Hồ Gươm cạn nước, khoe ra một hố khảo cổ sắp xuống tới đáy. Đúng dịp này tôi nhận đề tài nghề cổ quanh hồ Gươm. Chẳng mất công đào cũng được khối di vật lịch sử. Nghe tôi nói thế, anh Tôn người làm cùng sở, bình luận ngay, mày làm sử học theo lối móc cống. Nói cùng sở cho oai vậy thôi, tôi còn là sinh viên, lại là dân tỉnh lẻ, xin được chân trực đêm cho công ty du lịch Hòan Kiếm ngay bên hồ Gươm để có chỗ nương thân, tắm giặt và đặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một chiều hồ Gươm Một chiều hồ Gươm TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUỐC TOÀN Hồ Gươm cạn nước, khoe ra một hố khảo cổ sắp xuống tới đáy. Đúng dịp này tôi nhậnđề tài nghề cổ quanh hồ Gươm. Chẳng mất công đào cũng được khối di vật lịch sử. Nghetôi nói thế, anh Tôn người làm cùng sở, bình luận ngay, mày làm sử học theo lối móccống.Nói cùng sở cho oai vậy thôi, tôi còn là sinh viên, lại là dân tỉnh lẻ, xin được chân trựcđêm cho công ty du lịch Hòan Kiếm ngay bên hồ Gươm để có chỗ nương thân, tắm giặtvà đặt một rương sách. Tắm giặt, học hành chứ không ngủ. Tôi chuyên trị các ca đêm,tranh thủ ngủ vào những lúc các thầy giáo trẻ không giảng mà đọc cho sinh viên chépgiáo trình. Chép làm gì, tôi đọc đã nhão những trang ấy trong các ca trực. Vào nhữngngày không phải đến trường, tôi có thể chập chờn giấc trưa trên cái giường kê ngay tronghầm để xe.Trưa nay anh Tôn gọi điện xuống, có thích rùa nổi lên mà xem! Tôi chạy như tên bắn quacả trăm bậc thang lên tầng bốn. Anh Tôn đang quan sát rùa bằng ống nhòm. Nhưngkhông hướng ra mặt hồ mà quay sang nhà hàng karaoke, tầng lầu đối diện. Đấy là phòngnghỉ của các cô tiếp viên. Anh Tôn đưa ống nhòm cho tôi. Lần đầu tôi được thấy cáckhỏa thân sống. Không mảnh mai và mịn màng như khỏa thân Văn Cao minh họa báoVăn Nghệ, cũng không thật đến gồ ghề, méo mó như kiểu vẽ của Bùi Xuân Phái. Tôi đỏmặt buông ống nhòm. Anh Tôn cười hinh hích: Xem đi chứ! Thấy động lại đậy nắp cốngbây giờ!Y như rằng, cái rèm cửa được kéo lại. Tôi nhòm ra hồ Gươm. Trên bờ hồ một cụ ôngđang bới đống bùn rác mà công nhân nạo vét hồ đổ từng xô lên thùng xe tải. Trông quenquen, tôi chỉnh lại ống nhòm. Trán sói thật cao, những lọn tóc hiếm hỏi còn lại thì dài tớichấm vai. Ai như giáo sư Vượng? Tôi định hỏi anh Tôn (nhà Hà Nội học của riêng tôi)thì anh đã không còn trong phòng. Tôi bỏ ống nhòm, tìm ra hồ. Nếu được giáo sư Vượngcho mấy câu về các nghề cổ truyền tôi đang tìm kiếm thì còn gì bằng!Không phải giáo sư sử học, đấy là ông lão bơm xe vẫn ngồi chỗ gốc cây đa ba cảm tửquân bên đền bà Kiệu. Tôi cũng đã được cụ bơm cho vài lần nên quen mặt. Cụ tìm gìnhỉ? Có mảnh nghề cổ nào tôi đang cần trong đó không?Ông ơi! Bơm hay vá cũng nghỉ nhá! Ông ơi, cháu muốn hỏi chuyện? Muốn hỏi thì lênđây!Tôi ngại cái đám bùn nhão nhoét, lổn nhổn kia, nhưng tiếc những thứ có thể lượm từ đấycho đề tài của mình. Chính mắt tôi vừa thấy cụ Bơm nhặt được những đồng xu, đấy cóthể là phế phẩm đổ xuống từ phường đúc Tràng Tiền bên kia hồ. Chưa hết phân vân, cáixe tải đã hết sức chứa, cánh thợ nạo vét nghỉ. Cụ Bơm lịch sự, mời cậu qua hàng chèchén bên kia đường ta nói chuyện. Cậu sang xơi nước tự nhiên. Tôi mời. Để tôi vào đềnrửa mấy đồng xu này đã.Cụ Bơm vào đền bà Kiệu lối cửa hậu như vào nhà mình. Tôi mừng vì đã tìm đúng ngườicần gặp, một người chơi đồ cổ, lại chơi ngay những thứ vớt lên từ cái hồ lịch sử còn sốngtrước mặt kia, tha hồ hỏi. Có khi xin được cả cổ vật cũng nên. Cụ Bơm đã sang. Tôi vàochuyện ngay…Tiếc quá, cậu chẳng đến sớm dăm năm, lúc ông Nguyễn Dậu còn sống. Ông ấy mới đủchữ nghĩa giúp cậu chứ tôi chỉ là anh bơm xe, mới học hết lớp bảy, biết gì mà nói. Cậucũng khéo chọn đề tài nhỉ, nghề cổ ven hồ. Chẳng giấu gì cậu, sinh thời cụ Nguyễn Dậuvẫn coi tôi là bạn vong niên, sách nào mới ra cụ cũng đề tặng. Những cuốn ấy tôi đềuđược đọc từ khi còn là bản thảo. Có lần đưa sách, cụ nói, dù phải đứng đường kiếm sốngnhư anh em ta, nhưng đứng ngay đây, được cái hồ lịch sử này thăm nuôi cũng là đạiphúc. Ráng sống cho ra người Tràng An. Ông cụ vẫn dạy như thế. Cụ lại bảo, nhữngnghề chẵn, nghề lớn thì đã có chỗ trong ba mươi sáu phố. Nghề lẻ như anh em mình phảira bờ hồ, ra phố thứ ba mươi bảy này. Ngẫm lại mà đúng cậu ạ. Cũng nhờ bên trọng bênkhinh như thế mà người Hà Nội những năm bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội vẫn cònđược nghe hát xẩm, ngay dưới chân tháp Bút bên kia. Người Hà Nội mới có ông Hoakiều lơ tẩy hồng, bán rao tận cổng mỗi nhà, cứu lấy những áo trắng phin nõn ngả màucháo lòng. Chúng tôi đều đứng đường cậu ạ, ông Dậu đứng cắt tóc. Còn tôi, khắc bút vớisơn mạ huy hiệu. Mãi sau này giải ngũ thanh niên xung phong tôi mới chuyển ngành bơmxe. Sơn khắc mới là nghề gia truyền. Quê tôi bên Đông Hồ nhưng nhà tôi có tiệm khắcdấu phố Hàng Gai, bố tôi làm không hết việc mới nhờ vả bạn thợ, thành ông chủ lúc nàokhông hay, bị đánh tư sản, nhà riêng hóa thành hợp tác xã. Bố tôi chỉ là anh xã viên màđược quen với ông quốc ca Văn Cao kia đấy. Một thời tranh bìa Văn Cao nhà ThanhNiên với minh họa của ông ấy trên báo Văn Nghệ một tay bố tôi khắc gỗ. Vậy mà khôngđủ tiền nuôi tám miệng ăn trong nhà, ông cụ mới kiếm cho anh cả tôi một con dao khắc,anh tôi ra nghề khắc bút ngay bờ hồ này. Bút Trường Sơn với Hồng Hà khắc cả nghìncây chứ chẳng ít. Khắc tặng thầy, tặng bạn, khắc tên mình để đánh dấu phòng người tacầm nhầm. Mấy bữa nay tôi theo sát cánh vét hồ là vì muốn tìm dưới ấy một bản khắccủa nhà. Sáng này cô út nhà tôi lên chùa Bộc thắp nhang cầu vớt được di cảo của anh cả.Tôi thấy nóng ruột lắm! Cạn đến thế kia mà chưa thấy thì lạ quá. Chính tôi cùng với anhtôi thả những bức khắc ấy xuống hồ mà. Những đồng xu này nhân tiện thì nhặt thôi. Tôiquyết tìm cho được bút tích anh mình dưới ấy. Mà thôi cánh thợ vét lại vào việc rồi!Một thợ sơn khắc tìm đồ gia bảo trong đống bùn rác! Lạ nhỉ! Tôi bám sát ông cụ haychuyện và chẳng còn ngần ngại, trèo lên xe tải. Gần tiếng đồng hồ nữa, cũng chưa thấygì, hai ông cháu lại vào giải lao ở hàng chè chén. Lần này đã thấy anh Tôn ngồi đấy. Thìra anh Tôn với cụ Bơm quen thuộc từ trước. Chú mày giỏi thật! Mò được văn bia rồi. Cứ chép cho hết chuyện từ cái bia sống nàycũng thành một quyển sách. Địa chỉ văn hóa của anh đấy. Tháng trước nhóm các nhà sử học Pháp sang chuẩn bị cho hội thảo 50 năm Điện Biên Phủ, họ muốn tìm hiểu vang động đời thường của Điện Biên. Anh đưa tới cụ đây, ngay dưới gốc đa này, trân trọn ...