Danh mục

Một Hướng Dẫn Nhỏ Về Tư Duy Bình Phẩm - Phần 1

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.88 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư duy bình phẩm (critical thinking) là khả năng tiến hành những tư tưởng độc lập, có suy nghĩ, và có thể suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý. Tư duy bình phẩm không có nghĩa là cải lý hay chỉ trích tư tưởng khác. Mặc dù những kỹ năng tư duy bình phẩm có thể được sử dụng trong việc vạch trần những sai lầm và các lý lẽ không đúng, chúng cũng có thể được sử dụng để ủng hộ những quan điểm khác,và góp phần với những quan điểm khác trong việc giải quyết các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Hướng Dẫn Nhỏ Về Tư Duy Bình Phẩm - Phần 1 Một Hướng Dẫn Nhỏ Về Tư Duy Bình Phẩm Joe Lau 1. Giới thiệu Tư duy bình phẩm (critical thinking) là khả năng tiến hành những tư tưởng độc lập, có suy nghĩ, và có thể suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý. Tư duy bình phẩm không có nghĩa là cải lý hay chỉ trích tư tưởng khác. Mặc dù những kỹ năng tư duy bình phẩm có thể được sử dụng trong việc vạch trần những sai lầm và các lý lẽ không đúng, chúng cũng có thể được sử dụng để ủng hộ những quan điểm khác,và góp phần với những quan điểm khác trong việc giải quyết các vấn đề và tiếp thu kiến thức có được. Tư duy bình phẩm là những kỹ năng suy nghĩ chung mà nó hữu dụng đối với tất cả các loại hoạt động và nghề nghiệp. Suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống có thể cải thiện được sự nhận thức và diễn đạt những ý tưởng, vì vậy khả năng tư duy bình phẩm tốt có thể nâng cao được các kỹ năng ngôn ngữ và diễn đạt. Đôi khi người ta có suy nghĩ rằng tư duy bình phẩm không thích hợp với tính sáng tạo. Đây là một quan niệm sai lầm, vì sự sáng tạo không chỉ là một vấn đề được nêu ra với những ý tưởng mới. Một con người sáng tạo là một người mà có thể tạo những ý tưởng mới mà nó hữu dụng và thích hợp với nhiệm vụ mà họ đang thực hiện. Tư duy bình phẩm thể hiện vai trò quyết định trong việc đánh giá sự có ích của những ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và hổ trợ cho chúng nếu cần thiết. Tư duy bình phẩm cũng rất cần thiết cho việc tự phản ánh. Để sống một cuộc sống có nghĩa và xây dựng cuộc sống của chúng ta một cách phù hợp, chúng ta cần điều chỉnh và phản ánh trên những giá trị và quyết định của chúng ta. Tư duy bình phẩm cung cấp những công cụ cho quy trình của sự tự đánh giá. Chỉ dẫn nhỏ này bao gồm một thảo luận ngắn về những nền tảng của tư duy bình phẩm. Nó không phải là một sự nghiên cứu toàn diện, cũng không phải là một cuốn sách giáo khoa đầy đủ. Mục đích là để làm nổi bật một số các khái niệm và nguyên tắc quan trọng hơn của tư duy bình phẩm để đưa ra một ấn tượng chung của lĩnh vực này. Để nghiên cứu xa hơn, người đọc có thể tìm kiếm những cuốn sách và những nguồn trực tuyến liệt kê ở cuối bài. 2. Ý Nghĩa NGHĨA ĐEN (literal meaning) là một đặc tính của những sự diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nghĩa đen của một chuỗi từ được quyết định bởi những tính chất ngữ pháp của nó và những ý nghĩa mà nó được ấn định một cách thông thường đối với những từ đó. Nghĩa đen của một lời nói sẽ khác với ngụ ý nói chuyện của nó thông tin mà nó được chuyển tải một cách ngấm ngầm trong những ngữ cảnh nói chuyện riêng biệt, khác với nghĩa đen của lời nói. Ví dụ, giả sử ta hỏi Lily là cô ấy có muốn đi xem phim hay không và cô ta trả lời, tôi rất mệt. Một cách tự nhiên chúng ta sẽ suy ra rằng LiLy không muốn đi xem phim. Nhưng điều này không phải là phần nghĩa đen của những gì LiLy đã nói. Hơn nữa, thông tin mà cô ta không muốn đi được suy luận một cách gián tiếp. Tương tự, giả sử chúng ta nghe LaLa nói, Po thích sách. Chúng ta có thể bảo LaLa nói rằng Po thích đọc. Nhưng điều này phần lớn là ngụ ý nói chuyện, và không phải là phần nghĩa đen của những gì mà LaLa đã nói. Có thể là Po ghét đọc và cô ta thích sách chỉ vì cô ta nghĩ rằng đọc sách là cách đầu tư tốt. Nhưng nếu đây là một trường hợp, thì sự khẳng định của LaLa vẫn đúng. Một điểm quan trọng được minh họa bởi ví dụ này là khi chúng ta muốn tìm ra một lời nói có đúng hay không, nó là nghĩa đen của lời nói mà chúng ta sẽ xem như là vậy, và không phải là ngụ ý nói chuyện của lời nói. Đây là điều quan trọng đặc biệt trong văn cảnh pháp luật. Nội dung của một bản hợp đồng thì được đưa ra một cách tiêu biểu bởi nghĩa đen của những từ trên hợp đồng, và nếu có sự tranh chấp về bản hợp đồng, thì cuối cùng nó được giải quyết bằng nghĩa đen của những mục trên bản hợp đồng, và không được giải quyết bởi cái mà người ta hay người khác nghĩ theo ngụ ý ngầm. Sự Vô Nghĩa (Meaninglessness) Trong ngôn ngữ thông thường, tính vô nghĩa đôi khi được sử dụng một cách khá là bừa bãi. Những yêu cầu không quan trọng hoặc trống rỗng đôi khi cũng được diễn tả bởi từ vô nghĩa. Ví dụ, giả sử Peter được hỏi rằng anh ta sẽ đi dự tiệc hay không, và anh ta trả lời nếu tôi tới, tôi sẽ tới. Nói một cách chính xác, đây là một lời nói trống rỗng vì nó không cung cấp được bất kỳ một thông tin hữu dụng nào về việc Peter có thể tới hay không. Nhưng câu nói đó thì đủ nghĩa và đúng ngữ pháp một cách hoàn hảo. Là một câu chính xác sẽ không diễn đạt những lời nói vô nghĩa như vậy. 3. Những Định Nghĩa Sự thiếu rõ ràng về nghĩa có thể cản trở những lập luận hay và gây trở ngại cho hiệu quả truyền đạt thông tin. Một cách để làm cho nghĩa rõ ràng hơn là sử dụng định nghĩa. Một định nghĩa được cấu thành bởi 2 phần - một DEFINIENDUM và một DEFINIEN. Definiendum là một mục mà nó được định nghĩa, trái lại Definien là một nhóm từ hay những khái niệm được sử dụng trong định nghĩa mà nó được giả sử rằng nó cùng ng ...

Tài liệu được xem nhiều: