,QUÀ BIẾU CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG CHO VUA THÀNH THÁI 1. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại luôn luôn mê hoặc các nhà say mê nghệ thuật và quyến rũ tinh thần sáng tạo của các nghệ sĩ châu Âu. Ngay từ thời La Mã cổ đại, các pho.tượng và đồ vật như huy chương, thạch mộ, bình, bát dĩa… đều được sưu tập và các nhà điêu khắc thì thường sao chép các tác phẩm cổ đại, coi đó như là những khuôn mẫu hoàn hảo. Phong cách cổ đại xuất hiện thường xuyên trong văn hóa Pháp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT BÌNH ĐỒNG PHÁP MỘT BÌNH ĐỒNG PHÁP,QUÀ BIẾU CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG CHO VUA THÀNH THÁI1. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại luôn luôn mê hoặc các nhà say mê nghệ thuật và quyếnrũ tinh thần sáng tạo của các nghệ sĩ châu Âu. Ngay từ thời La Mã cổ đại, các photượng và đồ vật như huy chương, thạch mộ, bình, bát dĩa… đều được sưu tập và cácnhà điêu khắc thì thường sao chép các tác phẩm cổ đại, coi đó như là những khuônmẫu hoàn hảo.Phong cách cổ đại xuất hiện thường xuyên trong văn hóa Pháp, từ thời Phục Hưng(thế kỷ XVI) cho đến ngày nay, với một kiểu thức mới, sao chép hoặc sáng tạo lại,như phong cách cổ điển mới, dưới thời vua Louis XVI (1774 – 1792) với sự khaiquật phế tích Herculanum (Ý, 1738 – 1765) hoặc Pompéi (Ý, 1748), và nhất là phongcách Đế chế, thời Napoléon Đệ Nhất.Vào giữa thế kỷ XIX, từ năm 1850 đến năm 1870, nhiều phong cách khác nhau địnhhình trong thời kỳ này. Nhưng phong cách Hy Lạp – La Mã cổ đại vẫn tồn tại. Vàonăm 1752, Hoàng đế Napoléon đã khôi phục lại phong cách Pompéi khi ông đặt lòquốc gia Sèvres làm chiếc bình Adélaide với một kiểu thức trang trí không cầu kỳ,bóng bẩy, gợi lại các bình cổ đại, hoặc bộ bát dĩa làm cho cung điện Maisonpompéienne mà kiến trúc sư Alfred Normand vừa xây dựng cho ông. Năm 1862,hoàng đế Napoléon III (1852 – 1870) mua lại bộ sưu tập Campana và cho trưng bàytại Palais des Industries. Cuộc triển lãm này khơi gợi lòng ham mê các cổ vật kiểuHy Lạp nơi công chúng.Năm 1835, Alfred Collas sáng chế ra một cỗ máy có thể tái hiện những công trìnhđiêu khắc nghệ thuật. Bốn năm sau, tại triển lãm sản phẩm công nghiệp Pháp, ôngđã giới thiệu một bản sao bức tượng Vénus de Milo có kích thước nhỏ hơn (90cm)và trình tòa bằng sáng chế cỗ máy này. Năm 1838, Alfred Collas đã hợp tác vớiFerdinand Barbédienne (1810 – 1892) mở một công ty khởi sự việc chế tạo vàthương phẩm hóa các pho tượng bằng đồng thau với kích thước nhỏ hơn, làm bảnsao các pho tượng cổ đại nổi tiếng tại châu Âu, để thỏa mãn nhu cầu sưu tập các tácphẩm phỏng cổ của giới bình dân Pháp.Là người ưa thích kinh doanh, Barbédienne luôn tạo ra những tác phẩm nghệ thuậtphù hợp với nhu cầu của công chúng. Ông sao chép các tác phẩm mang tính đạichúng và gặt hái được rất nhiều giải thưởng. Nhưng nhờ tinh thần nghệ thuật sángsuốt, Barbédienne đã sớm quan tâm đến các nhà điêu khắc hiện đại. Sau khi AchilleCollas mất (1859), Barbédienne trở thành người điều hành một công ty đúc đồng rấtphát đạt, với một xưởng riêng có đến 300 thợ, chuyên chế tác những tác phẩm đồngthau đồ sộ. Năm 1870, xưởng này sản xuất 1200 tác phẩm đồng thau đủ kích cỡ.Barbédienne trở thành một trong các xưởng đúc nổi tiếng nhứt của Pháp bấy giờ,dùng một loại hợp kim mới, giàu thiếc, để sáng tạo các tác phẩm nổi tiếng về tínhchất nghệ thuật, chạm trổ, lắp ráp và mạ vàng. Ông tập hợp quanh mình các thợthủ công khéo nhất. Tại Triển lãm thế giới năm 1878, một nhà phê bình nghệ thuậtđã tôn vinh ông là “hoàng tử công nghiệp và vua đồng thau”. Năm 1889, danh mụccác tác phẩm do Barbédienne đúc bằng đồng thau đã lên đến con số 450, lấy mẫu từtác phẩm của 45 nhà điêu khắc khác nhau. Hơn 50% tác giả các vật mẫu này lànhững nghệ sĩ đương thời đã đạt được các giải thưởng danh giá như Prix de Romehoặc trong những triển lãm hội họa. Trong số các nghệ sĩ đương thời cộng tác vớixưởng Barbédienne có những cái tên nổi tiếng như: Rodin, Carpeaux, Barye, Davidd’Angers… và đặc biệt là Ferdinand Levillain (1837 – 1905).Sau khi học nghề điêu khắc với Joufroy (1806 – 1852), Ferdinand Levillain tham giavào các cuộc triển lãm Họa sĩ Pháp từ năm 1861 đến năm 1905. Ông được các nhàphê bình chú ý tại Triển lãm thế giới (1867), khi ông trưng bày một mâm bồng bằngđồng trang trí hoa văn theo kiểu Hy Lạp cổ. Kể từ 1871, ông trở thành một họa sĩnổi tiếng nhờ sự kết hợp với xưởng đúc Barbédienne để sáng tạo nên các tác phẩmphỏng cổ kiểu Hy Lạp như chân đèn, chân nến nhiều ngọn, mâm bồng hoặc vò haiquai. Ông đạt được thành công rực rỡ trong cuộc Triển lãm thế giới tổ chức ở Parisnăm 1878 và giành huy chương vàng cho các tác phẩm mô phỏng theo kiểu cổ.Trong báo cáo của ban tổ chức triển lãm, Sevran, một người thợ đồng thau tham giaban giám khảo đã nhận xét: “Các công trình nghệ thuật bằng đồng thau của ôngLevillain được chạm tỉ mỉ như những món nữ trang (…). Những hình dáng, rấtkhác nhau và rất thuần khiết, đạt tới mức hoàn thiện”. Tại Triển lãm thế giới tổchức vào năm 1884, Levillain lại giành huy chương hạng nhất và đến triển lãm năm1889, ông lại giành huy chương bạc.2. Chiếc bình bằng đồng thau(1) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng CVCĐ Huế là mộttrong các tác phẩm tiêu biểu của sự hợp tác giữa nghệ sĩ Ferdinand Levillain và thợđúc Ferdinand Barbédienne, với hình dáng và trang trí theo kiểu Hy Lạp cổ. Têncủa hai người này được khắc trên thân bình.Hình dáng chiếc bình làm phỏng theo loại bình đặc trưng của Hy Lạp cổ, gọi làamphore. Đó là loại “vò” hai quai với miệng loe, cổ cao ...