Danh mục

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI1. QUAN NIỆM CỦA HI LẠP VÀ TRUNG HOA1[1]Khi xét quan niệm của Hi lạp về nhân loại, tôi chú ý nhất tới điều này: họ cho thần thánh giống với phàm nhân, còn đạo Ki Tô muốn cho phàm nhân theo gót được Thần Thánh. Cái đám thần ở trên núi Olympe của người Hi Lạp quả là một bọn ưa khoái lạc, hiếu sắc, đa tình, nóng nảy, gay gổ nhau, lừa dối nhau, đánh xe và ném lao y như người Hi Lạp vậy; một bọn thần cũng thích hôn nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI CHƯƠNG II QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI1. QUAN NIỆM CỦA HI LẠP VÀ TRUNG HOA1[1]Khi xét quan niệm của Hi lạp về nhân loại, tôi chú ý nhất tới điều này: họ cho thầnthánh giống với phàm nhân, còn đạo Ki Tô muốn cho phàm nhân theo gót đượcThần Thánh. Cái đám thần ở trên núi Olympe của người Hi Lạp quả là một bọn ưakhoái lạc, hiếu sắc, đa tình, nóng nảy, gay gổ nhau, lừa dối nhau, đánh xe và némlao y như người Hi Lạp vậy; một bọn thần cũng thích hôn nhân và có vô số conhoang. Thần với người chỉ khác nhau ở chỗ thần làm sấm làm chớp được, tạođược cây cỏ trên mặt đất, sống hoài mà không chết và uống mật hoa chứ khônguống rượu. Chúng ta thấy thân mật với bọn thần đó quá, có thể đeo bị trên lưng rồiđi săn với thần Apollon, hoặc giữa đường, vẫy thần Mercure lại, nói đùa với ngàiít câu, như nói đùa với một người trạm đưa điện tín ở Western Union (Liên HiệpĐiện Tín Cục của Tây bộ) và nếu câu chuyện phím kéo dài quá thì ta có thể tưởngtượng rằng ngài sẽ bảo ta: “Đúng lắm. Nhưng xin lỗi nhé, tôi phải đem gấp điệntín này lại con đường 72”. Thần của dân tộc Hi Lạp là người, khác xa với ĐứcThượng Đế tận thiện của đạo Ki Tô! Những vị thần trên núi Olympe đó chỉ là mộtgiống người siêu việt thôi, một giống vĩ nhân bất tử (vĩ nhân hiểu theo nghĩa cónhiều quyền uy, khả năng, chứ không phải có nhiều đạo đức). Trên cái bối cảnhcủa núi Olympe đó, người Hi Lạp đã tạo ra được những truyện đẹp lạ lùng nhưtruyện Démeter2[2], truyện Proserpine3[3] và truyện Orphée4[4]. Sự tín ngưỡngcác vị thần đó học cho là một điều đương nhiên, vì chính Socrate, khi uống thuốcđộc cũng rảy một chút rượu tế thần, cầu thần giúp cho mình mau qua thế giới bênkia. Thái độ đó hơi giống thái độ Khổng Tử. Ở thời đại đó tất nhiên phải như vậy.Nhưng ở thời đại này, tinh thần Hi Lạp sẽ có phản ứng nào? Không làm sao màbiết được. Thế giới Hi Lạp không phải là thế giới ngày nay mà thế giới Ki Tô ngàynay không phải là thế giới Hi Lạp. Tiếc Thay!Người Hi Lạp nhận rằng làm người thì phải chết một đôi khi phải chịu một địnhmạng cay nghiệt nữa, nhưng xét về đại thể, thì người Hi Lạp yêu đời sống và vũtrụ và mặc dầu, họ dùng khoa học để khám phá thế giới vật chất, họ cũng rán tìmtrong vũ trụ cái thiện, cái chân và cái mĩ. Bản chất của con người ra sao thì họnhận nó như vậy. Họ không tưởng tượng một lạc viên Eden, cũng không quanniệm một “hoàng kim thời đại”, cũng không tin rằng nhân loại đã bị đọa lạc, từthiên cung bị đày xuống cõi trần. Các người theo đạo Ki Tô có thể bảo rằng họ anphận chịu cái kiếp con người. Nhưng cái kiếp người đó đẹp biết bao! Một số nhàngụy biện Hi Lạp cho bản tính con người là tốt, một số khác chê là xấu; nhưng họkhông tranh biện với nhau kịch liệt như Hobbes và Rousseau. Sau cùng, Platoncho rằng con người gồm cả dục vọng, tình cảm và tư tưởng; và lí tưởng ta cần phảiđạt là làm sao dùng sự sáng suốt, chân tri để điều hòa cả ba phần đó. Theo ông, “tưtưởng” thì bất hủ còn linh hồn thì có cao thượng và đê tiện tùy con người thích haykhông thích sự công bằng, sự học hỏi, sự điều độ và cái đẹp. Socrate nghĩ rằnglinh hồn độc lập mà bất tử. Trong thiên Phédon ông bảo: “Khi hồn lìa xác mà tựtồn tại, khi xác lìa hồn, không phải là chết thì là gì”. Tin rằng linh hồn bất tử, đó làmột điểm tương đồng của các quan niệm Ki Tô, Hi Lạp, Lão và Khổng.Người Trung Hoa cho con người là “vạn vật chi linh” và Khổng giáo còn đặt conngười ngang hàng với Trời, Đất nữa: Tam tài5[5] là Thiên, Địa, Nhân.Làm người thì tự nhiên có nhiệt tình, dục vọng và tinh thần. Tự bản thể thì nhữngcái đó không tốt, không xấu. Đàn ông hay đàn bà, ai cũng có tính dục, cũng biếtđói, biết khát, cũng có lúc sợ, có lúc giận dữ, cũng chịu cảnh đau ốm, khổ não vàcũng chết. Tác dụng của văn hóa theo Khổng giáo là điều hòa những nhiệt tìnhcùng dục vọng đó; và một khi điều hòa được thì con người cũng ngang hàng vớiTrời, Đất. Từ nhỏ đến già, tình, dục cùng tinh lực của con người đều thay đổi, pháttriển theo từng thời kì, cho nên Khổng tử bảo: “Nhỏ thì phải răng mình vì sự tranhđấu, lớn lên phải răng mình về sắc dục, già thì phải răng mình về tính tham lam”(Thiếu, giới chi tại đấu; cập kì tráng, giới chi tại sắc; cập kì lão, giới chi tại tham),nghĩa là trẻ con thì ham đánh nhau, người lớn thì ham đàn bà, mà người già thìham tiền.Thái độ của người Trung Hoa có thể tóm trong câu này: “Cái gì cũng nên vừa phảithôi”, đừng đòi hỏi nhiều quá hay ít quá. Con người ở giữa cái khoảng trời, đất,giữa cái lí tưởng và cái thực tế, giữa những tư tưởng cao thượng và những tình dụcđê hèn. Bản chất của con người như vậy: thèm khát hiểu biết cũng như thèm khátnước ngọt, thích một tư tưởng đẹp cũng như thích món thịt bò nấu măng, thưởngthức một câu thơ hay cũng như ngắm nghía một mĩ nữ. Thế giới như vậy đó, đâucó hoàn hảo. Tất nhiên có thể cải thiện xã hội, nhân loại một phần nào được,nhưng người Trung Hoa khôn ...

Tài liệu được xem nhiều: