Danh mục

Một nghiên cứu định tính về nhận thức và sự ủng hộ của người dân cho phát triển du lịch cộng đồng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm khám phá nhận thức của người dân địa phương về sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch cộng đồng (PTDLCĐ) ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện với dữ liệu thu thập được từ 25 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc về nhận thức của người dân địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một nghiên cứu định tính về nhận thức và sự ủng hộ của người dân cho phát triển du lịch cộng đồng TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 5 (2024): 946-956 Vol. 21, No. 5 (2024): 946-956 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.5.4198(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ NHẬN THỨC VÀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI DÂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Đỗ Anh Kiệt1*, Nguyễn Thị Thanh Ngân2, Trần Đình Khang1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 2 Trường Đại học Đà Lạt, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Đỗ Anh Kiệt – Email: kietda1712@gmail.com Ngày nhận bài: 02-4-2024; ngày nhận bài sửa: 14-4-2024; ngày duyệt đăng: 06-5-2024TÓM TẮT Bài viết này nhằm khám phá nhận thức của người dân địa phương về sự ủng hộ của họ chophát triển du lịch cộng đồng (PTDLCĐ) ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiêncứu định tính được thực hiện với dữ liệu thu thập được từ 25 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc về nhậnthức của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận những tiềm năng du lịch nổi bậtliên quan đến biển, bờ biển và làng nghề phù hợp cho khai thác PTDLCĐ, những mong muốn củangười dân, lợi ích và tổn thất của PTDLCĐ được nhận diện rõ ràng. Trên cơ sở đó, người dân có sựủng hộ cho PTDLCĐ, như: ủng hộ về kế hoạch dài hạn của chính quyền địa phương, ủng hộ việcđầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch (mua sắm, lưu trú, ăn uống), giao lưu văn hóa, cácsáng kiến du lịch và bảo vệ môi trường. Người dân cũng nhấn mạnh vai trò của chính quyền địaphương, ý thức người dân địa phương và giáo dục khách du lịch về bảo vệ môi trường. Từ khóa: phát triển du lịch cộng đồng (PTDLCĐ); nhận thức người dân; sự ủng hộ du lịch;huyện Tuy Phong1. Giới thiệu PTDLCĐ là một cách tiếp cận tích cực nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng chủnhà vào phát triển du lịch (Chang et al., 2020; Nguyen et al., 2021; Nugroho & Numata,2020; Prakoso et al., 2020). PTDLCĐ thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, tạo ranhiều việc làm, nâng cao thu nhập, đóng góp vào công tác bảo tồn tài nguyên, di sản du lịch(Kayat, 2014; Lapeyre, 2010; Stone & Rogerson, 2011; Zapata et al., 2011). Du lịch cộngđồng (DLCĐ) cũng có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn (Zapataet al., 2011) và đóng góp vào sự phát triển bền vững (Kayat, 2014; Ganji et al., 2021). Chínhvì vai trò quan trọng, nên DLCĐ được phát triển rộng khắp ở nhiều quốc gia đang phát triển. Cho đến nay, DLCĐ đã được phát triển ở nhiều vùng của Việt Nam. Bình Thuận cũnglà địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trên bản đồ du lịch Việt Nam. HuyệnCite this article as: Do Anh Kiet, Nguyen Thi Thanh Ngan, & Tran Dinh Khang (2024). A qualitative study onlocal residents perceptions and support for community-based tourism development. Ho Chi Minh CityUniversity of Education Journal of Science, 21(5), 946-956. 946Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 21, Số 5 (2024): 946-956Tuy Phong, Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 90 km, theo quốc lộ 1A, là địa điểm vớinhiều tài nguyên biển và các làng nghề truyền thống. Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận,có diện tích tự nhiên 77.888,5 ha, số đơn vị hành chính gồm có 2 thị trấn và 9 xã (Niên giámThống kê tỉnh Bình Thuận, 2022), có đường bờ biển dài, có mối quan hệ chặt chẽ với vùngven biển của huyện Bắc Bình, thành phố Phan Thiết, và vùng ven biển của tỉnh Ninh Thuận.Do đó, rất thuận lợi trong mối liên kết và hợp tác phát triển các ngành kinh tế biển. Trongtất cả các đơn vị hành chính của huyện, có 3 địa điểm giáp biển chủ yếu là thị trấn Phan RíCửa, xã Chí Công, xã La Gàn (hiện tại là xã Bình Thạnh) với tài nguyên thiên nhiên đa dạnggắn với biển. Trong đó, thị trấn Phan Rí Cửa với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuậtphong phú với số lượng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và quán cafe chiếm số lượng lớn đãtrở thành nơi đón tiếp lưu trú chủ yếu khi khách du lịch đến huyện Tuy Phong. Ngoài ra, xãChí Công và xã Bình Thạnh là hai địa điểm còn hoang sơ với nhiều cảnh quan hấp dẫn nhưcác dãy núi đá vôi tự nhiên, bờ biển, cây xanh phong phú đã trở thành địa điểm tham quanchính cho du khách đi đến Tuy Phong. Không những thế, tại đây còn có nguồn tài nguyênvăn hoá phong phú bởi các làng nghề truyền thống (đan thúng, câu mực, nghề giả cào, lặn,làm mắm…) và ẩm thực (xà lam, cốm nổ, bánh thuẫn…) đã thu hút được nhiều khách dulịch đến tham quan trong những năm vừa qua. Từ đó, có thể thấy đây là những điều kiệntiềm năng cho các định hướng phát triển du lịch. Nhiều nghiên cứu trước đây đã nỗ lực nghiên cứu về nhận thức và sự ủng hộ của ngườidân địa phương cho PTDLCĐ (Bach & Nguyen, 2012; Chang et al., 2020; Chau & Dam,2017; Nugroho & Numata, 2020) bằng nhiều phương pháp như phương pháp nghiên cứuđịnh tính thông qua phỏng vấn sâu để khám phá hay khảo sát bằng bảng hỏi với nghiên cứuđịnh lượng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện ở các điểm đến DLCĐđã được khai thác phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại bốicảnh điểm đến tuy đã có một số hoạt động du lịch nhưng quy mô nhỏ và những giá trị tàinguyên vẫn còn khá hoang sơ, chưa được định hướng cụ thể cho PTDLCĐ. Những nghiêncứu về sự ủng hộ của người dân trong bối cảnh n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: