Một hướng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (qua trường hợp trường từ vựng “thức ăn”)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 80.24 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một hướng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (qua trường hợp trường từ vựng “thức ăn”) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 63-70 MỘT HƯỚNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA (QUA TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TỪ VỰNG “THỨC ĂN”) Đỗ Phương Thảo Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt, từ đó biết cách cấu tạo từ theo quy luật tư duy của người bản ngữ và vận dụng trong các tình huống một cách phù hợp. Chúng tôi đã thử thiết kế một số bài giảng để dạy trường từ vựng “thức ăn” cho người nước ngoài ở cả trình độ cơ bản và nâng cao như một ví dụ cho mô hình trên. Mục đích cuối cùng là người học biết vận dụng từ vựng vào đúng bối cảnh văn hóa giao tiếp của người Việt. Từ khóa: Tiếng Việt, người nước ngoài, ngôn ngữ thứ hai, trường từ vựng, ngôn ngữ, văn hóa, tư duy.1. Mở đầu Trong thời gian gần đây, việc giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai đangthu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới cảvề giáo trình và phương pháp giảng dạy theo hướng chú ý nhiều hơn đến vấn đề ngữ dụng,giao tiếp nhưng có thể thấy, vẫn còn tồn tại hiện tượng dạy tiếng Việt theo truyền thốngcủa ngôn ngữ học cấu trúc, tức là dạy ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh với những ý nghĩavà cấu trúc khô cứng. Ví dụ: dạy từ vựng thì mới dừng lại ở ý nghĩa của từ trong từ điểnmà ít gắn liền từ với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnh giao tiếp, dạy cấu trúc ngữ pháp thìphần lớn là những cấu trúc được sử dụng trong sách vở mà không gần gũi, thiết thực vàcập nhật. Trong khi đó, mối quan hệ mật thiết của bộ ba ngôn ngữ - tư duy - văn hóa là mộtsự thật hiển nhiên được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và các nhà Việt ngữ học từ lâuđã thừa nhận [4, 5, 6, 7, 8, 9, 10]. Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một hướngNgày nhận bài: 22/1/2014 Ngày nhận đăng: 15/6/2014Liên hệ: Đỗ Phương Thảo, e-mail: phuongthaovnh@gmail.com 63 Đỗ Phương Thảogiảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trước hết là giảng dạy từ vựng, theo hướngliên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Đây cũng có thể coi là một cuộc thử nghiệm nhằm gópphần thúc đẩy quá trình ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn giảngdạy tiếng Việt hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và vấn đề dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài Như trên đã nói, “ngôn ngữ và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau và không thểtách rời nhau, vì không có một nền văn hóa nào mà không được biểu thị bằng ngôn ngữ,và ngược lại, không có một ngôn ngữ nào lại không mang tính văn hóa của riêng mình”[2;67]. Tuỳ vào mỗi một dân tộc, mỗi một nền văn hoá khác nhau mà có cách nghĩ, cáchnói khác nhau về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Ví dụ: Người Việt Namthuộc nhóm cư dân trồng lúa nước điển hình ở Đông Nam Á, và cũng là chủ nhân quantrọng của nền văn minh lúa nước. Chính điều này đã để lại dấu ấn đậm nét trong ngônngữ Việt, mà minh chứng rõ nét là từ “lúa”. Nếu như những dân tộc không thuộc nền vănminh lúa nước chỉ sử dụng một từ duy nhất để chỉ lúa và các sản phẩm làm ra từ lúa (Vídụ: tiếng Anh có từ “rice”) thì sự tri nhận của người Việt về lúa lại chi tiết hóa đến nỗihình thành nên cả một trường từ vựng chỉ lúa. Theo khảo sát của chúng tôi trong “Từ điểntiếng Việt” (2012) và trong đời sống, hiện nay tiếng Việt có khoảng 237 từ thuộc trườngchỉ lúa (bao gồm: từ chỉ tên gọi của lúa và các sản phẩm làm ra từ lúa; tên gọi các bộ phậncủa cây lúa; tính chất, trạng thái và quá trình phát triển của lúa; các hoạt động của conngười tác động đến lúa). Nếu như không sinh ra ở một đất nước “coi cây lúa và những sảnphẩm do nó tạo ra là lẽ sống, máu thịt, vận mệnh” của mình [6, 43] thì có lẽ, rất khó đểcó thể hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa “hạt lúa”, “hạt thóc” và “hạt gạo”; “tấm”và “cám”; “cơm” và “xôi”, “rơm” và “rạ”. . . , càng không thể hiểu được vì sao người ta lạinói “Chán cơm thèm phở”... Rõ ràng, “trong trường hợp ngôn giao xuyên văn hóa, tức làtrường hợp người thụ ngôn và người phát ngôn thuộc về hai bối cảnh văn hóa khác nhau(. . . ) thì họ rất dễ chệch choạc, thiếu nhất trí, như vậy sẽ dẫn đến sự sai lệch ngữ nghĩatrong ngôn giao” [ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một hướng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (qua trường hợp trường từ vựng “thức ăn”) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 63-70 MỘT HƯỚNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA (QUA TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TỪ VỰNG “THỨC ĂN”) Đỗ Phương Thảo Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt, từ đó biết cách cấu tạo từ theo quy luật tư duy của người bản ngữ và vận dụng trong các tình huống một cách phù hợp. Chúng tôi đã thử thiết kế một số bài giảng để dạy trường từ vựng “thức ăn” cho người nước ngoài ở cả trình độ cơ bản và nâng cao như một ví dụ cho mô hình trên. Mục đích cuối cùng là người học biết vận dụng từ vựng vào đúng bối cảnh văn hóa giao tiếp của người Việt. Từ khóa: Tiếng Việt, người nước ngoài, ngôn ngữ thứ hai, trường từ vựng, ngôn ngữ, văn hóa, tư duy.1. Mở đầu Trong thời gian gần đây, việc giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai đangthu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới cảvề giáo trình và phương pháp giảng dạy theo hướng chú ý nhiều hơn đến vấn đề ngữ dụng,giao tiếp nhưng có thể thấy, vẫn còn tồn tại hiện tượng dạy tiếng Việt theo truyền thốngcủa ngôn ngữ học cấu trúc, tức là dạy ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh với những ý nghĩavà cấu trúc khô cứng. Ví dụ: dạy từ vựng thì mới dừng lại ở ý nghĩa của từ trong từ điểnmà ít gắn liền từ với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnh giao tiếp, dạy cấu trúc ngữ pháp thìphần lớn là những cấu trúc được sử dụng trong sách vở mà không gần gũi, thiết thực vàcập nhật. Trong khi đó, mối quan hệ mật thiết của bộ ba ngôn ngữ - tư duy - văn hóa là mộtsự thật hiển nhiên được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và các nhà Việt ngữ học từ lâuđã thừa nhận [4, 5, 6, 7, 8, 9, 10]. Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một hướngNgày nhận bài: 22/1/2014 Ngày nhận đăng: 15/6/2014Liên hệ: Đỗ Phương Thảo, e-mail: phuongthaovnh@gmail.com 63 Đỗ Phương Thảogiảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, trước hết là giảng dạy từ vựng, theo hướngliên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Đây cũng có thể coi là một cuộc thử nghiệm nhằm gópphần thúc đẩy quá trình ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn giảngdạy tiếng Việt hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và vấn đề dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài Như trên đã nói, “ngôn ngữ và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau và không thểtách rời nhau, vì không có một nền văn hóa nào mà không được biểu thị bằng ngôn ngữ,và ngược lại, không có một ngôn ngữ nào lại không mang tính văn hóa của riêng mình”[2;67]. Tuỳ vào mỗi một dân tộc, mỗi một nền văn hoá khác nhau mà có cách nghĩ, cáchnói khác nhau về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Ví dụ: Người Việt Namthuộc nhóm cư dân trồng lúa nước điển hình ở Đông Nam Á, và cũng là chủ nhân quantrọng của nền văn minh lúa nước. Chính điều này đã để lại dấu ấn đậm nét trong ngônngữ Việt, mà minh chứng rõ nét là từ “lúa”. Nếu như những dân tộc không thuộc nền vănminh lúa nước chỉ sử dụng một từ duy nhất để chỉ lúa và các sản phẩm làm ra từ lúa (Vídụ: tiếng Anh có từ “rice”) thì sự tri nhận của người Việt về lúa lại chi tiết hóa đến nỗihình thành nên cả một trường từ vựng chỉ lúa. Theo khảo sát của chúng tôi trong “Từ điểntiếng Việt” (2012) và trong đời sống, hiện nay tiếng Việt có khoảng 237 từ thuộc trườngchỉ lúa (bao gồm: từ chỉ tên gọi của lúa và các sản phẩm làm ra từ lúa; tên gọi các bộ phậncủa cây lúa; tính chất, trạng thái và quá trình phát triển của lúa; các hoạt động của conngười tác động đến lúa). Nếu như không sinh ra ở một đất nước “coi cây lúa và những sảnphẩm do nó tạo ra là lẽ sống, máu thịt, vận mệnh” của mình [6, 43] thì có lẽ, rất khó đểcó thể hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa “hạt lúa”, “hạt thóc” và “hạt gạo”; “tấm”và “cám”; “cơm” và “xôi”, “rơm” và “rạ”. . . , càng không thể hiểu được vì sao người ta lạinói “Chán cơm thèm phở”... Rõ ràng, “trong trường hợp ngôn giao xuyên văn hóa, tức làtrường hợp người thụ ngôn và người phát ngôn thuộc về hai bối cảnh văn hóa khác nhau(. . . ) thì họ rất dễ chệch choạc, thiếu nhất trí, như vậy sẽ dẫn đến sự sai lệch ngữ nghĩatrong ngôn giao” [ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trường từ vựng Dạy từ vựng tiếng Việt Quy luật tư duy Ngôn ngữ học tri nhận Văn hóa giao tiếpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 160 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 141 0 0 -
4 trang 115 0 0
-
Ẩn dụ ý niệm mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và thơ Sonnet của William Shakespeare
7 trang 101 0 0 -
Thuyết trình: Văn hóa trong giao tiếp ba miền
31 trang 94 0 0 -
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề 'tính cách – thái độ con người'
7 trang 93 0 0 -
Khảo sát ẩn dụ ý niệm cấu trúc của mùa xuân trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt
5 trang 86 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy thành ngữ tiếng Anh
9 trang 70 0 0 -
Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị
6 trang 70 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 53 1 0