Danh mục

Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị sắn tại Đắk Lắk và tác động của nó lên sự phát triển của ngành sắn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk Lê Đức Niệm1, Trần Thị Ngọc Hạnh1, Dương Minh Ngọc1 và Nguyễn Văn Đạt1 Cơ quan 1 Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk, Vietnam Tác giả đại diện HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC datantoan@yahoo.com Giới thiệu Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền 76 vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị sắn tại Đắk Lắk và tác động của nó lên sự phát triển của ngành sắn. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Các huyện Krông Bông và EaKar được lựa chọn làm các điểm nghiên cứu. Cả hai huyện là huyện vùng sâu có diện tích trồng sắn lớn trên đất cằn cỗi và đất phát rừng. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp PRA và RRA với việc lấy mẫu ngẫu nhiên. Với phương pháp RRA (Đánh giá nông thôn nhanh), các nhà quan sát thực hiện các cuộc phỏng vấn không chính thức với người dân địa phương, đánh giá các vấn đề nông thôn từ quan điểm của người địa phương cung cấp thông tin. Thuận lợi của RRA là thông tin có thể được thu thập một cách nhanh chóng. Bất lợi chính của RRA là nếu các cán bộ không có kỹ năng đánh giá tốt, thông tin thu thập được thường không chính xác lắm. Ngoài ra, các kết luận và giải pháp chỉ phản ánh quan điểm của người dân trong cộng đồng, thông tin và ý kiến từ bên ngoài hạn chế. Điều này cũng có thể làm hạn chế tính hiệu quả của việc triển khai dự án sau này. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Phương pháp PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) giúp người dân sống tại cộng đồng hiểu rõ hơn về môi trường họ đang sinh sống bằng cách hướng dẫn người dân xác định các vấn đề, tìm kiếm nguyên nhân của khó khăn và xây dựng các giải pháp và triển khai chúng để vượt qua khó khăn. Các bên liên quan tại địa phương được khuyến khích tham gia thông qua việc chia sẻ kiến thức, thông tin, phương pháp và kinh nghiệm. Các nhà nghiên cứu đóng vai trò là những người thúc đẩy học hỏi từ người dân sử dụng các chỉ số cũng như đánh giá của người dân địa phương. Các nhà nghiên cứu có thể hiểu và đánh giá kiến thức bản địa trong bối cảnh thông tin và ý kiến từ bên ngoài. NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN Kết quả 77 (tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa các đối tác. (tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ ở mức trung bình giữa các đối tác. (tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ ở mức thấp giữa các đối tác. Hình 1: Quan hệ đối tác và luồng thông tin Mối quan hệ giữa những người nông dân trong thôn/xã rất mạnh ở cả hai huyện. Người dân Việt Nam sống tại vùng nông thôn có tinh thần cộng đồng rất cao. Các NGOs (các tổ chức phi chính phủ) tiếp cận với người nông dân thông qua trường đại học và các nhà chức trách địa phương. Họ có mối quan hệ hợp tác khá tốt. Họ thường tổ chức các hội thảo dành cho nông dân về các giống cây trồng mới và kỹ thuật canh tác… Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt trong mức độ quan hệ giữa các đối tác của huyện EaKar và KrôngBông. Những người nông dân – Nhà máy sắn: tại EaKar, nông dân hiếm khi bán các sản phẩm từ cây sắn cho Nhà máy sắn, do đó họ có mối quan hệ lỏng lẻo với các nhà máy do họ cũng không trao đổi thông tin nhiều. Ngược lại, hầu hết nông dân tại Krongbong bán sắn trực tiếp cho nhà máy sắn Krongbong. Nông dân – nhà đầu tư: tại EaKar, nông dân chủ yếu bán các sản phẩm sắn cho HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC các nhà đầu tư. Họ tin tưởng mạnh mẽ rằng nhà đầu tư sẽ mua các sản phẩm sắn của họ khi trồng xong và hỗ trợ họ trong suốt quá trình đó nếu họ gặp khó khăn. Tại huyện KrôngBông, chỉ một vài nông dân nhận v ...

Tài liệu được xem nhiều: