Danh mục

Môi trường trong xây dựng - Chương 6

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 711.25 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG PHẦN II KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái quát về kinh tế môi trường (KTMT): 2.1.1. Kh¸i niÖm: KTMT mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ nội dung nghiên cứu về KTMT, trước hết cần phải nắm được cơ sở nền tảng của kinh tế học. KTMT nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tích kinh tế. Nó khai thác từ cả hai phía: Kinh tế vĩ mô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường trong xây dựng - Chương 6 Tài liệu tham khảo CHƯƠNG VI – KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG PHẦN II KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái quát về kinh tế môi trường (KTMT): 2.1.1. Kh¸i niÖm: KTMT mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu bứcbách của thực tiễn. Để hiểu rõ nội dung nghiên cứu về KTMT, trước hết cần phải nắm đượccơ sở nền tảng của kinh tế học. KTMT nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tíchkinh tế. Nó khai thác từ cả hai phía: Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, nhưng từ kinh tế vi mônhiều hơn. KTMT tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta ra quyết định như thế nào, tại saogây ra những hậu quả đối với môi trường và chúng có thể thay đổi các thể chế, chính sáchkinh tế ra sao để đưa các tác động môi trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với nhữngmong muốn và yêu cầu của chúng ta và cả hệ sinh thái. KTMT nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc vào quy định lẫn nhau giữakinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự pháttriển ổn định, hiệu quả liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con ngườilàm trung tâm. Vậy, KTMT là một môn khoa học kinh tế, ứng dụng các lý thuyết và những kỹ thuậtphân tích kinh tế để giải quyết những vấn đề MT theo chiều hướng đảm bảo hiệu qủa KT-XH tối đa trong các hệ ràng buộc của MT hoặc trong khả năng của hệ sinh thái 2.1.2. Nội dung nghiên cứu: • Nội dung nghiên cứu của KTMT: - Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường; - Tìm kiếm những nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái môi trường; - Đề ra các biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược lại sự suy thoái đó. • Bao gồm: - Lý thuyết về phát triển bền vững: + Nghiên cứu mqh giữa kinh tế và môi trường qua mô hình cân bằng vật chất. + Xác định con đường phát triển bền vững, những nguyên tắc và cách thức đo lường phát triển bền vững trong thực tế. - Lý thuyết sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên và mức độ ô nhiễm tối ưu: + Phân tích các nguyên nhân kinh tế dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; Môn Môi trường trong XD - 87 -Tài liệu tham khảo + Phân tích các điều kiện sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên trong cơ chế thị trường, quy mô của hoạt động kinh tế thích hợp; Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong giới hạn của các hệ sinh thái - Các giải pháp QLMT, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng môi trường: Chính phủ dùng các giải pháp hữu hiệu để điều tiết thị trường nhằm: + Thực hiện các nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; + Đảm bảo các mục tiêu PTBV, những vấn đề về chi phí - lợi ích của QLMT. - Các phương pháp đánh giá ( các phương pháp định lượng): Định lượng các giá trị phi thị trường của những hàng hoá và dịch vụ phi thị trường của những hàng hoá và dịch vụ môi trường, các tổn thất do ÔNMT. KTMT sẽ không ý nghĩa thực tế nếu không định lượng được các giá trị trên, do vậy đây là nội dung rất quan trọng của KTMT.• Một số vấn đề đặt ra cho các Nhà KTMT cần giải quyết như: - Tại sao môi trường lại bị suy thoái? Suy thoái MT dẫn đến những hậu quả gì? - Làm gì để ngăn chặn và giảm sự suy thoái MT một cách có hiệu quả nhất?• Một số câu trả lời cho các vấn đề trên: - Môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ của con người gây các tác động xấu đến môi trường, do vậy cần phải giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau và đòi hỏi có thời gian; - Các cơ quan thiết chế kinh tế và xã hội chưa có những “khuyến khích” để hướng người sản xuất và người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường (việc người sản xuất và người tiêu thụ gây ô nhiễm môi trường là vì đó là phương cách rẻ tiền nhất để thanh toán chất thải sau khi sản xuất xong hoặc đã dùng xong một thứ gì đó); - Do động cơ lợi nhuận: Việc làm giảm ÔNMT bằng giảm động cơ lợi nhuận là đúng nhưng chưa đủ vì không phải chỉ có các công ty, xí nghiệp bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận mà cả người tiêu dùng cũng gây ÔNMT. - Suy thoái môi trường dẫn đến hậu quả như: không khí nóng lên, mưa axit, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, ….• Phân tích trên chứng tỏ các “khuyến khích” có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của một hệ thống kinh tế. Từ “khuyến khích” ở đây được hiểu là thu hút người ta vào hay đẩy người ta ra khỏi một chuẩn nhất định, kích thích, hướng dẫn người ta phát huy cách ứng xử hợp chuẩn, sửa đổi cách ứng xử lệch chuẩn. Các hệ thống khuyến khích có thể được chia thành các nhóm chủ yếu sau: - Khuyến khích cá nhân và hộ gia đình giảm dần lượn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: