TS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét. Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số liệu thống kê có trong đề thi. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần. Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môn địa lý: Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ Môn địa lý: Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồTS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét.Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các sốliệu thống kê có trong đề thi. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhậnxét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tíchcác số liệu thành phần. Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con sốtheo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất vàtrung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu hoặc hình nét đường, cột…trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm. Đối với các số liệu, TScần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứngminh cụ thể cho ý kiến nhận xét của mình. Việc vận dụng linh hoạt cácsố liệu để dẫn chứng là điều cần thiết đối với phần thi này, tuyệt đốikhông được nhận xét một cách chung chung, cần tìm ra mối liên hệ (haytính quy luật) giữa các số liệu, không được bỏ sót các dữ liệu khi làmbài.Phần nhận xét, phân tích biểu đồ thường có 2 nhóm ý: Nhóm nhữngý nhận xét về diễn biến và mối liên hệ giữa các số liệu (1) và nhóm giảithích nguyên nhân (2) của các diễn biến (hoặc mối liên hệ) đó. Đối vớimỗi nhóm, TS cần có cách vận dụng kiến thức riêng. Với nhóm 1, TSdựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho. Cần nắm được nguyên tắcphân tích số liệu như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thểhóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào? Các đơn vị tính của chỉ tiêu,mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó… Khi phân tích, TS phải làmrõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ rađược khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kì (tốc độ gia tăng), thấyđược những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đặc biệt).Phần này không khó và thường chiếm 1 điểm trong cơ cấu điểm bài thi.Đối với nhóm (2), TS cần vận dụng những kiến thức đã được học để giảithích nguyên nhân, nên chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, giántiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có cách trả lời hợp lý. TS có thểsử dụng kiến thức của nhiều bài vào trong phần này nếu biết cách vậndụng và nắm vững kiến thức. Chú ý, phần giải thích nên tách thành đoạnriêng, không nên đi liền cùng phần nhận xét sẽ khiến cho bài làm trở nêndài dòng, mất tính thẩm mĩ.Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồTrong các loại biểu đồ cơ cấu, số liệu đã được quy về thành các tỉ lệtương đối (%). Do đó, khi nhận xét, TS phải dùng từ “tỉ trọng” trong cơcấu để so sánh nhận xét. VD: Khi nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị cácngành kinh tế qua một số năm, TS không được ghi “Giá trị của ngànhnông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)” mà phải ghi “Tỉ trọnggiá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”.Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ cầnsử dụng từ ngữ phù hợp với các mức độ. VD: Về trạng thái tăng: TSdùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như “tăng”, “tăng mạnh”,“tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”… Đi kèm sau các từ đóbao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn,tỷ đồng, triệu người, hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần…). Vềtrạng thái giảm: cần dùng những từ sau “giảm”, “giảm ít”, “giảmmạnh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến” kèm theo những con số dẫnchứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân, hay giảm bao nhiêu (%), giảmbao nhiêu lần…). Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sựphát triển như “phát triển nhanh”, “phát triển chậm”, “phát triển ổnđịnh”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chênh lệchgiữa các vùng”…Lưu ý: Từ ngữ trong bài thi môn địa lý phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấpđộ, lập luận phải hợp lý và sát với yêu cầu của đề. Do ba-rem điểm mônđịa lý thường được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý làviệc cần phải ưu tiên hàng đầu. Khi làm bài, nếu không thể trình bày bàithi một cách logic, mạch lạc, TS có thể đánh số thứ tự 1, 2, 3 hoặc a, b, chay gạch đầu dòng cho các ý của mình để người chấm dễ quan sát. ...