Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.31 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không một thể loại dân ca nào hoàn toàn ổn định, gắn bó với môi tường diễn xướng cổ sơ, mà đều phải trải qua biến thái phát triển vận động theo thời gian, không gian để thích ứng với điều kiện sống cụ thể của con người, xã hội trong từng thời đại cụ thể. Sự biến thái này không những trong làn điệu, ca từ mà cả trong phương thức trình diễn. Tất nhiên, mỗi thể loại có sự biến thái đậm nhạt khác nhau, nằm trong phạm vi vận động, phát triển của truyền thống. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý HuếKhông một thể loại dân ca nào hoàn toàn ổn định, gắn bó với môi tường diễnxướng cổ sơ, mà đều phải trải qua biến thái phát triển vận động theo thời gian,không gian để thích ứng với điều kiện sống cụ thể của con người, xã hội trongtừng thời đại cụ thể. Sự biến thái này không những trong làn điệu, ca từ mà cảtrong phương thức trình diễn. Tất nhiên, mỗi thể loại có sự biến thái đậm nhạtkhác nhau, nằm trong phạm vi vận động, phát triển của truyền thống. Trong đó,các loại hình gắn với phong tục, tập quán, với các nghi thức sinh hoạt hội hè dângian, các nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo thì không đáng kể, nhưng thể loại giaoduyên, tâm tình, ít hoặc không gắn với môi trường diễn xướng dân gian cụ thể thìđộ biến thái đáng kể hơn.Trong dân ca Huế, các thể loại như hát sắc bùa, hát chầu văn, các điệu hò... làtương đối ổn định trong phương thức, quy trình trình diễn, nhưng thể loại lý lại cósự biến thái rất đậm nét.Qua những đợt thực tế điền dã trong một số huyện của Thừa Thiên - Huế, chúngtôi thật sự không tìm thấy bóng dáng của các điệu lý trong sinh hoạt của nhân dân,mà chỉ nghe được ở một số ít người, nhưng đó cũng chính là những nghệ nhân,hoặc chí ít cũng là người có quá trình tham gia đàn hát ca Huế bán chuyên nghiệp.Bởi vậy, muốn tìm lại cái không gian đặc thù của lý Huế thì thật là bất khả thi. Vìkhông thể trả nó về với tâm tư, tình cảm của người dân Thuận Hóa cổ xưa. Màcũng từ xa xưa đó, lý đã không gắn với một môi trường diễn xướng dân gian cụthể như các thể loại khác. Nó là nỗi niềm, là tâm tư được bộc bạch ra như một giảithoát của tâm thức, như tính cách hướng nội của người dân xứ Huế.Thực sự lý đã tách khỏi làng quê, tách khỏi môi trường dân gian cổ xưa, tách khỏidân gian dưới mái nhà yên ả, bên cánh võng êm - nơi bộc bạch tâm tư, nỗi niềmthầm kín của từng cá nhân trong cộng đồng người Việt di cư trên đất mới ThuậnHóa xưa, rồi trở lại với đời sống công chúng qua con đường sinh hoạt chuyênnghiệp, hòa nhập với thể tài âm nhạc bác học là ca nhạc Huế cổ điển thính phòng.Vì vậy, những điệu lý ký âm lại hiện nay cũng chỉ từ một số nghệ nhân ca nhạcHuế (dù các nghệ nhân đó đã xấp xỉ tuổi 80, đã học và hát lý từ thưở mười tám,đôi mươi) để tạm gọi là bản cổ. Nhưng, theo phân tích của một số nhà nghiên cứuâm nhạc, chúng đã được chuyên nghiệp, bác học hóa đi rất nhiều, bởi trong quátrình phát triển, Lý đã được sự trau chuốt bằng các thủ pháp nhà nghề của giớicầm ca xứ Huế. Do đó, bản thân thể loại này đã bao hàm cả hai yếu tố: dân gian vàbác học.Hai yếu tố này khó có thể phân chia rạch ròi vì nó đã hòa lẫn vào trong cấu trúc,đường nét giai điệu để trở thành một chỉnh thể. Tuy nhiên, không vì thế mà chelấp hết được những đặc trưng của từng yếu tố tiềm ẩn trong các ph ương tiện biểuhiện của từng thể loại.1. Yếu tố dân gian:Ở thể lý Huế, yếu tố dân gian tỏ ra khá mờ nhạt, dấu vết c òn lại khá rõ rệt đượcbiểu hiện trong những đặc tính sau:1.1. Tên gọi, cách đặt tên.Trong lĩnh vực sinh hoạt văn nghệ bình dân, tên gọi thường ít quan trọng. Tiêu đềchỉ là tín hiệu quy ước để phân biệt bài này với bài kia, chứ không phải bao giờcũng để xác định nội dung. Những cái tên như “Chiều chiều”, “Tình tang”, “Quađèo”... nghe rất nôm na, mộc mạc ấy, thực chất không phản ánh gì về nội dung củalàn điệu, mục đích một phần nào đó chỉ để phân biệt giữa lì này với lời khác được“vận” vào.1.1.1 Dấu vết dân gian trong lý thể hiện ở cách đặt tên. Đây là một đặc điểmkhá phổ biến trong dân ca Việt Nam nói chung: Một làn điệu cố định nhưng đượchát bằng nhiều lời khác nhau sinh ra “một điệu nhiều tên”.Trong lý Huế, điệu lý tình tang (với tiéng đệm ô tang tình) nếu được vận vào lờithơ khác như:Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyênBa thương.............Thì lại có tên khác là: Lý mười thương, và nếu được gọi là lý bướm bay khi đượchát bằng câu thơ sau:Sáo treo ba bức lẻ loi.Không cho bướm đậu lại đòi bướm bay.Hoặc còn gọi là lý con sáo, nếu lời thơ là:Ai đem con sáo sang sông.Nên chi con sáo sổ lồng bay xa.v.v............Điệu lý hoài xuân, với đặc trưng tiếng đệm “ơi người ơi” cũng thường được gọi làlý con sáo nếu hát với câu thơ trên. Cũng cần nói thêm, điệu lý tình tang và lý hoàixuân thực chất là biến thể của nhau. Chi tiết khác nhau ở chúng nghỉ là tiếng đệm:“ô tang tình tang” “hay” “ơi người ơi”. Trên pphương diện âm nhạc, chúng tôi chorằng điệu lý hoài xuân hẳn là có trước vì dấu vết cội nguồn của nó là hát giaoduyên Bắc Bộ chứa đựng câu đệm “ơi người ơi” (biến thể của “ơi chàng ơi”) cònlại rất đậm trong cấu trúc giai điệu.Một điều khác nữa, là giữa tên gọi lý hoài xuân và lý con sáo, chỉ là cách đặt têncho nội dung của câu thơ được “vận” vào nhưng cái tên gọi có trước có thể là lýcon sáo. Vì rằng, “cái đuôi” của điệu lý con sáo Huế này có một ý nghĩa khá quantrọng trong vấn đề “lan tỏa” của nhạc Huế, hoặc có thể gọi l à sự giao lưu với cácđiệu lý con sáo Bắc và Nam mà một số nhạc sĩ nghiên cứu như cố nhạc sĩ VănCao, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trong các công trình của mình đã đề cập đến motif đặctrưng trong tất cả các điệu lý con sáo ba miền đất nước là:Cũng chính là nét nhạc của lý con sáo Huế. Motif này không những chỉ là motifchung cho tất cả các điệu lý con sáo ba miền, mà trong công trình nghiên cứu lýHuế của mình, nhạc sĩ Dương Bích Hà đã tìm thấy nó du nhập vào một số điệu lýkhông phải là lý con sáo của Nam Trung Bộ và Nam Bộ, như lý thương nhau(Nam Trung Bộ), lý lu là (Nam Bộ).Vì thế chúng tôi ngờ rằng “lý hoài xuân” được đặt ra sau này, khi lý Huế hội nhậpvới ca Huế, được bàn tay chuyên nghiệp, bác học của giới cầm ca, của tao nhânmặt kihách chốn kinh kỳ hát nên những câu thơ của họ sáng tác:“Trăng tàn cúc lại nở raTình dài đêm ngắ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý Huế Mối tương quan về yếu tố dân gian và bác học trong thể Lý HuếKhông một thể loại dân ca nào hoàn toàn ổn định, gắn bó với môi tường diễnxướng cổ sơ, mà đều phải trải qua biến thái phát triển vận động theo thời gian,không gian để thích ứng với điều kiện sống cụ thể của con người, xã hội trongtừng thời đại cụ thể. Sự biến thái này không những trong làn điệu, ca từ mà cảtrong phương thức trình diễn. Tất nhiên, mỗi thể loại có sự biến thái đậm nhạtkhác nhau, nằm trong phạm vi vận động, phát triển của truyền thống. Trong đó,các loại hình gắn với phong tục, tập quán, với các nghi thức sinh hoạt hội hè dângian, các nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo thì không đáng kể, nhưng thể loại giaoduyên, tâm tình, ít hoặc không gắn với môi trường diễn xướng dân gian cụ thể thìđộ biến thái đáng kể hơn.Trong dân ca Huế, các thể loại như hát sắc bùa, hát chầu văn, các điệu hò... làtương đối ổn định trong phương thức, quy trình trình diễn, nhưng thể loại lý lại cósự biến thái rất đậm nét.Qua những đợt thực tế điền dã trong một số huyện của Thừa Thiên - Huế, chúngtôi thật sự không tìm thấy bóng dáng của các điệu lý trong sinh hoạt của nhân dân,mà chỉ nghe được ở một số ít người, nhưng đó cũng chính là những nghệ nhân,hoặc chí ít cũng là người có quá trình tham gia đàn hát ca Huế bán chuyên nghiệp.Bởi vậy, muốn tìm lại cái không gian đặc thù của lý Huế thì thật là bất khả thi. Vìkhông thể trả nó về với tâm tư, tình cảm của người dân Thuận Hóa cổ xưa. Màcũng từ xa xưa đó, lý đã không gắn với một môi trường diễn xướng dân gian cụthể như các thể loại khác. Nó là nỗi niềm, là tâm tư được bộc bạch ra như một giảithoát của tâm thức, như tính cách hướng nội của người dân xứ Huế.Thực sự lý đã tách khỏi làng quê, tách khỏi môi trường dân gian cổ xưa, tách khỏidân gian dưới mái nhà yên ả, bên cánh võng êm - nơi bộc bạch tâm tư, nỗi niềmthầm kín của từng cá nhân trong cộng đồng người Việt di cư trên đất mới ThuậnHóa xưa, rồi trở lại với đời sống công chúng qua con đường sinh hoạt chuyênnghiệp, hòa nhập với thể tài âm nhạc bác học là ca nhạc Huế cổ điển thính phòng.Vì vậy, những điệu lý ký âm lại hiện nay cũng chỉ từ một số nghệ nhân ca nhạcHuế (dù các nghệ nhân đó đã xấp xỉ tuổi 80, đã học và hát lý từ thưở mười tám,đôi mươi) để tạm gọi là bản cổ. Nhưng, theo phân tích của một số nhà nghiên cứuâm nhạc, chúng đã được chuyên nghiệp, bác học hóa đi rất nhiều, bởi trong quátrình phát triển, Lý đã được sự trau chuốt bằng các thủ pháp nhà nghề của giớicầm ca xứ Huế. Do đó, bản thân thể loại này đã bao hàm cả hai yếu tố: dân gian vàbác học.Hai yếu tố này khó có thể phân chia rạch ròi vì nó đã hòa lẫn vào trong cấu trúc,đường nét giai điệu để trở thành một chỉnh thể. Tuy nhiên, không vì thế mà chelấp hết được những đặc trưng của từng yếu tố tiềm ẩn trong các ph ương tiện biểuhiện của từng thể loại.1. Yếu tố dân gian:Ở thể lý Huế, yếu tố dân gian tỏ ra khá mờ nhạt, dấu vết c òn lại khá rõ rệt đượcbiểu hiện trong những đặc tính sau:1.1. Tên gọi, cách đặt tên.Trong lĩnh vực sinh hoạt văn nghệ bình dân, tên gọi thường ít quan trọng. Tiêu đềchỉ là tín hiệu quy ước để phân biệt bài này với bài kia, chứ không phải bao giờcũng để xác định nội dung. Những cái tên như “Chiều chiều”, “Tình tang”, “Quađèo”... nghe rất nôm na, mộc mạc ấy, thực chất không phản ánh gì về nội dung củalàn điệu, mục đích một phần nào đó chỉ để phân biệt giữa lì này với lời khác được“vận” vào.1.1.1 Dấu vết dân gian trong lý thể hiện ở cách đặt tên. Đây là một đặc điểmkhá phổ biến trong dân ca Việt Nam nói chung: Một làn điệu cố định nhưng đượchát bằng nhiều lời khác nhau sinh ra “một điệu nhiều tên”.Trong lý Huế, điệu lý tình tang (với tiéng đệm ô tang tình) nếu được vận vào lờithơ khác như:Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyênBa thương.............Thì lại có tên khác là: Lý mười thương, và nếu được gọi là lý bướm bay khi đượchát bằng câu thơ sau:Sáo treo ba bức lẻ loi.Không cho bướm đậu lại đòi bướm bay.Hoặc còn gọi là lý con sáo, nếu lời thơ là:Ai đem con sáo sang sông.Nên chi con sáo sổ lồng bay xa.v.v............Điệu lý hoài xuân, với đặc trưng tiếng đệm “ơi người ơi” cũng thường được gọi làlý con sáo nếu hát với câu thơ trên. Cũng cần nói thêm, điệu lý tình tang và lý hoàixuân thực chất là biến thể của nhau. Chi tiết khác nhau ở chúng nghỉ là tiếng đệm:“ô tang tình tang” “hay” “ơi người ơi”. Trên pphương diện âm nhạc, chúng tôi chorằng điệu lý hoài xuân hẳn là có trước vì dấu vết cội nguồn của nó là hát giaoduyên Bắc Bộ chứa đựng câu đệm “ơi người ơi” (biến thể của “ơi chàng ơi”) cònlại rất đậm trong cấu trúc giai điệu.Một điều khác nữa, là giữa tên gọi lý hoài xuân và lý con sáo, chỉ là cách đặt têncho nội dung của câu thơ được “vận” vào nhưng cái tên gọi có trước có thể là lýcon sáo. Vì rằng, “cái đuôi” của điệu lý con sáo Huế này có một ý nghĩa khá quantrọng trong vấn đề “lan tỏa” của nhạc Huế, hoặc có thể gọi l à sự giao lưu với cácđiệu lý con sáo Bắc và Nam mà một số nhạc sĩ nghiên cứu như cố nhạc sĩ VănCao, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trong các công trình của mình đã đề cập đến motif đặctrưng trong tất cả các điệu lý con sáo ba miền đất nước là:Cũng chính là nét nhạc của lý con sáo Huế. Motif này không những chỉ là motifchung cho tất cả các điệu lý con sáo ba miền, mà trong công trình nghiên cứu lýHuế của mình, nhạc sĩ Dương Bích Hà đã tìm thấy nó du nhập vào một số điệu lýkhông phải là lý con sáo của Nam Trung Bộ và Nam Bộ, như lý thương nhau(Nam Trung Bộ), lý lu là (Nam Bộ).Vì thế chúng tôi ngờ rằng “lý hoài xuân” được đặt ra sau này, khi lý Huế hội nhậpvới ca Huế, được bàn tay chuyên nghiệp, bác học của giới cầm ca, của tao nhânmặt kihách chốn kinh kỳ hát nên những câu thơ của họ sáng tác:“Trăng tàn cúc lại nở raTình dài đêm ngắ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 134 0 0 -
189 trang 130 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0