Món quà mùa thu (phần 2) - Mùa rươ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 205.99 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'món quà mùa thu (phần 2) - mùa rươ', văn hoá - nghệ thuật, ẩm thực phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Món quà mùa thu (phần 2) - Mùa rươ Món quà mùa thu (phần 2) - Mùa rươi “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, đó là mùa rươi. Rươi chỉ xuất hiện có vài lần trong một năm mà mỗi lần chỉ có vài ngày là hết. Rươi là món ăn quý nhưng không kiểu cách, sang trọng như nem công chả phượng mà quý bởi người ta ít khi được thưởng thức một món lạ như thế… Nắng mưa là chuyện của trời. Quả thật, khi trời vào thu thời tiết đỏng đảnh như một cô con gái đến tuổi cập kê. Đang nắng đẹp trời bỗng đổ mưa, cái lạnh tràn về như đông sắp sang. Ấy thế nhưng chỉ một hai hôm là cùng, trời lại nắng lên đem theo cái hanh hao của mùa thu Hà Nội. Mùa rươi lại về! Con rươi làm những người yếu bóng vía phải giật mình khiếp sợ. Nhìn trong thúng có những con gì như giun đất đủ các màu: nào xanh, nào nâu, nào vàng…Ai chưa biết bảo đó là món ăn ngon thì chắc lắc đầu nguầy nguậy. Hình thức thì đáng sợ thế nhưng những người sành ăn khi mùa rươi đến mà không kịp mua một mẻ về thưởng thức thì áy náy lắm vì rươi chỉ có dăm ba ngày là hết, nếu không nhanh thì phải đợi đến sang năm để tìm lại hương vị đặc biệt ấy. Chả rươi - Ảnh: photobucket Rươi có thể làm biết bao là món: chả rươi, rươi nấu củ cải, rươi hấp, rươi xào lá gấc, xào niềng niễng…Mỗi món lại ngon theo một kiểu khác nhau. Mà mỗi một món lại có cách thưởng thức riêng thật độc đáo. Nhưng chung quy lại, nếu chế biến rươi phải có một nguyên liệu đặc biệt, thiếu nó món rươi trở nên nhạt nhẽo, vô vị - đó là vỏ quýt. Vỏ quýt tươi hay khô thái chỉ được cho vào rươi khiến cho món ăn ngon hơn, đẹp hơn như một bản hòa tấu của đất trời. Thêm vào những loại gia vị nấu các món từ rươi, người ta không thể không kể đến những cây thì là xanh ngắt, vài ba lát ớt đỏ cay cay. Chỉ thế thôi nhưng cũng đủ làm nên những món ngon đầy hấp dẫn. Làm những món rươi ấy cũng không cầu kỳ lắm. Chả rươi thì gồm trứng, thịt băm nhỏ và rươi cùng một số thứ gia vị như vỏ quýt, thì là, ớt…, trộn đều cho những nguyên liệu ấy quyện vào nhau và bắc chảo rán vàng. Món này ăn nóng chấm cùng nước mắm chua cay. Trời se se lạnh mà ăn món này có thêm nhấp rượu thì khó ông chồng nào không khen người vợ hiền của mình sao hôm nay khéo chiều thế. Chả rươi thì dành cho chồng nhắm rượu, còn cả nhà lại thích món rươi xào lá gấc hay củ cải, cũng ngon “đáo để”. Một hàng chả rươi vỉa hè - Ảnh: thugian Vì mùa rươi ngắn ngủi nên người Hà thành thấy tiếc khi mùa rươi qua đi lại không còn dịp được thưởng thức món ngon đặc biệt ấy nữa. Họ níu giữ lại hương vị ấy bằng món mắm rươi. Khi đến mùa, các bà các chị người Hà Nội lại mua thêm mẻ rươi về làm mắm. Cách làm mắm cá, mắm tôm như thế nào thì mắm rươi cũng như vậy, thế nhưng hương vị của nó lại khiến người ta nhớ mãi. Hết mùa rươi, khi nào thấy nhớ quá, không chịu nổi, lúc ấy đem mắm rươi ra làm một bữa. Đấy, lúc đấy mới thấy nó quý như thế nào. Thưởng thức mắm rươi cũng cầu kỳ lắm. Để chuẩn bị được một bữa mắm rươi, người nội trợ phải chuẩn bị bao nhiêu là đồ ăn kèm. Đầu tiên là một bát mắm rươi, tùy nhà có thể ăn sống hay chưng lên. Bát mắm phải có vỏ quýt, gừng, ớt, chanh, đánh cho nổi bông lên, cho thêm lạc rang giã dập, bên trên rắc chút ruốc tôm hồng hồng. Đặt bát mắm ấy ở giữa mâm, xung quanh là những thức để ăn kèm. Trước tiên phải có một đĩa thịt ba chỉ hay chân giò luộc chín tới, thái thật mỏng. Những miếng thịt xen lẫn màu trong trong của mỡ, đỏ hồng của nạc thật đẹp mắt. Bên cạnh là xanh ngắt màu của cải cúc, trắng nõn của rau cần, thêm màu xanh non của xà lách, rồi màu xanh mỡ màng của húng láng, hành hoa cắt khúc. Khi ăn, chỉ cần gắp mỗi thứ một chút cho vào bát hoặc gói trong bánh đa nem rồi chấm đẫm thứ mắm rươi ấy. Món ăn là sự hòa hợp của thiên nhiên và con người đất Việt. Cứ mỗi độ thu về, người Hà Nội lại không ai bảo ai mà đều chờ đợi đến mùa rươi, để được thưởng thức hương vị độc đáo ấy, để thỏa lòng mong nhớ cả một năm dài. Mùa rươi năm nay đang đến, hãy đừng bỏ lỡ để khỏi phải nhớ nhung, nuối tiếc…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Món quà mùa thu (phần 2) - Mùa rươ Món quà mùa thu (phần 2) - Mùa rươi “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, đó là mùa rươi. Rươi chỉ xuất hiện có vài lần trong một năm mà mỗi lần chỉ có vài ngày là hết. Rươi là món ăn quý nhưng không kiểu cách, sang trọng như nem công chả phượng mà quý bởi người ta ít khi được thưởng thức một món lạ như thế… Nắng mưa là chuyện của trời. Quả thật, khi trời vào thu thời tiết đỏng đảnh như một cô con gái đến tuổi cập kê. Đang nắng đẹp trời bỗng đổ mưa, cái lạnh tràn về như đông sắp sang. Ấy thế nhưng chỉ một hai hôm là cùng, trời lại nắng lên đem theo cái hanh hao của mùa thu Hà Nội. Mùa rươi lại về! Con rươi làm những người yếu bóng vía phải giật mình khiếp sợ. Nhìn trong thúng có những con gì như giun đất đủ các màu: nào xanh, nào nâu, nào vàng…Ai chưa biết bảo đó là món ăn ngon thì chắc lắc đầu nguầy nguậy. Hình thức thì đáng sợ thế nhưng những người sành ăn khi mùa rươi đến mà không kịp mua một mẻ về thưởng thức thì áy náy lắm vì rươi chỉ có dăm ba ngày là hết, nếu không nhanh thì phải đợi đến sang năm để tìm lại hương vị đặc biệt ấy. Chả rươi - Ảnh: photobucket Rươi có thể làm biết bao là món: chả rươi, rươi nấu củ cải, rươi hấp, rươi xào lá gấc, xào niềng niễng…Mỗi món lại ngon theo một kiểu khác nhau. Mà mỗi một món lại có cách thưởng thức riêng thật độc đáo. Nhưng chung quy lại, nếu chế biến rươi phải có một nguyên liệu đặc biệt, thiếu nó món rươi trở nên nhạt nhẽo, vô vị - đó là vỏ quýt. Vỏ quýt tươi hay khô thái chỉ được cho vào rươi khiến cho món ăn ngon hơn, đẹp hơn như một bản hòa tấu của đất trời. Thêm vào những loại gia vị nấu các món từ rươi, người ta không thể không kể đến những cây thì là xanh ngắt, vài ba lát ớt đỏ cay cay. Chỉ thế thôi nhưng cũng đủ làm nên những món ngon đầy hấp dẫn. Làm những món rươi ấy cũng không cầu kỳ lắm. Chả rươi thì gồm trứng, thịt băm nhỏ và rươi cùng một số thứ gia vị như vỏ quýt, thì là, ớt…, trộn đều cho những nguyên liệu ấy quyện vào nhau và bắc chảo rán vàng. Món này ăn nóng chấm cùng nước mắm chua cay. Trời se se lạnh mà ăn món này có thêm nhấp rượu thì khó ông chồng nào không khen người vợ hiền của mình sao hôm nay khéo chiều thế. Chả rươi thì dành cho chồng nhắm rượu, còn cả nhà lại thích món rươi xào lá gấc hay củ cải, cũng ngon “đáo để”. Một hàng chả rươi vỉa hè - Ảnh: thugian Vì mùa rươi ngắn ngủi nên người Hà thành thấy tiếc khi mùa rươi qua đi lại không còn dịp được thưởng thức món ngon đặc biệt ấy nữa. Họ níu giữ lại hương vị ấy bằng món mắm rươi. Khi đến mùa, các bà các chị người Hà Nội lại mua thêm mẻ rươi về làm mắm. Cách làm mắm cá, mắm tôm như thế nào thì mắm rươi cũng như vậy, thế nhưng hương vị của nó lại khiến người ta nhớ mãi. Hết mùa rươi, khi nào thấy nhớ quá, không chịu nổi, lúc ấy đem mắm rươi ra làm một bữa. Đấy, lúc đấy mới thấy nó quý như thế nào. Thưởng thức mắm rươi cũng cầu kỳ lắm. Để chuẩn bị được một bữa mắm rươi, người nội trợ phải chuẩn bị bao nhiêu là đồ ăn kèm. Đầu tiên là một bát mắm rươi, tùy nhà có thể ăn sống hay chưng lên. Bát mắm phải có vỏ quýt, gừng, ớt, chanh, đánh cho nổi bông lên, cho thêm lạc rang giã dập, bên trên rắc chút ruốc tôm hồng hồng. Đặt bát mắm ấy ở giữa mâm, xung quanh là những thức để ăn kèm. Trước tiên phải có một đĩa thịt ba chỉ hay chân giò luộc chín tới, thái thật mỏng. Những miếng thịt xen lẫn màu trong trong của mỡ, đỏ hồng của nạc thật đẹp mắt. Bên cạnh là xanh ngắt màu của cải cúc, trắng nõn của rau cần, thêm màu xanh non của xà lách, rồi màu xanh mỡ màng của húng láng, hành hoa cắt khúc. Khi ăn, chỉ cần gắp mỗi thứ một chút cho vào bát hoặc gói trong bánh đa nem rồi chấm đẫm thứ mắm rươi ấy. Món ăn là sự hòa hợp của thiên nhiên và con người đất Việt. Cứ mỗi độ thu về, người Hà Nội lại không ai bảo ai mà đều chờ đợi đến mùa rươi, để được thưởng thức hương vị độc đáo ấy, để thỏa lòng mong nhớ cả một năm dài. Mùa rươi năm nay đang đến, hãy đừng bỏ lỡ để khỏi phải nhớ nhung, nuối tiếc…
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật ẩm thực văn hoá ẩm thực văn hoá ẩm thực Việt Nam văn hoá ẩm thực đặc trưng văn hoá ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 247 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 244 5 0 -
69 trang 225 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 189 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 176 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 142 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 140 6 0 -
Tìm hiểu về quà Hà Nội (Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực): Phần 1
99 trang 130 2 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 88 0 0