Một Dòng Xuôi Mải Miết
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 148.61 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bữa nhậu gần tàn. Kim đã uống gần hết một lượt để từ giã ra về thì có anh thanh niên hào hển chạy lại hỏi thăm anh Kim nhà văn, còn dò đi hỏi lại có đúng là Kim viết mấy cái truyện về về những người chăn vịt mới được đọc trên đài. Kim gật đầu. Anh ta cười cái phào: - Vậy thì may quá. Tôi tính xong mùa lúa này sẽ lên trển tìm cho được anh. Vợ tôi cứ biểu hoài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Dòng Xuôi Mải MiếtMột Dòng Xuôi Mải Miết Bữa nhậu gần tàn. Kim đã uống gần hết một lượt để từ giã ra về thì có anh thanhniên hào hển chạy lại hỏi thăm anh Kim nhà văn, còn dò đi hỏi lại có đúng là Kimviết mấy cái truyện về về những người chăn vịt mới được đọc trên đài. Kim gậtđầu. Anh ta cười cái phào: - Vậy thì may quá. Tôi tính xong mùa lúa này sẽ lên trển tìm cho được anh. Vợtôi cứ biểu hoài... Kim ngờ ngợ, không biết mình có dây dưa chuyện gì với vợ chồng anh chàngnày đây. Anh hỏi, Tôi giúp gì được cho anh.... Anh chàng nọ ngần ngừ nhìnquanh rồi hỏi Tôi có thể nói chuyện này cho một mình anh nghe được không...,Kim dại gì mà không gật đầu, ở lại, dễ gì rụp một cái có thể rời khỏi chiếu nhậu. Vậy mà cũng xà quần cả buổi, chờ cho anh chàng nọ uống chào sân hết cả thảychín ly rượu trắng mới đi được. Hai người xuống cái bến bùm xùm những lùm đậucộ, Kim chờ tàu Khánh Hội lên. - Anh viết mấy cái truyện chăn vịt hay thiệt, sành sỏi như người trong nghề,nghe bắt mê. Chắc anh đi nhiều chỗ, gặp nhiều người lắm. Tôi đang suốt lúa, nghecó nhà văn Trần Kim về Rạch Giồng để viết về vụ hè thu, tôi bỏ dãi chạy ra đây.Không biết anh nhà văn có biết người nuôi vịt chạy đồng nào tên Sáng, trạc ba sáu,ba bảy tuổi không... Dà, vợ tôi nó trông gặp anh Sáng này tới mỏi con mắt nhưngtrời đất mênh mông, tôi hỏi cùng khắp rồi, mà chưa thấy tăm hơi đâu hết. Chuyệncủa ba người chúng tôi cũng dài lắm anh à, anh biết, hai người với nhau thì dễ,thêm người thứ ba rắc rối lắm. Tôi không biết quê Sáng ở đâu, mấy lần nghe loáng thoáng ở An Bình, PhướcLong gì đó. Mùa gặt năm nào anh cũng xuôi ghe chở bầy vịt đổi đồng về xómRạch Giồng này. Rồi cất cái chòi lợp bằng lá chuối, quây lưới cầm vịt trên khúc đêtrồng so đũa. Từ chỗ này, mỗi ngày anh lang thang lùa vịt đi ăn khắp cả vạt đồng,qua tới vườn xóm Lung. Tới khi người ta bừa đất chuẩn bị sạ vụ mới, Sáng lại rađi. Tôi thường trông Sáng mỗi khi mùa lúa mới về. Hai mươi hai tuổi, ông già tôiđã giao cho cái máy suốt Bình Thủy, hễ lúa chín là tôi tha thủi một mình ngủ giữmáy giữa đồng khơi. Anh nhà văn không biết chớ, ngủ trên đồng buồn thê thiếtlắm. Gió thì hiu hút, gió thổi rơm rạ tả tơi, trời sao vằng vặc, đất mênh mông. Đangthèm hơi người nên gặp được ai là thương, là quý ngay người ấy. Vì vậy mà tôiquý Sáng. Những đi cho vịt đi ăn xa, chạng vạng không về kịp, Sáng cũng hay cầmvịt giữa đồng, hai đứa tôi ôm rơm tụm lại nhóm lửa, đánh bài tiến lên, uống ít lycho ấm người. Xong rồi ca khơi khơi vài câu vọng cổ. Tôi hay hỏi Sáng chuyệnđồng bãi mùa màng này nọ, về những nơi mà anh đã đi qua. Sáng lớn hơn tôichừng năm tuổi nhưng anh già dặn, chững chạc trầm lặng hơn tôi, hơn cả tuổi củaanh nhiều. Ban ngày, anh hay lội lại, khi thì xoắn tay xách lúa tiếp, lúc cho máy ănđể chúng tôi lua vội bữa trưa, có khi giúp vác cái thùng suốt lội ròng rã mươi côngđất gò. Tôi ngại lắm, nhưng Sáng chỉ cười, Một mình cũng buồn, tôi phải kiếmmột việc gì đó để làm để khỏi phải mơ biến thành vịt. Ai sống một mình cũng buồn hết, anh nhà văn à. Nhưng Sáng ngon hơn tôinhiều, anh kể đã nuôi vịt chạy đồng bảy năm. Tính ra thì cỡ mười lăm, mười sáutuổi anh đã dầu dãi giang hồ. Tôi ngẩn ngơ, Sao ông hay vậy... Sống một mình...Tôi mà lúc cúc một mình trên đồng khơi thể nào cũng điên. Sáng cười, nhiềungười ở cạnh tôi lắm chớ. Ai đâu. Không có ở đây, nhưng tôi luôn nghĩ về họ. Tôihỏi Sáng nghĩ tới ai. Sáng chỉ cười. Anh để ý coi, những người ít nói thì hay cười,không phải vì vui mà vì để khỏi trả lời. Rồi tự nhiên Sáng hỏi ngược lại rằng tôiđang nghĩ tới ai. Tôi nói tôi nghĩ tới Xuyến, tên của vợ tôi bây giờ. Cùng xóm mà, thương lúc nàocũng không nhớ, có thể hồi mười bảy hay hai mươi hay chừng tám chín tuổi gìđó… Tôi nói thiệt, hồi thương cổ, tôi lội tới lội lui thiếu điều sạt bờ dừa nhà ônggià vợ. Tới lúc chiêm bao cũng thấy Xuyến là đậm lắm rồi. Mà chiêm bao ngộ lắm,lặp đi lặp lại hoài cũng cái cảnh tôi nắm tay em Xuyến xuống bến, nhưng không cóchiếc xuồng nào, chờ một hồi thấy có người bơi lại, không thấy rõ mặt (thường thìchiêm bao ít thấy rõ mặt người), chỉ thấy cái lưng hơi khom, vai bè bè… giống nhưSáng vậy, tới đó rồi thôi, giấc mơ đứt đoạn. Tôi kể cho Sáng nghe, hơi hồ nghiSao trong câu chuyện của tôi và Xuyến lại có ông vậy ta.... Sáng chỉ cười, cáicười làm tôi quên mau, chuyện chiêm bao mà. Sáng cũng biết Xuyến, chỗ anh cầm vịt ngang với hậu vườn nhà Xuyến. Sánghay qua nhà uống trà, nói chuyện mùa màng chơi với ông già vợ tôi. Có bữa anhnằm tâm sự, Cứ mỗi lần cặp ghe vịt vô bến thấy thím Hai khum cái tay che nắnghỏi ai in thằng Sáng, thấy cô Xuyến chạy ra cửa nhoẻn cười thấy lòng vui nhưđược trở về nhà. Cũng nghe nhiều người thắc mắc, thằng Sáng chắc có gì với conXuyến, chớ không sao năm nào cũng cầm vịt ngay trân chỗ đó, năm nào cũng muacho Xuyến khi thì khúc vải, lúc là cây dù… nhưng tôi ỷ y, cũng biết bao nhiêungười lui tới ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Dòng Xuôi Mải MiếtMột Dòng Xuôi Mải Miết Bữa nhậu gần tàn. Kim đã uống gần hết một lượt để từ giã ra về thì có anh thanhniên hào hển chạy lại hỏi thăm anh Kim nhà văn, còn dò đi hỏi lại có đúng là Kimviết mấy cái truyện về về những người chăn vịt mới được đọc trên đài. Kim gậtđầu. Anh ta cười cái phào: - Vậy thì may quá. Tôi tính xong mùa lúa này sẽ lên trển tìm cho được anh. Vợtôi cứ biểu hoài... Kim ngờ ngợ, không biết mình có dây dưa chuyện gì với vợ chồng anh chàngnày đây. Anh hỏi, Tôi giúp gì được cho anh.... Anh chàng nọ ngần ngừ nhìnquanh rồi hỏi Tôi có thể nói chuyện này cho một mình anh nghe được không...,Kim dại gì mà không gật đầu, ở lại, dễ gì rụp một cái có thể rời khỏi chiếu nhậu. Vậy mà cũng xà quần cả buổi, chờ cho anh chàng nọ uống chào sân hết cả thảychín ly rượu trắng mới đi được. Hai người xuống cái bến bùm xùm những lùm đậucộ, Kim chờ tàu Khánh Hội lên. - Anh viết mấy cái truyện chăn vịt hay thiệt, sành sỏi như người trong nghề,nghe bắt mê. Chắc anh đi nhiều chỗ, gặp nhiều người lắm. Tôi đang suốt lúa, nghecó nhà văn Trần Kim về Rạch Giồng để viết về vụ hè thu, tôi bỏ dãi chạy ra đây.Không biết anh nhà văn có biết người nuôi vịt chạy đồng nào tên Sáng, trạc ba sáu,ba bảy tuổi không... Dà, vợ tôi nó trông gặp anh Sáng này tới mỏi con mắt nhưngtrời đất mênh mông, tôi hỏi cùng khắp rồi, mà chưa thấy tăm hơi đâu hết. Chuyệncủa ba người chúng tôi cũng dài lắm anh à, anh biết, hai người với nhau thì dễ,thêm người thứ ba rắc rối lắm. Tôi không biết quê Sáng ở đâu, mấy lần nghe loáng thoáng ở An Bình, PhướcLong gì đó. Mùa gặt năm nào anh cũng xuôi ghe chở bầy vịt đổi đồng về xómRạch Giồng này. Rồi cất cái chòi lợp bằng lá chuối, quây lưới cầm vịt trên khúc đêtrồng so đũa. Từ chỗ này, mỗi ngày anh lang thang lùa vịt đi ăn khắp cả vạt đồng,qua tới vườn xóm Lung. Tới khi người ta bừa đất chuẩn bị sạ vụ mới, Sáng lại rađi. Tôi thường trông Sáng mỗi khi mùa lúa mới về. Hai mươi hai tuổi, ông già tôiđã giao cho cái máy suốt Bình Thủy, hễ lúa chín là tôi tha thủi một mình ngủ giữmáy giữa đồng khơi. Anh nhà văn không biết chớ, ngủ trên đồng buồn thê thiếtlắm. Gió thì hiu hút, gió thổi rơm rạ tả tơi, trời sao vằng vặc, đất mênh mông. Đangthèm hơi người nên gặp được ai là thương, là quý ngay người ấy. Vì vậy mà tôiquý Sáng. Những đi cho vịt đi ăn xa, chạng vạng không về kịp, Sáng cũng hay cầmvịt giữa đồng, hai đứa tôi ôm rơm tụm lại nhóm lửa, đánh bài tiến lên, uống ít lycho ấm người. Xong rồi ca khơi khơi vài câu vọng cổ. Tôi hay hỏi Sáng chuyệnđồng bãi mùa màng này nọ, về những nơi mà anh đã đi qua. Sáng lớn hơn tôichừng năm tuổi nhưng anh già dặn, chững chạc trầm lặng hơn tôi, hơn cả tuổi củaanh nhiều. Ban ngày, anh hay lội lại, khi thì xoắn tay xách lúa tiếp, lúc cho máy ănđể chúng tôi lua vội bữa trưa, có khi giúp vác cái thùng suốt lội ròng rã mươi côngđất gò. Tôi ngại lắm, nhưng Sáng chỉ cười, Một mình cũng buồn, tôi phải kiếmmột việc gì đó để làm để khỏi phải mơ biến thành vịt. Ai sống một mình cũng buồn hết, anh nhà văn à. Nhưng Sáng ngon hơn tôinhiều, anh kể đã nuôi vịt chạy đồng bảy năm. Tính ra thì cỡ mười lăm, mười sáutuổi anh đã dầu dãi giang hồ. Tôi ngẩn ngơ, Sao ông hay vậy... Sống một mình...Tôi mà lúc cúc một mình trên đồng khơi thể nào cũng điên. Sáng cười, nhiềungười ở cạnh tôi lắm chớ. Ai đâu. Không có ở đây, nhưng tôi luôn nghĩ về họ. Tôihỏi Sáng nghĩ tới ai. Sáng chỉ cười. Anh để ý coi, những người ít nói thì hay cười,không phải vì vui mà vì để khỏi trả lời. Rồi tự nhiên Sáng hỏi ngược lại rằng tôiđang nghĩ tới ai. Tôi nói tôi nghĩ tới Xuyến, tên của vợ tôi bây giờ. Cùng xóm mà, thương lúc nàocũng không nhớ, có thể hồi mười bảy hay hai mươi hay chừng tám chín tuổi gìđó… Tôi nói thiệt, hồi thương cổ, tôi lội tới lội lui thiếu điều sạt bờ dừa nhà ônggià vợ. Tới lúc chiêm bao cũng thấy Xuyến là đậm lắm rồi. Mà chiêm bao ngộ lắm,lặp đi lặp lại hoài cũng cái cảnh tôi nắm tay em Xuyến xuống bến, nhưng không cóchiếc xuồng nào, chờ một hồi thấy có người bơi lại, không thấy rõ mặt (thường thìchiêm bao ít thấy rõ mặt người), chỉ thấy cái lưng hơi khom, vai bè bè… giống nhưSáng vậy, tới đó rồi thôi, giấc mơ đứt đoạn. Tôi kể cho Sáng nghe, hơi hồ nghiSao trong câu chuyện của tôi và Xuyến lại có ông vậy ta.... Sáng chỉ cười, cáicười làm tôi quên mau, chuyện chiêm bao mà. Sáng cũng biết Xuyến, chỗ anh cầm vịt ngang với hậu vườn nhà Xuyến. Sánghay qua nhà uống trà, nói chuyện mùa màng chơi với ông già vợ tôi. Có bữa anhnằm tâm sự, Cứ mỗi lần cặp ghe vịt vô bến thấy thím Hai khum cái tay che nắnghỏi ai in thằng Sáng, thấy cô Xuyến chạy ra cửa nhoẻn cười thấy lòng vui nhưđược trở về nhà. Cũng nghe nhiều người thắc mắc, thằng Sáng chắc có gì với conXuyến, chớ không sao năm nào cũng cầm vịt ngay trân chỗ đó, năm nào cũng muacho Xuyến khi thì khúc vải, lúc là cây dù… nhưng tôi ỷ y, cũng biết bao nhiêungười lui tới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
truyện ngắn trung quốc văn học trung quốc tác phẩm văn học tình yêu quê hương truyện đồng thoạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi
7 trang 288 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
12 trang 186 0 0 -
Tác phẩm văn học với một số phương pháp cho trẻ làm quen (In lần thứ 4): Phần 2
18 trang 132 0 0 -
Tác phẩm văn học Binh pháp Tôn Tử - Phần 2
123 trang 129 0 0 -
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề 'tính cách – thái độ con người'
7 trang 99 0 0 -
2 trang 78 0 0
-
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tập 1): Phần 1
212 trang 65 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
12 trang 60 0 0 -
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tập 1): Phần 2
415 trang 55 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Thăng Bình
12 trang 48 0 0