Danh mục

Một đời người không đủ nói lời cảm ơn Kazik

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.21 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Trước đây, khi chưa thể xây dựng được tượng đài kiến trúc sư (KTS) Kazik, chúng tôi thường tự an ủi rằng không có bia mộ nào, tượng đài nào hơn bia mộ, tượng đài trong lòng mình. Nhưng đời người ngắn ngủi, một đời người không đủ nói lời cảm ơn với Kazik bởi tình cảm cũng như công sức mà ông đã đóng góp cho mảnh đất này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Một đời người không đủ nói lời cảm ơn Kazik" Một đời người không đủ nói lời cảm ơn Kazik “Trước đây, khi chưa thể xây dựng được tượng đài kiến trúc sư (KTS) Kazik, chúng tôi thường tự an ủi rằng không có bia mộ nào, tượng đài nào hơn bia mộ, tượng đài trong lòng mình. Nhưng đời người ngắn ngủi, một đời người không đủ nói lời cảm ơn với Kazik bởi tình cảm cũng như công sức mà ông đã đóng góp cho mảnh đất này. Vì vậy, một tượng đài để nhắc nhở công lao của Kazik đối với Mỹ Sơn là điều chúng tôi đã, đang làm để thể hiện lòng tri ân của nhân dân Duy Xuyên nói riêng, Quảng Nam nói chung với người KTS này”. Đó là tâm sự của ông Trịnh Sơn Hải - trưởng phòng VHTT huyện Duy Xuyên, Quảng Nam về việc xây dựng tượng đài KTS Ba Lan Kazik tại di sản thế giới Mỹ Sơn trong tháng 6/2009 tới đây (khởi công nhân lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản lần thứ IV năm 2009). Không làm sai lệch và làm giả di tích * Trước và sau kiến trúc sư Kazik đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều kiến trúc sư gắn bó với sự nghiệp bảo tồn, trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn. Vậy tại sao huyện Duy Xuyên lại quyết định chọn xây dựng tượng kiến trúc sư Kazik? - Trong thời gian dài, Duy Xuyên sẽ dần dần tiến hành việc ghi nhận công lao của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với khu đền tháp Mỹ Sơn. Song, trước mắt, chúng tôi chọn xây dựng tượng đài KTS Kazik bởi những cống hiến của ông gần đây nhất và những thành quả nghiên cứu cũng như quan điểm trùng tu của ông là rất lớn, mặc dù có giai đoạn người ta còn chưa hiểu được tường tận. Nhưng qua thời gian, và cho đến bây giờ những thành quả đó vẫn đang được giới chuyên môn thế giới đánh giá cao. Và đặc biệt hơn nữa, ý tưởng, quan điểm cũng như sự cống hiến của ông đang được kế tục bởi sự kế nghiệp của hai người con ông. * Theo ông, đóng góp lớn nhất của KTS Kazik với khu đền tháp Mỹ Sơn là gì? - Thời đó, giới chuyên môn ở Việt Nam còn ít kinh nghiệm về trùng tu di tích, nhất là di tích bằng đất nung và đá. Khi trùng tu di tích Chàm làm bằng đất nung và một phần bằng đá ở dạng phế tích, Kazik tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của trường phái “trùng tu khảo cổ học” được quốc tế công nhận: đó là giữ gìn nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy tr ì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đưa vào để gia cường. Làm theo bài bản này, các ngôi tháp ở Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần, mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có. Quan sát kỹ, bên cạnh những thành phần gốc đã được gia cố và nhấn mạnh, người ta có thể nhận biết được những vết tích can thiệp của nhà trung tu - nhà phẫu thuật - nhằm giúp cho di tích trước hết không sụp đổ. Là một nhà khoa học, một KTS trùng tu di tích của trường phái tu bổ di tích Ba Lan được thế giới thừa nhận, Kazik luôn luôn suy ngẫm, đắn đo, bàn bạc kỹ lưỡng rồi mới cho phép mình đụng chạm vào di tích. Ông thấu hiểu Mỹ Sơn như một “bệnh nhân” đặc biệt, một “bệnh nhân của quá khứ không bao giờ trở lại”. Trong thời gian làm việc tại Mỹ Sơn, bom mìn, gian khổ và nhất là đồng vốn thiếu trước hụt sau cũng không hề làm Kazik nản lòng, mà cứ “đến hẹn lại lên”, mỗi năm mùa khô Quảng Nam lại thấy Kazik xuất hiện nơi núi rừng hoang vu, im lặng chăm chút khôi phục lại cái đẹp đang bị vùi lấp. Trong đoàn của ông có 8 người đã vĩnh viễn nằm lại Mỹ Sơn do đụng mìn, thiếu thốn, gian khổ, bệnh tật... Năm 1991, Hiệp định Văn hóa Việt Nam - Ba Lan kết thúc, chỗ dựa pháp lý, tài chính cuối cùng cho lao động của ông không còn, ông đã tự đứng ra kêu gọi và tạo được quỹ cho hoạt động. Ngay vào thời điểm khó khăn nhất, ông vẫn nói: “Tôi chịu đựng được hết thảy, miễn sao được sống vì những ngôi tháp”. Kazik của Mỹ Sơn * Công lao đóng góp của kiến trúc sư Kazik với khu đền tháp Mỹ Sơn lớn như vậy, trong khi cho đến nay chúng ta mới xây dựng tượng ông ở đây, có phải là điều quá muộn không? - Thật ra, ngay khi KTS Kazik vừa mất, không chỉ chính quyền và nhân dân huyện Duy Xuyên mà hầu hết bạn bè cũng như đồng nghiệp của ông trong giới chuyên môn cũng muốn xây mộ giả và dựng tượng đài của ông tại Mỹ Sơn. Nhưng tượng đài thì phải đặt ở nơi ông gắn bó, cũng chính là nơi ông đã đóng góp công sức để cứu vãn di tích và là nơi mà du khách thường lui tới, tức là khu đền tháp Mỹ Sơn. Nhưng cho đến ngày 30/12/2008, quy hoạch tổng thể khu đền tháp Mỹ Sơn mới được phê duyệt. Và trên cơ sở quy hoạch tổng thể ấy, chúng tôi mới có thể xây dựng và đặt tượng. * Được biết, tác giả xây dựng tượng đài sắp tới là điêu khắc gia Phạm Hồng, đây cũng chính là tác giả của phù điêu chân dung KTS Kazik đã được xây dựng tại Hội An từ năm 2005. Vậy liệu có sự trùng lặp không, thưa ông? Phù điêu chân dung Kazik tại Hội An (hoàn thành năm 2005) - Về phong cách thể hiện, đây cũng là tượng bán thân theo phong cách tả thực. Nhưng hình ảnh để làm khuôn mẫu tượng, chúng tôi đã cung cấp cho nhà ...

Tài liệu được xem nhiều: