Danh mục

Môi trường trong xây dựng (ThS. NCS. Lê Ngọc Tuấn) - Chương 1

Số trang: 28      Loại file: ppt      Dung lượng: 523.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các khái niệm cơ bản về môi trường trong xây dựng - Theo nghĩa rộng nhất, “Môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển tồn tại trên Trái đất đã rất lâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường trong xây dựng (ThS. NCS. Lê Ngọc Tuấn) - Chương 1 ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA XÂY DỰNG -----o0o----- MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG ThS. NCS. Lê Ngọc Tuấn - MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN - NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN - HỌC LIỆU - HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ - TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC NỘI DUNG MÔN HỌC  CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (5 tiết)  CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN (5 Tiết)  CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (5 Tiết)  CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (5 Tiết)  CHƯƠNG 5: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM (10 Tiết) CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. Khái niệm về môi trường II. Phân loại môi trường III. Quan hệ giữa môi trường và phát triển IV. Chức năng của môi trường V. Khủng hoảng môi trường VI. Các thành phần cơ bản của môi trường I. Khái niệm về môi trường Theo nghĩa rộng nhất, “Môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển tồn tại trên Trái đất đã rất lâu. Khi có mặt các cơ thể sống thì chúng trở thành thành phần của môi trường sống. Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ thể sống. Môi trường sống còn được gọi bằng thuật ngữ môi sinh. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Thuật ngữ Môi trường thường dùng với nghĩa này. Các thành phần của môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên Trái đất gồm 04 quyển: sinh quyển, thủy quyển, khí quyển, thạch quyển. Định nghĩa chung về môi trường: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng các nhân tố như không khí, đất, nước, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội,… có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người. Theo nghĩa hẹp, môi trường là tổng các nhân tố như không khí, đất, nước, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội,… liên quan đến chất lượng cuộc sống con người, không xét tới tài nguyên. II. Phân loại môi trường Môi trường sống và môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn của khái niệm môi trường. Theo chức năng, môi trường sống được chia làm 03 loại: Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người. Môi trường tự nhiên lại có thể phân chia nhỏ hơn theo các thành phần: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…. Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư, như: sự gia tăng dân số, định cư, di cư…. Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, như: nhà ở, môi trường khu đô thị, khu công nghiệp, môi trường nông thôn,…. III. Quan hệ giữa môi trường và phát triển Phát triển là viết tắt của từ phát triển kinh tế xã hội. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc phát triển các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân dẫn đến các biến đổi môi trường. Trong hệ thống KTXH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm và phế thải. Các thành phần trên luôn ở trong trạng thái Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua sự suy thoái nguồn tài nguyên – đang là đối tượng của hoạt động phát triển, hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. IV. Chức năng của môi trường 1. Môi trường là không gian sống của con người Mỗi người đều có nhu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các hoạt động sống như: nhà ở, đất dùng cho sản xuất lương thực-thực phẩm, nước uống, không khí… Nói cách khác, môi trường là không gian sống của con người. Diện tích không gian sống bình quân trên Trái đất của con người đang bị thu hẹp. Đó là kết quả của việc dân số ngày một gia tăng trong khi diện tích đất có thể sinh sống hầu như không đổi. Nhu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Trình độ phát triển của loài người càng được nâng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng cách khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác, như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và vùng nước mới… Con người luôn cần chất lượng tốt của không gian sống, do vậy cần phải có một không gian để tái tạo chất lượng môi trường đã bị các hoạt động sản xuất làm suy giảm. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống trên Trái đất không thể phục hồi được. 2. Môi trường là nguồn tài nguyên của con người Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống và sản xuất như: đất, nước, không khí, kho ...

Tài liệu được xem nhiều: