Kè chắn sóng Tam Giang – Mỹ Hải vào giai đoạn hoàn thành. Con đường dài gần 3km. Khởi đầu từ đoạn cuối hạ lưu sông Tam Giang, ôm trọn thôn Dân Phước, che chắn hơn nghìn hộ dân khỏi nguy cơ bị sóng biển mang đi. Con đường không dừng lại ở đó, men theo chân núi, trải dài đến Mỹ Thành, hòa vào QL1 dưới chân dốc Găng – một con dốc “dữ tợn” của thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Con đường đi ngang trước đảo Nhất Tự Sơn, thế là dự án Khu du lịch được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỐI TÌNH CỦA BIỂN MỐI TÌNH CỦA BIỂNKè chắn sóng Tam Giang – Mỹ Hải vào giai đoạn hoàn thành. Con đường dài gần 3km.Khởi đầu từ đoạn cuối hạ lưu sông Tam Giang, ôm trọn thôn Dân Phước, che chắn hơnnghìn hộ dân khỏi nguy cơ bị sóng biển mang đi. Con đường không dừng lại ở đó, mentheo chân núi, trải dài đến Mỹ Thành, hòa vào QL1 dưới chân dốc Găng – một con dốc“dữ tợn” của thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Con đường đi ngang trước đảo Nhất Tự Sơn,thế là dự án Khu du lịch được mở ra. Tôi về Nhất Tự Sơn vào những ngày tháng tám.Mùa mưa ở miền biển thật buồn, nhất là những nơi xóm làng còn nghèo, còn hoang vắng!Buồn hơn nữa khi một bên là biển, một bên là làng chài dưới chân núi. Trong màn mưatrắng xóa, núi đá thâm u, cây rừng trầm mặc, những hàng dừa rũ rượi, ngã nghiêng theotừng cơn gió. Năm tháng mùa mưa như thế này mà biến một vùng hoang sơ, cây cối, gaigóc um tùm thành một khu du lịch: có nhà nghỉ, bến bãi, cầu tàu, nhà hàng, vườn thú thìquả thật…như mơ! Trời vừa tạnh, tôi lang thang qua khỏi bãi Lổ Sâu, con đường ngoằnngoèo một bên biển một bên núi. Đi chừng hơn hai trăm mét là đến đầu thôn Mỹ Thành,nơi dẫn qua đảo Nhất Tự Sơn. Thủy triều đang rút nên con đường ẩn hiện dưới những đợtsóng “chọi rồng”. Từng cột nước được sóng tạo trồi lên, kéo vồng “chạy” uốn khúc quabên đảo. Tôi định xắn quần lội qua:- Anh qua giờ này ướt hết, sóng thế kia…Tôi quay lại, một cô gái mặt áo mưa phủ kín để lộ khuôn mặt bầu bầu:- Sóng đẹp ghê!- Chưa đẹp đâu, khi nào có gió mạnh kìa!- Nhà…bé ở đâu?Cô bé chỉ tay về phía đỉnh dốc nghịch ngợm:- Ở đây nhà nào…cao nhất là nhà emThấy tôi có ý định muốn qua đảo, cô bé liếng thoắn:- Sóng không chỉ làm ướt đồ đâu, nó xô ngã đấy! Tốt nhất anh đi bằng thúng chai...Tôi bối rối nhìn quanh:- Anh...đứng đây đợi!- Đợi nước rút ư? Hai giờ nữa mới đi được, em sẽ chở anh qua đảo.- Cô bé ?- Dạ, dân biển mà!Tôi phụ cô gái khiêng chiếc thúng đang úp gần đó xuống mép sóng:- Anh leo lên đi.Một đợt sóng ập vào, hai người nhảy vội vào thúng, chiếc thúng chòng chành rồi nhẹnhàng lướt sóng thẳng hướng ra đảo:- Anh tên Nguyên, cô bé tên gì?- Dạ, là Huyền.- Huyền đang đi học chứ?- Dạ…thi rớt!- Sang năm thi lại?- Dạ…Thúng sắp cập vào gành phía bắc của đảo, Huyền ngoáy mái dầm, thuyền thúng đứngyên:- Chỗ này sâu lắm à anh.Tôi đưa tay khoáy khoáy vào những con sóng dập dềnh bên mạn thúng, màu nước biểnxanh thẩm:- Rất tốt!- Tốt gì cơ?- À! Ý anh muốn nói ở đây nước sâu rất tốt.-…- Ở đây tàu nhỏ có thể vào được Huyền nhỉ?- Dạ được ạ!Tôi trèo lên bờ tạm biệt cô bé Huyền, chiếc thuyền thúng lại nhẹ nhàng trở về làng. Mưalất phất gió thổi mạnh, ngôi nhà của anh em công nhân được lắp ghép bằng gỗ nằm népmình bên gốc Bằng lăng cổ thụ. Trên đảo chỉ có những lối mòn nhỏ, men quanh co theochân bờ sóng cây cối, dây leo mọc chằng chịt. Trong trại vọng tiếng đàn của Thế Hà,nhạc sĩ đang công tác tại nhà Văn hóa trung tâm: “Nghe dân gian kể lại, bao linh thiêngđồn rằng chuyện huyền thoại giống thật, sóng chọi rồng giống rồng… Nhất Nhất Nhất TựSơn, yêu cái tên luôn thèm gọi…”. Tiếng đàn, giọng hát trong chốn rừng núi thâm u, ướtsủng nước mưa, nó trầm trầm đậm đặt như từ cây cối, đất đá, hơi núi phát ra: “…thăm bàVãi lên đỉnh cao tháng năm nắng mưa dãi dầu. Đá xếp tầng đùa biển, biển xanh sóng bạcđầu…”. Tôi không muốn đứt đoạn nguồn cảm hứng của Thế Hà nên theo lối đường mònvào sâu trong đảo.Một chuyến tàu ra bãi Ôm gồm năm người: Giám đốc Công ty, tôi, nhạc sĩ Thế Hà, láitàu và một người dân địa phương. Trên đường về ghé lại bãi Than. Cái tên bãi Than đúngcả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – đá toàn một màu đen xám của than đá. Từ những tảng đáto bằng ngôi nhà đến hòn nhỏ cỡ nắm tay, được sóng biển khoét, bào mòn thành những“tác phẩm” kỳ diệu.Tàu được thả neo cẩn thận, ngoài biển Đông đang có áp thấp nhiệt đới. Tôi và Thế Hà vôbờ sau cùng. Mọi người quần áo ướt sủng nước, một con sóng đưa thuyền thúng và cảbọn chúng tôi lên bờ cát, líu víu những rau muống biển, sóng đập vào gành bãi Than tungbọt trắng xóa. Anh Cự dân địa phương, người đen nhẻm, rắn chắc trạc bốn mươi tuổi lolắng nhìn chúng tôi:- Nếu các anh ở đây lâu sợ khó ra lại thuyền, sóng lớn dữ quá!Anh Việt Giám đốc Công ty du lịch nữa đùa nữa thật:- Nếu không chèo được, mọi người…sẽ bơi!Nỗi e ngại sóng to bão lớn không còn làm chúng tôi bận tâm, phong cảnh nơi đây đã thậtsự cuốn hút nhóm người mới lần đầu đặt chân lên bãi Than. Nhạc sĩ Thế Hà hát nghêungao: “Ra vũng Sứ không thấy sứ ngồi vũng Me không thấy me – A! Đây rồi chân đứngtrước vũng Chào, vũng La sao đẹp thế, thấy vũng nào xinh cũng xinh – Bãi Ôm đang đợitình ta…”. Chợt anh Sự đưa tay lên miệng làm loa gọi: “Mọi người nên về thôi, biển cóbão nguy hiểm lắm!” Giọng anh mất hút trong từng đợt gió rít, tiếng ầm ào của sóng.Ngoài khơi thấp thoáng hai chiếc tàu cá đang thẳng hướng bãi Than, tôi quay sang anhCự:- Hình như tàu đang vào chỗ mình?Anh Cự ...