Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG I - NHẬN THỨC
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.04 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG I NHẬN THỨC
1. MỘT QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH
Trong những quan niệm sau đây, tôi sẽ trình bày quan điểm của người Trung Hoa về nhân sinh quan và sự vật quan, quan điểm mà các triết gia ưu tú Trung Hoa đã phổ biến trong văn chương của họ. Tôi hoàn toàn nhận định rằng triết lí đó chỉ là một thứ triết lí nhàn tản, nhưng tôi tin rằng quan điểm đó rất đúng và nó làm cảm động được lòng người một xứ này thì cũng làm cảm động được lòng người ở mọi xứ khác,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG I - NHẬN THỨC CHƯƠNG I NHẬN THỨC 1. MỘT QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH Trong những quan niệm sau đây, tôi sẽ trình bày quan điểm của người Trung Hoa về nhân sinh quan và sự vật quan, quan điểm mà các triết gia ưu tú Trung Hoa đã phổ biến trong văn chương của họ. Tôi hoàn toàn nhận định rằng triết lí đó chỉ là một thứ triết lí nhàn tản, nhưng tôi tin rằng quan điểm đó rất đúng và nó làm cảm động được lòng người một xứ này thì cũng làm cảm động được lòng người ở mọi xứ khác, vì trừ màu da ra thì con người, ai cũng như ai. Vậy các thi nhân, học giả Trung Hoa nhờ lương tri, óc thực tế và thi cảm có một quan niệm về nhân sinh ra sao thì tôi sẽ trình bày đúng như vậy. Tôi sẽ rán biểu lộ một phần cái mĩ lệ, cái bi hài, cái lo sợ mà nhân dân Trung Hoa – một dân tộc biết rằng đời người có hạn nhưng cũng biết rằng đời sống là tôn nghiêm – đã cảm thấy trong đời sống sinh hoạt. Triết gia Trung Hoa lim dim mơ mộng, ngó vạn vật chung quanh một cách âu yếm. Với một chút mỉa mai nhẹ nhàng, nửa khinh mạn nửa khoan dung, thỉnh thoảng bừng tỉnh dậy rồi thiêm thiếp lại. Mắt nhắm, mắt mở, họ thấy vạn vật và cả chính họ nữa đều là phù phiếm cả; nhưng họ còn có đủ óc thực tế để thích ứng với đời. Họ không có ảo tưởng nên ít khi vỡ mộng, không có cao vọng nên rất ít khi thất vọng. Về phương diện đó, tinh thần họ được giải thoát. Sau nhiều năm nghiên cứu văn học và triết học Trung Hoa, tôi thấy lí tưởng cao nhất của họ là con người đạt quan, sáng suốt tỉnh ngộ, nhờ vậy tư cách của họ mới được phần cao thượng, mà họ mới có thể tiến trên đường đời với một tinh thần phúng thích ôn hòa, mới có thể tránh được những dụ dỗ của danh lợi mà biết lạc thiên tri mệnh. Cũng nhờ tinh thần đạt quan đó, họ có một ý thức về tự do, biết yêu sự phóng lãng, sự nhàn tản, có cái ngạo cốt và một thái độ lãnh đạm. Phải có cái ý thức về tự do với cái lãnh đạm đó thì chúng ta mới hưởng thú ở đời một cách nhiệt liệt được. Triết lí của tôi được người phương Tây cho là có giá trị hay không, điều đó tôi không quan tâm tới. Muốn hiểu được đời sống phương Tây, thì phải có cặp mắt, bộ thần kinh, tính tình và thái độ vật chất của người phương Tây. Tôi tin rằng bộ thần kinh của người Mĩ chấp nhận được nhiều cái mà người Trung Hoa không chịu nổi, ngược lại cũng đúng nữa. Trời sinh ra mỗi dân tộc một khác. Nhưng cái gì cũng là tương đối cả. Tôi chắc chắn rằng người Mĩ sống vội vàng, náo động như vậy, nhiều khi cũng ước ao cái thú tuyệt trần được nằm dài trên cỏ mà mơ mộng. Không thế thì sao có kẻ lại la lên như vầy: “Tỉnh dậy đi mà sống chứ” (Wake up and live). Xét cho cùng, họ không đến nỗi xấu lắm đâu. Có lẽ, trong một xã hội mà ai nấy cũng phải làm lụng, thì cái danh từ “thơ thẩn” làm cho họ ngượng đấy thôi; nhưng tôi tin rằng họ thỉnh thoảng cũng muốn dãn bắp thịt ra, lăn trên cát, chân nọ gác chân kia một cách khoan khoái và gối đầu lên cánh tay mà nhìn trời. Vậy thì họ cũng không khác Nhan Hồi là mấy, Nhan Hồi mà chính Khổng Tử khen là có đức hạnh. Thế thì người Mỹ cứ thành thực đi, họ thích cái gì thì tuyên bố thẳng với thế giới rằng thích cái đó, rằng không phải trong khi họ làm việc ở phòng giấy mà chính là trong khi họ nằm dài trên cát, thì tâm hồn họ mới reo lên: “Chà! Đời sống thú vị thật”. Văn hóa một dân tộc là sản phẩm tinh thần của dân tộc đó, lẽ ấy đương nhiên; vì vậy mỗi dân tộc đối với vấn đề nhân sinh có những lối giải quyết khác nhau, hơn nữa có những lối nghiên cứu, có những lối đặt vấn đề khác nhau. Xét về dĩ vãng, chúng ta thấy tinh thần dân tộc Trung Hoa có ưu điểm và khuyết điểm. Dân tộc đó có một nghệ thuật vẻ vang nhưng một khoa học thấp kém, lương tri thì chói lọi mà luận lí thì ấu trĩ, nhàn đàm về nhân sinh thì thú vị mà lại thiếu cái phong độ học giả về triết lí. Người ta thường nhận rằng tinh thần Trung Hoa rất thực tế, thực lợi ; vài người ưa nghệ thuật khen rằng dân tộc Trung Hoa có tinh thần triết lí hơn hoạt động; không vậy thì làm sao chịu đựng được một cuộc sống gay go trong bốn ngàn năm mà không bị chứng huyết áp tiêu diệt, và tồn tại được tới ngày nay. Không dân tộc nào chịu đựng nhiều như vậy. Do đó, có hậu quả này: ở phương Tây, hạng người cuồng nhiều đến nỗi phải nhốt vào các dưỡng trí viện, còn ở Trung Hoa, hạng đó lại quá hiếm và được người ta tôn trọng. Vâng, đúng là dân tộc Trung Hoa có một triết lí nhẹ nhàng, gần như vui vẻ, điều đó chứng thực các khí chất triết quan của họ. 2. MỘT CÔNG THỨC BÁN KHOA HỌC Triết lí về nhân sinh đó do bốn phần tử dưới đây tạo thành: tinh thần thực tế rất cao, tinh thần lí tưởng hơi thấp, tinh thần hài hước rất phát triển, và thi cảm thì mẫn nhuệ. Hình như thực tế và lí tưởng là hai động lực mạnh nhất của sự tấn bộ. Hai động lực đó chống đối nhau trong mọi hoạt động của con người, chỉ khi nào chúng hòa hợp nhau một cách thích đáng thì mới thực có sự tấn bộ. Tại những dân tộc kiện toàn nhất, như dân tộc Anh, ta thấy sự hòa hợp đó. Một lí tưởng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG I - NHẬN THỨC CHƯƠNG I NHẬN THỨC 1. MỘT QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH Trong những quan niệm sau đây, tôi sẽ trình bày quan điểm của người Trung Hoa về nhân sinh quan và sự vật quan, quan điểm mà các triết gia ưu tú Trung Hoa đã phổ biến trong văn chương của họ. Tôi hoàn toàn nhận định rằng triết lí đó chỉ là một thứ triết lí nhàn tản, nhưng tôi tin rằng quan điểm đó rất đúng và nó làm cảm động được lòng người một xứ này thì cũng làm cảm động được lòng người ở mọi xứ khác, vì trừ màu da ra thì con người, ai cũng như ai. Vậy các thi nhân, học giả Trung Hoa nhờ lương tri, óc thực tế và thi cảm có một quan niệm về nhân sinh ra sao thì tôi sẽ trình bày đúng như vậy. Tôi sẽ rán biểu lộ một phần cái mĩ lệ, cái bi hài, cái lo sợ mà nhân dân Trung Hoa – một dân tộc biết rằng đời người có hạn nhưng cũng biết rằng đời sống là tôn nghiêm – đã cảm thấy trong đời sống sinh hoạt. Triết gia Trung Hoa lim dim mơ mộng, ngó vạn vật chung quanh một cách âu yếm. Với một chút mỉa mai nhẹ nhàng, nửa khinh mạn nửa khoan dung, thỉnh thoảng bừng tỉnh dậy rồi thiêm thiếp lại. Mắt nhắm, mắt mở, họ thấy vạn vật và cả chính họ nữa đều là phù phiếm cả; nhưng họ còn có đủ óc thực tế để thích ứng với đời. Họ không có ảo tưởng nên ít khi vỡ mộng, không có cao vọng nên rất ít khi thất vọng. Về phương diện đó, tinh thần họ được giải thoát. Sau nhiều năm nghiên cứu văn học và triết học Trung Hoa, tôi thấy lí tưởng cao nhất của họ là con người đạt quan, sáng suốt tỉnh ngộ, nhờ vậy tư cách của họ mới được phần cao thượng, mà họ mới có thể tiến trên đường đời với một tinh thần phúng thích ôn hòa, mới có thể tránh được những dụ dỗ của danh lợi mà biết lạc thiên tri mệnh. Cũng nhờ tinh thần đạt quan đó, họ có một ý thức về tự do, biết yêu sự phóng lãng, sự nhàn tản, có cái ngạo cốt và một thái độ lãnh đạm. Phải có cái ý thức về tự do với cái lãnh đạm đó thì chúng ta mới hưởng thú ở đời một cách nhiệt liệt được. Triết lí của tôi được người phương Tây cho là có giá trị hay không, điều đó tôi không quan tâm tới. Muốn hiểu được đời sống phương Tây, thì phải có cặp mắt, bộ thần kinh, tính tình và thái độ vật chất của người phương Tây. Tôi tin rằng bộ thần kinh của người Mĩ chấp nhận được nhiều cái mà người Trung Hoa không chịu nổi, ngược lại cũng đúng nữa. Trời sinh ra mỗi dân tộc một khác. Nhưng cái gì cũng là tương đối cả. Tôi chắc chắn rằng người Mĩ sống vội vàng, náo động như vậy, nhiều khi cũng ước ao cái thú tuyệt trần được nằm dài trên cỏ mà mơ mộng. Không thế thì sao có kẻ lại la lên như vầy: “Tỉnh dậy đi mà sống chứ” (Wake up and live). Xét cho cùng, họ không đến nỗi xấu lắm đâu. Có lẽ, trong một xã hội mà ai nấy cũng phải làm lụng, thì cái danh từ “thơ thẩn” làm cho họ ngượng đấy thôi; nhưng tôi tin rằng họ thỉnh thoảng cũng muốn dãn bắp thịt ra, lăn trên cát, chân nọ gác chân kia một cách khoan khoái và gối đầu lên cánh tay mà nhìn trời. Vậy thì họ cũng không khác Nhan Hồi là mấy, Nhan Hồi mà chính Khổng Tử khen là có đức hạnh. Thế thì người Mỹ cứ thành thực đi, họ thích cái gì thì tuyên bố thẳng với thế giới rằng thích cái đó, rằng không phải trong khi họ làm việc ở phòng giấy mà chính là trong khi họ nằm dài trên cát, thì tâm hồn họ mới reo lên: “Chà! Đời sống thú vị thật”. Văn hóa một dân tộc là sản phẩm tinh thần của dân tộc đó, lẽ ấy đương nhiên; vì vậy mỗi dân tộc đối với vấn đề nhân sinh có những lối giải quyết khác nhau, hơn nữa có những lối nghiên cứu, có những lối đặt vấn đề khác nhau. Xét về dĩ vãng, chúng ta thấy tinh thần dân tộc Trung Hoa có ưu điểm và khuyết điểm. Dân tộc đó có một nghệ thuật vẻ vang nhưng một khoa học thấp kém, lương tri thì chói lọi mà luận lí thì ấu trĩ, nhàn đàm về nhân sinh thì thú vị mà lại thiếu cái phong độ học giả về triết lí. Người ta thường nhận rằng tinh thần Trung Hoa rất thực tế, thực lợi ; vài người ưa nghệ thuật khen rằng dân tộc Trung Hoa có tinh thần triết lí hơn hoạt động; không vậy thì làm sao chịu đựng được một cuộc sống gay go trong bốn ngàn năm mà không bị chứng huyết áp tiêu diệt, và tồn tại được tới ngày nay. Không dân tộc nào chịu đựng nhiều như vậy. Do đó, có hậu quả này: ở phương Tây, hạng người cuồng nhiều đến nỗi phải nhốt vào các dưỡng trí viện, còn ở Trung Hoa, hạng đó lại quá hiếm và được người ta tôn trọng. Vâng, đúng là dân tộc Trung Hoa có một triết lí nhẹ nhàng, gần như vui vẻ, điều đó chứng thực các khí chất triết quan của họ. 2. MỘT CÔNG THỨC BÁN KHOA HỌC Triết lí về nhân sinh đó do bốn phần tử dưới đây tạo thành: tinh thần thực tế rất cao, tinh thần lí tưởng hơi thấp, tinh thần hài hước rất phát triển, và thi cảm thì mẫn nhuệ. Hình như thực tế và lí tưởng là hai động lực mạnh nhất của sự tấn bộ. Hai động lực đó chống đối nhau trong mọi hoạt động của con người, chỉ khi nào chúng hòa hợp nhau một cách thích đáng thì mới thực có sự tấn bộ. Tại những dân tộc kiện toàn nhất, như dân tộc Anh, ta thấy sự hòa hợp đó. Một lí tưởng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyễn hiến lê tác phẩm do nguyễn hiến lê dịch kỹ năng sống phương pháp sống tốt quan điểm cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 177 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 165 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 146 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 113 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 112 0 0 -
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 106 0 0 -
5 trang 104 1 0