Thông tin tài liệu:
Phòng học bộ môn công nghệ Trung học Phổ thông theo tiếp cận linh hoạt là nơi tổ chức các hoạt động dạy học cả lý thuyết và thực hành. Các yếu tố môi trường vật chất được xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với đặc điểm môn học và được tổ chức phục vụ cho dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm và làm việc cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường vật chất phòng học bộ môn Công nghệ trung học phổ thông theo tiếp cận linh hoạt MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT PHÒNG HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN LINH HOẠT PHYSICAL ENVIRONMENT OF HIGH SCHOOL TECHNOLOGY LABORATORIES MOVE TOWARD FLEXIBLE APPROACHES ThS Bùi Văn Hồng ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCMTÓM TẮT Phòng học bộ môn công nghệ Trung học Phổ thông theo tiếp cận linh hoạt là nơi tổchức các hoạt động dạy học cả lý thuyết và thực hành. Các yếu tố môi trường vật chất được xâydựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với đặc điểm môn học và được tổ chức phục vụ chodạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm và làm việc cá nhân.ABSTRACT The versatile high school technology laboratories are where the teaching activities forboth theory and practice take place. The physical environmental factors are built according toVietnam standards, consistent with the characteristics of each subject and served for wholeclass teaching, group teaching as well as individual work.I. GIỚI THIỆU Phòng học bộ môn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập của họcsinh, nên được xem là một trong những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết đối với các trường đạtchuẩn quốc gia và chuẩn đầu ra ở nước ta. Theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT, nhiềutrường Trung học phổ thông (THPT) đã và đang xây dựng phòng học bộ môn cho các môn học,trong đó có môn công nghệ. Tuy nhiên, vì các hướng dẫn về tổ chức hoạt động của phòng họcbộ môn chưa cụ thể cho từng môn học, nên chưa có sự thống nhất trong việc tổ chức môitrường học tập nói chung và môi trường vật chất nói riêng để phát huy hết tác dụng của phònghọc bộ môn trong dạy học. Những nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò quan trọng của phòng học bộ môntrong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh cả về kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ (Fraser &Griffiths, 1992; Thái Duy Tuyên, 2008; Phan Ngọc Liên, 2009). Trong các nghiên cứu củamình, Thái Duy Tuyên (2008) và Phan Ngọc Liên (2009), đều đã đề xuất cấu trúc và tổ cức hoạtđộng của phòng học bộ môn theo quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nàođề cập đến việc tổ chức môi trường học tập trong phòng học bộ môn nói chung và môi trườngvật chất nói riêng. Các nhà nghiên cứu môi trường học tập nổi tiếng trên thế giới đều cho rằng, môi trườnglớp học bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và yếu tố của môi trường tâm lý có ảnhhưởng mạnh mẽ đến kết quả và thái độ học tập của học sinh (Patrick Boyle & R.G. (Jerry)Schwab, 1995; Fisher,1998). Chính vì vậy, việc tổ chức tốt môi trường lớp học, tạo ra được mộtmôi trường vật chất phong phú và môi trường tâm lý tích cực là hết sức cần thiết trong dạy họcnói chung và dạy học tại phòng học bộ môn công nghệ THPT nói riêng. Với mục tiêu xây dựng môi trường vật chất phong phú cho phòng học bộ môn côngnghệ THPT phần công nghiệp phù hợp đặc điểm và điều kiện cơ sở vật chất trang bị cho mônhọc hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho môn công nghệ. Trong bài viết này,dựa trên kết quả nghiên cứu dạy học linh hoạt, đặc điểm môn công nghệ và môi trường phònghọc bộ môn xác định các yếu tố môi trường vật chất và tổ chức môi trường vật chất trong phònghọc bộ môn công nghệ THPT phần công nghiệp phù hợp với điều kiện nước ta, phục vụ cho dạyhọc linh hoạt.II. DẠY HỌC LINH HOẠT Trong dạy học, để đạt được các mục tiêu mà không lãng phí thời gian thì phương phápvà hình tổ chức dạy học phải được lựa chọn thích hợp. Trong đó, tùy theo hình thức tổ chức dạyhọc mà việc phối hợp nội dung, phương pháp, phương tiện được thể hiện ra một cách cụ thể.Khi các hoạt động dạy và học diễn ra trong lớp, phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương tiệnvà đặc điểm học sinh có thể lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học sau: - Hình thức dạy học toàn lớp (hình thức bài – lớp). - Hình thức dạy học theo nhóm. - Hình thức thảo luận. - Hình thức dạy học cá nhân. Trong một tiết học, giáo viên có thể chỉ sử dụng một hình thức dạy học hoặc kết hợpnhiều hình thức dạy học khác nhau. Việc sử dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhauđược gọi là dạy học linh hoạt. Vậy dạy học linh hoạt là hình thức dạy học có sự kết hợp của dạy học toàn lớp, dạy họctheo nhóm và làm việc cá nhân tại cùng một địa điểm trong một tiết học. Trong hình thức dạyhọc này, các nội dung lý thuyết và thực hành, thí nghiệm được tích hợp với nhau, không có sựphân biệt giữa dạy lý thuyết với thực hành. Thay vào đó, giáo viên việc sử dụng kết hợp cáchình thức dạy học vào những thời điểm thích hợp để hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tự tìm kiếmthông tin, thu thập số liệu thông qua quan sát, thực hành, thí nghiệm từ đó khái quát hóa thànhcác lý thuyết đúng đắn như khái niệm, ngu ...