành theo đúng trình tự và thẩm quyền tại một thời điểm xácđịnh. Các quy tắc xuất hiện thiếu một trong các đặc tính như vậy đượcxem là luật bất thành văn. Tập quán pháp là một trong những loạinguồn pháp luật bất thành văn, nhưng nhiều khi được người ta tập hợpvà ghi chép lại dưới dạng văn bản, chẳng hạn như những sách nói vềluật tục của đồng bào các dân tộc ít người hay những sách ghi chép cácquy tắc tập quán thương mại do một hoặc một số tác giả nghiên cứu,sưu tập và xuất bản… Theo một cách phân loại khác dựa trên vai trò của các loại nguồntrong các hệ thống pháp luật cụ thể, nguồn pháp luật có thể được phânloại thành nguồn chính thức và nguồn bổ sung. Nguồn chính thức cóvai trò chính yếu và thường xuyên trong việc cung cấp các quy tắc phápluật hay các giải pháp cho hoạt động xét xử. Nguồn bổ sung chỉ cungcấp các giải pháp cho việc giải quyết các tranh chấp khi các giải phápnhư vậy không được tìm thấy tại các nguồn chính thức và bị ràng buộcvào những điều kiện áp dụng chặt chẽ và thường không thể vượt quađược các nguyên tắc đã được đặt ra bởi các nguồn chính thức. Tuynhiên, việc sử dụng các loại nguồn dù chính thức hay bổ sung đều phảibảo đảm sự công bằng. Do đó, việc sử dụng các loại nguồn cần có sựlinh động. Trong các truyền thống pháp luật và trong các hệ thống pháp luậtcụ thể, việc chấp nhận các loại nguồn pháp luật và thứ tự ưu tiên cácloại nguồn có thể khác nhau. Tuy nhiên, tập quán pháp được xem làmột loại nguồn pháp luật ở hầu hết các nền tài phán. Tập quán pháp cóthể được xem là loại nguồn chính thức trong hệ thống pháp luật này,nhưng có thể được xem là loại nguồn bổ sung trong hệ thống pháp luậtkhác. Có những nhà luật học so sánh phân loại pháp luật của các nướctrên thế giới thành các hệ thống pháp luật như: Civil Law System,Common Law System, Islamic Law System, Customary Law Systemvà Mixed Legal System3[3]. Theo cách phân loại này, tập quán pháp làloại nguồn quan trọng và phổ biến trong các nước có hệ thống pháp luậttập quán (Customary Law System).3[3] Ngô Huy Cương, Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội,2006, tr. 227 Các nước thuộc họ Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) theotruyền thống Sovietique Law thường chỉ xem văn bản QPPL là nguồncủa pháp luật. Vì vậy, các luật gia thuộc họ pháp luật này đôi khi phânbiệt giữa pháp luật và tập quán. Bên cạnh đó cũng có quan điểm chorằng, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, có những tập quántiến bộ thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc được nhà nước XHCNvẫn tôn trọng và tạo điều kiện cho chúng phát huy tác dụng4[4]. Vì vậycác luật gia ở Việt Nam thường định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống cácquy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thựchiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điềuchỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xãhội”5[5]. Các quy tắc pháp luật tập quán chính là các quy tắc pháp luậtđược nhà nước thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy,các quy tắc tập quán vẫn có thể được áp dụng như một loại nguồn phápluật bổ sung tại Việt Nam. Thực tế hiện nay một số đạo luật trong lĩnhvực luật tư các đặt ra các nguyên tắc áp dụng tập quán để giải quyết cáctranh chấp. Và trong thực tiễn tư pháp, tòa án đã áp dụng một số tậpquán để giải quyết các tranh chấp, nhất là các tranh chấp thương mại cóyếu tố nước ngoài. Truyền thống Sovietique Law chỉ xem tập quán cóvai trò trong chừng mực có ích cho việc giải thích hay áp dụng pháp4[4] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd. tr. 3545[5] Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật,Sđd, tr. 226luật thành ...

Tài liệu được xem nhiều: