Thông tin tài liệu:
Đối với môn tiếng Anh, theo tôi nghĩ, không có bí quyết học nào tối ưu cả, quan trọng nhất vẫn là tự học. Sau mỗi lần nghe thầy cô giảng bài xong, tôi đều đọc đi đọc lại thật kỹ các kiến thức cơ bản trong SGK và làm bài tập, làm đi làm lại nhiều lần. Phần ngữ pháp tiếng Anh không chỉ giới hạn ở chương trình SGK lớp 12 mà nó nằm rải rác ở nhiều bậc học khác, vì thế, tôi phải ôn đi ôn lại kiến thức cơ bản, kể cả những kiến thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môn tiếng Anh: Phải làm nhiều bài tập
Môn tiếng Anh: Phải làm
nhiều bài tập
Đối với môn tiếng Anh, theo tôi nghĩ, không có bí quyết
học nào tối ưu cả, quan trọng nhất vẫn là tự học. Sau mỗi
lần nghe thầy cô giảng bài xong, tôi đều đọc đi đọc lại
thật kỹ các kiến thức cơ bản trong SGK và làm bài tập,
làm đi làm lại nhiều lần.
Phần ngữ pháp tiếng Anh không chỉ giới hạn ở chương
trình SGK lớp 12 mà nó nằm rải rác ở nhiều bậc học khác,
vì thế, tôi phải ôn đi ôn lại kiến thức cơ bản, kể cả những
kiến thức đã được cung cấp từ hồi học THCS. Trong SGK
lớp 12, ở cuối mỗi chương đều có một bài tập ôn chung,
tôi thường tự làm phần ôn tập đó để nắm vững kiến thức.
Ngoài ra, tôi còn mua đĩa nghe theo chương trình SGK để
rèn luyện thêm phần nghe, nhưng quan trọng nhất vẫn là
trau dồi từ vựng và biết phân loại kiến thức theo nhóm
cho dễ học. Chẳng hạn, khi làm bài tập ôn chung, tôi xem
chương đó có chủ điểm là gì? Nếu là thể thao thì tôi sẽ
học kỹ các từ vựng về đề tài này bằng cách dò định nghĩa
trong từ điển và ghi ví dụ các câu hỏi chứa từ đó. Cụ thể,
tôi ghi ví dụ này ra riêng một tờ giấy và coi đi coi lại, khi
đã chắc chắn thuộc rồi thì làm phần ôn tập đó để hệ thống
lại kiến thức.
Đó là về từ vựng, những phần còn lại như ngữ pháp, đọc
hiểu… tôi cũng học tương tự như vậy. Trong việc ôn tập
kiến thức theo nhóm, chẳng hạn như ngữ pháp, tôi phân
thành ba nhóm chính: thì hiện tại, quá khứ và tương lai;
ngoài ra còn một số nhóm phụ khác như dạng câu đảo
ngữ, so sánh… Mỗi nhóm sẽ có những kiến thức cơ bản
cho từng phần và tôi sẽ cho ví dụ cụ thể để dễ nhớ. Ví dụ,
trong thì tương lai, tôi chia thành thì tương lai đơn, tương
lai tiếp diễn và tương lai hoàn thành. Ở thì tương lai hoàn
thành tôi đưa ra cấu trúc là: Subject + will have + PP, sau
đó đưa ví dụ cụ thể là By the time we arrive, the party will
have been over. Ở mỗi thì, tôi đều đưa ra một vài ví dụ cụ
thể để xem có những điểm giống và khác nhau như thế
nào mà vận dụng công thức để làm bài tập, bởi khi học
kiến thức cơ bản thì mỗi phần sẽ riêng biệt với nhau
nhưng khi làm bài tập cụ thể như bài đọc - hiểu chẳng hạn
sẽ xuất hiện nhiều mẫu câu như thì hiện tại, quá khứ…
nên để liên kết kiến thức cần làm nhiều bài tập
Thời gian đến kỳ thi tốt nghiệp THPT đang rất gần, tôi
nghĩ để môn thi tiếng Anh đạt hiệu quả cao, các bạn nên
học theo hướng dẫn của giáo viên và tự làm bài tập nhiều
lần để nắm vững kiến thức. Đối với bộ môn này, cần tránh
học tủ mà phải học vững hết tất cả kiến thức trong SGK,
bởi các phần đều quan trọng như nhau.n