Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 628.25 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ với dữ liệu gồm 2.572 quan sát của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán VN từ 2008 đến 2013. Nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình ước lượng dữ liệu bảng tĩnh và động để kiểm định mối quan hệ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nghiên Cứu & Trao Đổi Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nguyễn Thị Liên Hoa Nguyễn Lê Ngân Trang Lê Thị Phương Vy Đại học Kinh tế TP.HCM N ghiên cứu này kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ với dữ liệu gồm 2.572 quan sát của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán VN từ 2008 đến 2013. Nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình ước lượng dữ liệu bảng tĩnh và động để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ hình “U ngược” giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản tại các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, khác với các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cho thấy tồn tại mối quan hệ hình chữ N giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Từ khóa: Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ, giá trị doanh nghiệp, sàn chứng khoán Việt Nam. 1. Giới thiệu Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm. Theo nghiên cứu của Kelcheva và Lins (2003), tiền và các khoản tương đương tiền thường chiếm khoảng 16% tổng tài sản của các công ty Mỹ. Guney và các cộng sự (2003) tìm ra tỷ lệ tiền bình quân của các doanh nghiệp Pháp chiếm 12,35% tổng tài sản, và tỷ lệ này chiếm khoảng 10,3% trên tổng tài sản tại các doanh nghiệp Anh quốc. Tại VN, tỷ lệ tiền và các khoảng tương đương tiền trên tổng tài sản chiếm khoảng hơn 9%. Như vậy, nhìn chung, tỷ lệ tiền và các khoản 58 tương đương tiền của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại VN chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với các tài sản ngắn hạn khác. Hơn nữa, trong một thị trường không hiệu quả, nắm giữa tiền mặt và đưa các quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài, sự hiện diện của bất cân xứng thông tin giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ tăng lên. Do đó, giá trị doanh nghiệp sẽ tăng khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng lớn tiền mặt (Myers và Majluf, 1984). Tuy nhiên, Jensen PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 (1986) cho rằng sự mâu thuẫn giữa các cổ đông và nhà quản lý sẽ gia tăng khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng lớn tiền mặt. Gần đây có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiền mặt của doanh nghiệp như Ozkan và Ozkan (2004), Hofmann (2006), Hardin, Highfeild, Hill và Kelly (2009), Megginson và Wei (2010) hay Ogundipe, Ogundipe và Ajao (2012). Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Cụ thể, Harford (1998) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp; Saddour (2006) Nghiên Cứu & Trao Đổi và Naoka (2012) đưa ra mối quan hệ nghịch chiều giữa giá trị doanh nghiệp và lượng tiền mặt nắm giữ. Nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề này nghiên cứu của Martinez-Sola và cộng sự (2013). Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung, các nghiên cứu này đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp và các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lượng tiền mặt tối ưu dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố này. Mặc dù có sự gia tăng trong số lượng nghiên cứu về chủ đề tiền mặt của doanh nghiệp, nhưng tại VN, những nghiên cứu về mối quan hệ lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp vẫn chưa nhiều. Trên cơ sở đó, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, với mục tiêu kiểm định rằng liệu doanh nghiệp có giữ lượng tiền mặt tối ưu hay không, nghiên cứu này tập trung vào kiểm định mối quan hệ giữa hai yếu tố này để xác định lượng tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp thông qua mô hình phi tuyến bậc hai và bậc ba. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2 sẽ đưa ra thảo luận về cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm liên quan mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp; phần 3 sẽ miêu tả về phương pháp nghiên cứu; phần 4 trình bày về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; cuối cùng, kết luận và hàm ý chính sách sẽ được trình bày trong phần 5. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Đưa ra quyết định nắm giữ một lượng tiền mặt trong doanh nghiệp hoặc các quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, trong một thị trường không hiệu quả. Ngoài ra, nắm giữ tiền mặt và tài khoản thanh khoản cao có sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí. Những cơ sở lý thuyết học thuật và những bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy mối quan hệ quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ sẽ ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp thông qua sự đánh đổi này. 2.1. Cơ sở lý thuyết Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều cho thấy nắm giữ tiền mặt và các sản thanh khoản đều có sự đánh đổi giữa lợi ích và c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nghiên Cứu & Trao Đổi Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nguyễn Thị Liên Hoa Nguyễn Lê Ngân Trang Lê Thị Phương Vy Đại học Kinh tế TP.HCM N ghiên cứu này kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ với dữ liệu gồm 2.572 quan sát của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán VN từ 2008 đến 2013. Nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình ước lượng dữ liệu bảng tĩnh và động để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ hình “U ngược” giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản tại các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, khác với các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cho thấy tồn tại mối quan hệ hình chữ N giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Từ khóa: Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ, giá trị doanh nghiệp, sàn chứng khoán Việt Nam. 1. Giới thiệu Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm. Theo nghiên cứu của Kelcheva và Lins (2003), tiền và các khoản tương đương tiền thường chiếm khoảng 16% tổng tài sản của các công ty Mỹ. Guney và các cộng sự (2003) tìm ra tỷ lệ tiền bình quân của các doanh nghiệp Pháp chiếm 12,35% tổng tài sản, và tỷ lệ này chiếm khoảng 10,3% trên tổng tài sản tại các doanh nghiệp Anh quốc. Tại VN, tỷ lệ tiền và các khoảng tương đương tiền trên tổng tài sản chiếm khoảng hơn 9%. Như vậy, nhìn chung, tỷ lệ tiền và các khoản 58 tương đương tiền của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại VN chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với các tài sản ngắn hạn khác. Hơn nữa, trong một thị trường không hiệu quả, nắm giữa tiền mặt và đưa các quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài, sự hiện diện của bất cân xứng thông tin giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ tăng lên. Do đó, giá trị doanh nghiệp sẽ tăng khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng lớn tiền mặt (Myers và Majluf, 1984). Tuy nhiên, Jensen PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 (1986) cho rằng sự mâu thuẫn giữa các cổ đông và nhà quản lý sẽ gia tăng khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng lớn tiền mặt. Gần đây có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiền mặt của doanh nghiệp như Ozkan và Ozkan (2004), Hofmann (2006), Hardin, Highfeild, Hill và Kelly (2009), Megginson và Wei (2010) hay Ogundipe, Ogundipe và Ajao (2012). Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Cụ thể, Harford (1998) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp; Saddour (2006) Nghiên Cứu & Trao Đổi và Naoka (2012) đưa ra mối quan hệ nghịch chiều giữa giá trị doanh nghiệp và lượng tiền mặt nắm giữ. Nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề này nghiên cứu của Martinez-Sola và cộng sự (2013). Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung, các nghiên cứu này đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp và các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lượng tiền mặt tối ưu dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố này. Mặc dù có sự gia tăng trong số lượng nghiên cứu về chủ đề tiền mặt của doanh nghiệp, nhưng tại VN, những nghiên cứu về mối quan hệ lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp vẫn chưa nhiều. Trên cơ sở đó, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, với mục tiêu kiểm định rằng liệu doanh nghiệp có giữ lượng tiền mặt tối ưu hay không, nghiên cứu này tập trung vào kiểm định mối quan hệ giữa hai yếu tố này để xác định lượng tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp thông qua mô hình phi tuyến bậc hai và bậc ba. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2 sẽ đưa ra thảo luận về cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm liên quan mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và giá trị doanh nghiệp; phần 3 sẽ miêu tả về phương pháp nghiên cứu; phần 4 trình bày về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; cuối cùng, kết luận và hàm ý chính sách sẽ được trình bày trong phần 5. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Đưa ra quyết định nắm giữ một lượng tiền mặt trong doanh nghiệp hoặc các quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, trong một thị trường không hiệu quả. Ngoài ra, nắm giữ tiền mặt và tài khoản thanh khoản cao có sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí. Những cơ sở lý thuyết học thuật và những bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy mối quan hệ quan hệ giữa lượng tiền mặt nắm giữ sẽ ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp thông qua sự đánh đổi này. 2.1. Cơ sở lý thuyết Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều cho thấy nắm giữ tiền mặt và các sản thanh khoản đều có sự đánh đổi giữa lợi ích và c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Giá trị doanh nghiệp Sàn chứng khoán Việt Nam Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tài chính doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 371 10 0 -
3 trang 305 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 292 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 273 1 0