Mối quan hệ hỗ trợ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 135.73 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó là một sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực hành được những kỹ năng của một người hỗ trợ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ hỗ trợMỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ BS Nguyễn Minh TiếnBài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó là một sự nhấn mạnhđặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khíacạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực hành được những kỹnăng của một người hỗ trợ.Thế nào là một mối quan hệ hỗ trợ?Mục đích của việc thiết lập một mối quan hệ có tính hỗ trợ là nhằm đáp ứng các nhu cầu của người cần được hỗtrợ, chứ không phải theo các nhu cầu của người hỗ trợ. Trong quá trình tham vấn hoặc trị liệu tâm lý, người hỗtrợ (helper) là nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu; người cần được hỗ trợ (helpee) là thân chủ hoặc bệnh nhân.Mối quan hệ hỗ trợ là điều kiện cho phép mở rộng các giải pháp lựa chọn mà thân chủ có thể dựa vào đó để đảmnhận trách nhiệm của họ và thực hiện được quyết định của chính họ. Người hỗ trợ không đứng ra giải quyết thayvấn đề của thân chủ, và cũng không tìm cách cam đoan điều gì đó để làm an lòng thân chủ của mình.Nhiệm vụ của một người hỗ trợ là giúp đỡ cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của họ bằng cáchkhám phá, tìm hiểu và hành động. Mối quan hệ hỗ trợ không hàm ý phải làm một cái gì đó để thân chủ cảm thấytốt hơn; nó liên quan đến việc cả hai người (người hỗ trợ và thân chủ) cùng làm việc với nhau và tìm kiếm giảipháp tối ưu để giải quyết vấn đề (sau khi đã xem xét tất cả các lựa chọn có thể có), và nếu khả thi thì tiến hànhthực hiện giải pháp đó.Mối quan hệ hỗ trợ sẽ có lợi ích cho thân chủ nếu nó là một tiến trình học tập qua lại (mutual learning process)giữa người hỗ trợ và thân chủ. Hiệu quả của mối quan hệ này tùy thuộc vào một số yếu tố sau: - Thân chủ có thể hiểu được những cảm xúc và hành vi ứng xử của người hỗ trợ, và có kỹ năng thông tin cho người hỗ trợ về sự hiểu biết này; - Người hỗ trợ có khả năng xác định và làm rõ các vấn đề của thân chủ; - Người hỗ trợ có khả năng áp dụng được những chiến lược hỗ trợ phù hợp để giúp gia tăng những khả năng của thân chủ trong việc tự khám phá và hiểu biết về bản thân họ, thực hiện quyết định và giải quyết vấn đề, tức là dẫn đến những hành động có tính sáng tạo về phần thân chủ.Các lọai quan hệ hỗ trợCó ba thể loại người hỗ trợ khác nhau: người hỗ trợ chuyên nghiệp (professional helpers), người hỗ trợ bánchuyên nghiệp (paraprofessional helpers) và người hỗ trợ không chuyên nghiệp (non-professional helpers).Tương ứng theo đó, cũng có thể chia các mối quan hệ hỗ trợ thành ba loại khác nhau, mặc dù tất cả đều giốngnhau về quan niệm và các chiến lược hỗ trợ được áp dụng: - Quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ được huấn luyện sâu và chuyên biệt về tâm lý, hành vi con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn đề theo chuyên ngành của họ và có thể đáp ứng với kỳ vọng cần được giúp đỡ của thân chủ. Loại quan hệ này được thấy trong mối quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh nhân, nhà tham vấn-thân chủ, nhân viên xã hội-thân chủ, nhà trị liệu tâm lý-thân chủ... - Quan hệ hỗ trợ bán chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ nhận được sự huấn luyện chính thức nhưng ngắn hạn về các lĩnh vực nếu trên. Có thể gặp trong trường hợp quan hệ giữa nhân viên tuyển dụng- người xin việc, nhân viên tiếp cận đường phố-thanh thiếu niên... - Quan hệ hỗ trợ không chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ không nhận được sự huấn luyện chính thức về các kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt và tiến trình hỗ trợ có thể chỉ xảy ra nhất thời trong mối quan hệ với thân chủ của họ. Ví dụ trường hợp của các nhân viên bán hàng, tiếp tân, tiếp viên hàng không, những người tình nguyện...Ở mỗi một trong số ba loại quan hệ nêu trên, ta còn có thể phân biệt hai hình thức quan hệ khác nhau như sau: - Quan hệ hỗ trợ chính thức (formal): trong đó cả hai phía người hỗ trợ và thân chủ đều xác định rõ vai trò và vị trí của mình, có lý do rõ rệt để tiếp xúc và có thỏa thuận rõ ràng qua đó thân chủ có nhu cầu và kỳ vọng nhận được một sự giúp đỡ cụ thể. - Quan hệ hỗ trợ không chính thức (informal): là quan hệ hỗ trợ xuất hiện thứ phát sau một mối quan hệ chính thức khác đã có sẵn (vd, thủ trưởng-nhân viên, hiệu trưởng-giáo viên, thầy-trò...) hoặc sau một mối quan hệ thân quen từ trước (vd, bạn bè, hàng xóm, bà con, người thân trong gia đình...). Loại quan hệ hỗ trợ này thường không có kết cấu chặt chẽ, thời gian không kéo dài và kỳ vọng nhận được sự giúp đỡ thì có giới hạn.Quan hệ hỗ trợ được hình thành và phát triển như thế nào?Các quan hệ hỗ trợ bắt đầu bằng việc người hỗ trợ và thân chủ có một cuộc hẹn để tiếp xúc với nhau và nộidung làm việc tập trung vào những mối bận tâm của thân chủ. Điều n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ hỗ trợMỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ BS Nguyễn Minh TiếnBài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó là một sự nhấn mạnhđặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy. Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khíacạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực hành được những kỹnăng của một người hỗ trợ.Thế nào là một mối quan hệ hỗ trợ?Mục đích của việc thiết lập một mối quan hệ có tính hỗ trợ là nhằm đáp ứng các nhu cầu của người cần được hỗtrợ, chứ không phải theo các nhu cầu của người hỗ trợ. Trong quá trình tham vấn hoặc trị liệu tâm lý, người hỗtrợ (helper) là nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu; người cần được hỗ trợ (helpee) là thân chủ hoặc bệnh nhân.Mối quan hệ hỗ trợ là điều kiện cho phép mở rộng các giải pháp lựa chọn mà thân chủ có thể dựa vào đó để đảmnhận trách nhiệm của họ và thực hiện được quyết định của chính họ. Người hỗ trợ không đứng ra giải quyết thayvấn đề của thân chủ, và cũng không tìm cách cam đoan điều gì đó để làm an lòng thân chủ của mình.Nhiệm vụ của một người hỗ trợ là giúp đỡ cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của họ bằng cáchkhám phá, tìm hiểu và hành động. Mối quan hệ hỗ trợ không hàm ý phải làm một cái gì đó để thân chủ cảm thấytốt hơn; nó liên quan đến việc cả hai người (người hỗ trợ và thân chủ) cùng làm việc với nhau và tìm kiếm giảipháp tối ưu để giải quyết vấn đề (sau khi đã xem xét tất cả các lựa chọn có thể có), và nếu khả thi thì tiến hànhthực hiện giải pháp đó.Mối quan hệ hỗ trợ sẽ có lợi ích cho thân chủ nếu nó là một tiến trình học tập qua lại (mutual learning process)giữa người hỗ trợ và thân chủ. Hiệu quả của mối quan hệ này tùy thuộc vào một số yếu tố sau: - Thân chủ có thể hiểu được những cảm xúc và hành vi ứng xử của người hỗ trợ, và có kỹ năng thông tin cho người hỗ trợ về sự hiểu biết này; - Người hỗ trợ có khả năng xác định và làm rõ các vấn đề của thân chủ; - Người hỗ trợ có khả năng áp dụng được những chiến lược hỗ trợ phù hợp để giúp gia tăng những khả năng của thân chủ trong việc tự khám phá và hiểu biết về bản thân họ, thực hiện quyết định và giải quyết vấn đề, tức là dẫn đến những hành động có tính sáng tạo về phần thân chủ.Các lọai quan hệ hỗ trợCó ba thể loại người hỗ trợ khác nhau: người hỗ trợ chuyên nghiệp (professional helpers), người hỗ trợ bánchuyên nghiệp (paraprofessional helpers) và người hỗ trợ không chuyên nghiệp (non-professional helpers).Tương ứng theo đó, cũng có thể chia các mối quan hệ hỗ trợ thành ba loại khác nhau, mặc dù tất cả đều giốngnhau về quan niệm và các chiến lược hỗ trợ được áp dụng: - Quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ được huấn luyện sâu và chuyên biệt về tâm lý, hành vi con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn đề theo chuyên ngành của họ và có thể đáp ứng với kỳ vọng cần được giúp đỡ của thân chủ. Loại quan hệ này được thấy trong mối quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh nhân, nhà tham vấn-thân chủ, nhân viên xã hội-thân chủ, nhà trị liệu tâm lý-thân chủ... - Quan hệ hỗ trợ bán chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ nhận được sự huấn luyện chính thức nhưng ngắn hạn về các lĩnh vực nếu trên. Có thể gặp trong trường hợp quan hệ giữa nhân viên tuyển dụng- người xin việc, nhân viên tiếp cận đường phố-thanh thiếu niên... - Quan hệ hỗ trợ không chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ không nhận được sự huấn luyện chính thức về các kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt và tiến trình hỗ trợ có thể chỉ xảy ra nhất thời trong mối quan hệ với thân chủ của họ. Ví dụ trường hợp của các nhân viên bán hàng, tiếp tân, tiếp viên hàng không, những người tình nguyện...Ở mỗi một trong số ba loại quan hệ nêu trên, ta còn có thể phân biệt hai hình thức quan hệ khác nhau như sau: - Quan hệ hỗ trợ chính thức (formal): trong đó cả hai phía người hỗ trợ và thân chủ đều xác định rõ vai trò và vị trí của mình, có lý do rõ rệt để tiếp xúc và có thỏa thuận rõ ràng qua đó thân chủ có nhu cầu và kỳ vọng nhận được một sự giúp đỡ cụ thể. - Quan hệ hỗ trợ không chính thức (informal): là quan hệ hỗ trợ xuất hiện thứ phát sau một mối quan hệ chính thức khác đã có sẵn (vd, thủ trưởng-nhân viên, hiệu trưởng-giáo viên, thầy-trò...) hoặc sau một mối quan hệ thân quen từ trước (vd, bạn bè, hàng xóm, bà con, người thân trong gia đình...). Loại quan hệ hỗ trợ này thường không có kết cấu chặt chẽ, thời gian không kéo dài và kỳ vọng nhận được sự giúp đỡ thì có giới hạn.Quan hệ hỗ trợ được hình thành và phát triển như thế nào?Các quan hệ hỗ trợ bắt đầu bằng việc người hỗ trợ và thân chủ có một cuộc hẹn để tiếp xúc với nhau và nộidung làm việc tập trung vào những mối bận tâm của thân chủ. Điều n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý trị liệu Mối quan hệ hỗ trợ Giao tiếp hiệu quả Tâm lý hành vi Tâm lý học Nhà tâm lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 469 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 347 7 0 -
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 273 0 0 -
3 trang 267 0 0
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 255 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 250 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 249 0 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 241 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 225 0 0