Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA
1. CON KHỈ TRONG TÂY DU KÍ
Quan niệm của khoa sinh vật học trình bày ở chương trên giúp chúng ta nhận định được cái đẹp và cái tiết điệu của đời sống mà cũng cho ta thấy rằng năng lực của ta có hạn. Nhớ rằng mình là dòng dõi của giống người Néanderthal hoặc giống người Bắc Kinh, và xa hơn nữa, của loài vượn hình người1[1] thì chúng ta sẽ có một ý thức về cái hài kịch của loài người, nghĩa là thấy những tinh ranh của loài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA 1. CON KHỈ TRONG TÂY DU KÍ Quan niệm của khoa sinh vật học trình bày ở chương trên giúp chúng ta nhận định được cái đẹp và cái tiết điệu của đời sống mà cũng cho ta thấy rằng năng lực của ta có hạn. Nhớ rằng mình là dòng dõi của giống người Néanderthal hoặc giống người Bắc Kinh, và xa hơn nữa, của loài vượn hình người1[1] thì chúng ta sẽ có một ý thức về cái hài kịch của loài người, nghĩa là thấy những tinh ranh của loài người thì biết tán thán mà thấy những tội lỗi khuyết điểm của loài người thì biết mỉm cười, khoan dung. Đọc tập luận văn rực rỡ “The Simian World” (Thế giới người vượn này) của Clarence Day, chúng ta có thể tha thứ cho mọi người, tha thứ các nhân viên kiểm tra kiểm duyệt, các nhà tuyên truyền, các nhà xuất bản phát xít, các xướng ngôn viên trên đài phát thanh Quốc Xã, các nghị viên, lập pháp ủy viên, các nhà độc tài, các nhà chuyên môn kinh tế, các đại biểu dự các hội nghị quốc tế và tất cả các ông bự muốn can thiệp vào đời sống của người khác. Chúng ta có thể tha thứ cho họ được vì chúng ta đã bắt đầu hiểu họ. Nghĩ vậy, tôi càng khen cái tinh khôn và cái ki ến thức của con khỉ trong Tây Du Chú thích: 1[1] Một số nhà khoa học ngày nay không tin chắc như vậy nữa mà ngờ rằng loài người và loài khỉ như có họ hàng xa với nhau thôi. Vấn đề chưa giải quyết dứt khoát: chung qui chỉ toàn là giả thuyết. Kí. Sự diễn tiến của lịch sử nhân loại giống với cuộc hành trình qua Tây Thiên của những động vật nửa người nửa thú trong truyện đó. Con khỉ Tôn Ngộ Không tượng trưng sự thông minh của loài người; con heo Trư Bát Giới tượng trưng cái phần bẩm tính thấp nhất của chúng ta, Sa Họa thượng tượng trưng cái lẽ phải thông thường; còn Huyền Trang pháp sư tượng trưng trí tuệ và thánh đạo. Pháp Sư được bọn tùy tòng kì quái đó hộ vệ, từ Trung Hoa qua Tây Trúc thỉnh kinh. Lịch sử tấn bộ của loài người y hệt cuộc hành trình của bọn người có nhiều khuyết điểm đó, vì ngu xuẩn hoặc vì tàn ác mà luôn luôn gặp tai nạn hoặc gặp những tình cảnh tức cười. Biết bao lần Pháp sư phải trừng trị con khỉ tinh quái và con heo ham mê khoái lạc kia! Trong cuộc hành trình của nhân loại tới sự hoàn thiện của thần, thánh, các bản năng xấu xa xuất hiện liên liền: nhu nhược, giận dữ, muốn phục thù, hung bạo, ham khoái lạc, không độ lượng, nhất là tự cao tự đại. Con người càng tài giỏi thì sức phá hoại càng tăng, và cũng như con khỉ Tôn Ngộ Không có phép đằng vân giá võ, ngày nay chúng ta có thể bay lên mây, lộn nhào trong không trung, nhổ những lông chân của chúng ta để tạo thành những con khỉ khác, sai chúng tấn công kẻ thù của ta, lại có thể gõ cửa Thiên môn, gạt phắt vị thần coi cửa ra một bên, sầm sầm tiến vào đòi được một chỗ ngồi trong cuộc quần tiên đại hội. Con khỉ đó thông minh nhưng tự cao tự đại; nó có đủ phép thần thông để vào cửa Thiên Đình được, nhưng không có đủ lương tri, đủ sự quân bình về tinh thần để sống yên ổn trên trời. Nó thừa tư cách để sống cái đời sống của phàm nhân trên cõi trần này, nhưng thiếu tư cách để sống chung với các vị tiên bất tử trên Trời. Trong bản chất của nó, có cái gì thô bạo, ngỗ nghịch, như vàng còn lẫn chút cặn vậy, cho nên khi nó lên Thiên cung, thì nó gây một cuộc hỗn loạn kinh khủng, như một con sư tử cuồng xổng chuồng gánh xiếc, vùng chạy khắp châu thành. Không chừa được tánh ác, nó phá tiệc yến hằng năm do Tây Thiên Vương Mẫu đãi các thần tiên. Giận dữ vì không được mời dự thắng hội bàn đào, nó tự xưng là sứ giả của Thượng Đế, nó đánh lừa Xích cước Đại tiên, để Đại tiên đi lạc đường rồi nó tự biến thành Đại tiên, tới dự hội. Nhiều vị tiên khác cũng bị nó gạt như vậy. Vô tới tòa Bảo Các nó thấy chưa ai tới, chỉ có những người đứng coi những vò quỳnh tương. Nó bèn dùng phép thần thông, biến thành một con trùng đốt những người giữ vò, những người này lăn ra ngủ, thế là nó tha hồ uống quỳnh tương. Khi nó đã nửa say rồi, nó lảo đảo tiến vô đại sảnh, ăn những trái bàn đào bày trên đài. Khách tới, thấy cảnh ngổn ngang bừa bãi trong sảnh thì nó đã qua nhà Thái Thượng Lão Quân tính ăn trộm Kim đan trường sinh bất tử của ngài. Sau cùng, nửa sợ bị nghiêm trị vì đã phá tiệc bàn đào, nửa tức vì không được mời dự tiệc, nó trốn khỏi Thiên cung mà trở về Tề Thiên phủ, kể chuyện phá hội bàn đào cho bọn khỉ thần dân của nó nghe rồi phất cờ phản nghịch, trên cờ viết bốn chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, gây một cuộc chiến tranh kinh khủng với các chiến sĩ nhà Trời; hai bên bất phân thắng bại cho tới khi Quan Thế Âm Bồ át ở trên mây phóng ra một cành hoa, nó té nhào và bị bắt. Chúng ta cũng như Tôn Ngộ Không, luôn luôn phản động, chứ không chịu hòa bình, khiêm tốn, cho đến khi bị Quan Thế Âm Bồ Tát khắc phục. Chúng ta phải đợi đến khi Khoa học đã thám sát khắp vũ trụ rồi mới thực là học được bài học khiêm tốn. Vì trong Tây du kí, con khỉ Tôn Ngộ Không, sau khi bị bắt, vẫn còn nuôi ý phản nghịch, chất vấn Ngọc Hoàng Thượng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA CHƯƠNG III DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH TRONG TA 1. CON KHỈ TRONG TÂY DU KÍ Quan niệm của khoa sinh vật học trình bày ở chương trên giúp chúng ta nhận định được cái đẹp và cái tiết điệu của đời sống mà cũng cho ta thấy rằng năng lực của ta có hạn. Nhớ rằng mình là dòng dõi của giống người Néanderthal hoặc giống người Bắc Kinh, và xa hơn nữa, của loài vượn hình người1[1] thì chúng ta sẽ có một ý thức về cái hài kịch của loài người, nghĩa là thấy những tinh ranh của loài người thì biết tán thán mà thấy những tội lỗi khuyết điểm của loài người thì biết mỉm cười, khoan dung. Đọc tập luận văn rực rỡ “The Simian World” (Thế giới người vượn này) của Clarence Day, chúng ta có thể tha thứ cho mọi người, tha thứ các nhân viên kiểm tra kiểm duyệt, các nhà tuyên truyền, các nhà xuất bản phát xít, các xướng ngôn viên trên đài phát thanh Quốc Xã, các nghị viên, lập pháp ủy viên, các nhà độc tài, các nhà chuyên môn kinh tế, các đại biểu dự các hội nghị quốc tế và tất cả các ông bự muốn can thiệp vào đời sống của người khác. Chúng ta có thể tha thứ cho họ được vì chúng ta đã bắt đầu hiểu họ. Nghĩ vậy, tôi càng khen cái tinh khôn và cái ki ến thức của con khỉ trong Tây Du Chú thích: 1[1] Một số nhà khoa học ngày nay không tin chắc như vậy nữa mà ngờ rằng loài người và loài khỉ như có họ hàng xa với nhau thôi. Vấn đề chưa giải quyết dứt khoát: chung qui chỉ toàn là giả thuyết. Kí. Sự diễn tiến của lịch sử nhân loại giống với cuộc hành trình qua Tây Thiên của những động vật nửa người nửa thú trong truyện đó. Con khỉ Tôn Ngộ Không tượng trưng sự thông minh của loài người; con heo Trư Bát Giới tượng trưng cái phần bẩm tính thấp nhất của chúng ta, Sa Họa thượng tượng trưng cái lẽ phải thông thường; còn Huyền Trang pháp sư tượng trưng trí tuệ và thánh đạo. Pháp Sư được bọn tùy tòng kì quái đó hộ vệ, từ Trung Hoa qua Tây Trúc thỉnh kinh. Lịch sử tấn bộ của loài người y hệt cuộc hành trình của bọn người có nhiều khuyết điểm đó, vì ngu xuẩn hoặc vì tàn ác mà luôn luôn gặp tai nạn hoặc gặp những tình cảnh tức cười. Biết bao lần Pháp sư phải trừng trị con khỉ tinh quái và con heo ham mê khoái lạc kia! Trong cuộc hành trình của nhân loại tới sự hoàn thiện của thần, thánh, các bản năng xấu xa xuất hiện liên liền: nhu nhược, giận dữ, muốn phục thù, hung bạo, ham khoái lạc, không độ lượng, nhất là tự cao tự đại. Con người càng tài giỏi thì sức phá hoại càng tăng, và cũng như con khỉ Tôn Ngộ Không có phép đằng vân giá võ, ngày nay chúng ta có thể bay lên mây, lộn nhào trong không trung, nhổ những lông chân của chúng ta để tạo thành những con khỉ khác, sai chúng tấn công kẻ thù của ta, lại có thể gõ cửa Thiên môn, gạt phắt vị thần coi cửa ra một bên, sầm sầm tiến vào đòi được một chỗ ngồi trong cuộc quần tiên đại hội. Con khỉ đó thông minh nhưng tự cao tự đại; nó có đủ phép thần thông để vào cửa Thiên Đình được, nhưng không có đủ lương tri, đủ sự quân bình về tinh thần để sống yên ổn trên trời. Nó thừa tư cách để sống cái đời sống của phàm nhân trên cõi trần này, nhưng thiếu tư cách để sống chung với các vị tiên bất tử trên Trời. Trong bản chất của nó, có cái gì thô bạo, ngỗ nghịch, như vàng còn lẫn chút cặn vậy, cho nên khi nó lên Thiên cung, thì nó gây một cuộc hỗn loạn kinh khủng, như một con sư tử cuồng xổng chuồng gánh xiếc, vùng chạy khắp châu thành. Không chừa được tánh ác, nó phá tiệc yến hằng năm do Tây Thiên Vương Mẫu đãi các thần tiên. Giận dữ vì không được mời dự thắng hội bàn đào, nó tự xưng là sứ giả của Thượng Đế, nó đánh lừa Xích cước Đại tiên, để Đại tiên đi lạc đường rồi nó tự biến thành Đại tiên, tới dự hội. Nhiều vị tiên khác cũng bị nó gạt như vậy. Vô tới tòa Bảo Các nó thấy chưa ai tới, chỉ có những người đứng coi những vò quỳnh tương. Nó bèn dùng phép thần thông, biến thành một con trùng đốt những người giữ vò, những người này lăn ra ngủ, thế là nó tha hồ uống quỳnh tương. Khi nó đã nửa say rồi, nó lảo đảo tiến vô đại sảnh, ăn những trái bàn đào bày trên đài. Khách tới, thấy cảnh ngổn ngang bừa bãi trong sảnh thì nó đã qua nhà Thái Thượng Lão Quân tính ăn trộm Kim đan trường sinh bất tử của ngài. Sau cùng, nửa sợ bị nghiêm trị vì đã phá tiệc bàn đào, nửa tức vì không được mời dự tiệc, nó trốn khỏi Thiên cung mà trở về Tề Thiên phủ, kể chuyện phá hội bàn đào cho bọn khỉ thần dân của nó nghe rồi phất cờ phản nghịch, trên cờ viết bốn chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, gây một cuộc chiến tranh kinh khủng với các chiến sĩ nhà Trời; hai bên bất phân thắng bại cho tới khi Quan Thế Âm Bồ át ở trên mây phóng ra một cành hoa, nó té nhào và bị bắt. Chúng ta cũng như Tôn Ngộ Không, luôn luôn phản động, chứ không chịu hòa bình, khiêm tốn, cho đến khi bị Quan Thế Âm Bồ Tát khắc phục. Chúng ta phải đợi đến khi Khoa học đã thám sát khắp vũ trụ rồi mới thực là học được bài học khiêm tốn. Vì trong Tây du kí, con khỉ Tôn Ngộ Không, sau khi bị bắt, vẫn còn nuôi ý phản nghịch, chất vấn Ngọc Hoàng Thượng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyễn hiến lê tác phẩm do nguyễn hiến lê dịch kỹ năng sống phương pháp sống tốt quan điểm cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 175 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 165 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 146 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 112 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 112 0 0 -
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 106 0 0 -
5 trang 104 1 0