Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - TỰA CỦA TÁC GIẢ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 188.69 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
TỰA CỦA TÁC GIẢ
Cuốn này chép những kinh nghiệm của bản thân tôi về tư tưởng và đời sống. Nó không có tính khách quan mà cũng không nhắm xác định những chân lí bất hủ. Nói thực ra thì viết về triết lí, tôi coi rẻ chủ trương khách quan, quan điểm của mỗi người mới là điều quan trọng. Tôi đã muốn dùng nhan đề: “Một triết lí trữ tình”, trữ tình hiểu theo cái nghĩa: biểu hiện một quan niệm hoàn toàn cá nhân. Nhưng nhan đề đó đẹp quá, tôi phải bỏ, e đọc giả hiểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - TỰA CỦA TÁC GIẢ TỰ A CỦA TÁC GIẢ Cuốn này chép những kinh nghiệm của bản thân tôi về tư tưởng và đời sống. Nó không có tính khách quan mà cũng không nhắm xác định những chân lí bất hủ. Nói thực ra thì viết về triết lí, tôi coi rẻ chủ trương khách quan, quan điểm của mỗi người mới là điều quan trọng. Tôi đã muốn dùng nhan đề: “Một triết lí trữ tình”, trữ tình hiểu theo cái nghĩa: biểu hiện một quan niệm hoàn toàn cá nhân. Nhưng nhan đề đó đẹp quá, tôi phải bỏ, e đọc giả hiểu lầm mà thất vọng vì phần chính trong tư tưởng của tôi có tính cách thực tế, dễ đạt được hơn vì tự nhiên hơn. Lê lết trên đất, làm bạn với cỏ cây, tôi lấy làm thỏa mãn sung sướng lắm. Đôi khi say sưa mà vùng vẫy trên cát như vậy, tâm hồn ta nhẹ nhàng tựa nhu bay bỗng lên trời, nhưng rốt cục, ít khi ta rời khỏi mặt đất được vài tấc. Tôi đã có ý viết trọn cuốn sách này theo lối đối thoại như Platon. Muốn diễn những tư tưởng ngẫu nhiên xuất hiện trong óc ta, ghi những việc vặt có ý nghĩa trong đời sống hằng ngày và nhất là muốn thơ thẩn trong cánh đồng tư tưởng êm đềm và tĩnh mịch thì lối đó thực là thích hợp. Nhưng không hiểu tại sao tôi lại không dùng nó. Có lẽ vì ngại rằng ngày nay ít người thích nó mà sách ít đọc giả chăng. Dù sao, nhà văn nào cũng mong được nhiều người đọc. Lối đối thoại tôi nói đó, không phải là cái lối người hỏi, người đáp như trong các bài phỏng vấn đăng trên báo, cũng không phải cái lối giảng giải bằng những đoạn ngăn ngắn đâu, mà là cái lối nhàn đàm hứng thú, dài dòng liên tiếp trên mấy trang giấy, uyển chuyển tiến tới rồi lại quay về điểm cũ, đúng lúc bất ngờ nhất thì lại ngưng lại, đổi hướng, y như một người đi chơi về nhà, nhảy qua hàng rào mà vô, làm cho bạn đồng hành phải ngạc nhiên. Được dạo chơi trên những con đường vắng vẻ rồi nhảy qua rào mà vô nhà, ôi thú biết mấy! Những quan niệm trong cuốn này không có gì là tân kì, và đã được vô số tư tưởng gia Đông, Tây diễn đi diễn lại. Những quan niệm tôi mượn của phương Đông đều là những chân lí tầm thường ai cũng biết, nhưng nó là những quan niệm của tôi vì nó hợp với một cái gì như cái bẩm tính của tôi. Khi tôi mới gặp nó lần đầu, thì lòng tôi tự nhiên chấp nhận nó liền. Tôi thích nó vì nó chứ không phải vì những người diễn ra nó. Thực ra khi đọc sách cũng như khi viết lách, tôi đã đi theo những con đường ít người đi. Nhiều tác giả tôi dẫn trong cuốn này không có tên tuổi gì cả và một vị giáo sư Văn Học Trung quốc có thể ngạc nhiên, vì vậy. Còn một số tác giả khác rất có danh tiếng thật, nhưng tôi chấp nhận quan điểm của họ không phải vì cái tiếng tăm lẫy lừng của họ mà chỉ vì tư tưởng của họ tự nhiên thích hợp với tôi. Tôi có thói quen mua những sách cũ rẻ tiền, ít ai biết tới, để xem có thể kiếm được trong đó có gì khác thường không. Kiếm được một viên ngọc nhỏ trong một thùng rác thú hơn la ngắm một viên ngọc lớn bày ở cửa hàng bán đồ châu bảo. Sự hiểu biết của tôi không phải là uyên thâm hay quảng bác. Nếu uyên thâm, quảng bác thì người ta không biết điều phải là phải, điều trái la trái nữa. Tôi chưa hề đọc Locke1[1], Hume2[2], Berkeley3[3] mà cũng chưa theo học môn triết ở một trường Đại học nào. Đứng về phương diện kĩ thuật mà xét, thì phương pháp học hỏi và sự huấn luyện của tôi quả là vô lí, vì tôi không quan tâm tới các triết gia mà chỉ quan tâm tới cái đời sống nóng hổi thôi. Như vậy chẳng hợp lệ chút nào cả, tất nhiên là sai rồi. Lí luận của tôi căn cứ ở những nhân vật dưới đây: bà Hoàng, một bạn thân của gia đình tôi, có nhiều ý kiến hay về sự giáo dục phụ nữ Trung Hoa; một chị lái đò ở Tô Châu ngôn ngữ bóng bẩy thanh lịch; một anh lái xe ô tô buýt ở Thượng Hải; một con sư tử con ở sở Bách Thú; một con sóc ở vườn hoa Trung ương tại Nữu Ước; một anh bồi cà phê có lần nhận xét rất đúng; một kí giả (mất đã mười năm) viết một bài về thiên văn đăng trên báo; tất cả những tin tức về các vụ án; và tất cả những nhà văn nào còn giữ được tánh hiếu kì về đời sống hoặc không làm tiêu diệt cái tánh đó của chúng ta… những người và vật đó quá đông, làm sao mà tôi kể hết cho được? Nhờ không được đào tạo ở một trường Đại Học mà tôi thấy đỡ ngại ngùng, sợ sệt khi viết một cuốn về triết lí. Nhận xét đời sống ở chung quanh, tôi thấy cái gì cũng hóa ra giản dị hơn, minh bạch hơn. Tôi biết rằng các triết gia chính thống sẽ bảo rằng lối học hỏi của tôi còn thiếu sót, rằng lối phô diễn của tôi cộc lốc, giản dị, dễ hiểu quá, rút cục là tôi thiếu thận trọng, bước vào trong cái ngôi đền triết lí thiêng liêng mà không biết sợ sệt, rón rén, cứ nói bô bô lên. Các triết gia hiện đại hình như thiếu cái đức này nhất: đức can đảm. Nhưng từ trước tới nay tôi vẫn dạo ở ngoài cái khu vực triết lí, cho nên tôi vững bụng. Cứ theo trực giác của mình, phán đoán theo ý mình, phô diễn ý kiến của mình và thú thực với công chúng một cách nhẹ dạ, ngây thơ, cứ như vậy mà tìm được một số bạn đồng thanh đồng khí ở một chân trời nào đó. Theo cách đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - TỰA CỦA TÁC GIẢ TỰ A CỦA TÁC GIẢ Cuốn này chép những kinh nghiệm của bản thân tôi về tư tưởng và đời sống. Nó không có tính khách quan mà cũng không nhắm xác định những chân lí bất hủ. Nói thực ra thì viết về triết lí, tôi coi rẻ chủ trương khách quan, quan điểm của mỗi người mới là điều quan trọng. Tôi đã muốn dùng nhan đề: “Một triết lí trữ tình”, trữ tình hiểu theo cái nghĩa: biểu hiện một quan niệm hoàn toàn cá nhân. Nhưng nhan đề đó đẹp quá, tôi phải bỏ, e đọc giả hiểu lầm mà thất vọng vì phần chính trong tư tưởng của tôi có tính cách thực tế, dễ đạt được hơn vì tự nhiên hơn. Lê lết trên đất, làm bạn với cỏ cây, tôi lấy làm thỏa mãn sung sướng lắm. Đôi khi say sưa mà vùng vẫy trên cát như vậy, tâm hồn ta nhẹ nhàng tựa nhu bay bỗng lên trời, nhưng rốt cục, ít khi ta rời khỏi mặt đất được vài tấc. Tôi đã có ý viết trọn cuốn sách này theo lối đối thoại như Platon. Muốn diễn những tư tưởng ngẫu nhiên xuất hiện trong óc ta, ghi những việc vặt có ý nghĩa trong đời sống hằng ngày và nhất là muốn thơ thẩn trong cánh đồng tư tưởng êm đềm và tĩnh mịch thì lối đó thực là thích hợp. Nhưng không hiểu tại sao tôi lại không dùng nó. Có lẽ vì ngại rằng ngày nay ít người thích nó mà sách ít đọc giả chăng. Dù sao, nhà văn nào cũng mong được nhiều người đọc. Lối đối thoại tôi nói đó, không phải là cái lối người hỏi, người đáp như trong các bài phỏng vấn đăng trên báo, cũng không phải cái lối giảng giải bằng những đoạn ngăn ngắn đâu, mà là cái lối nhàn đàm hứng thú, dài dòng liên tiếp trên mấy trang giấy, uyển chuyển tiến tới rồi lại quay về điểm cũ, đúng lúc bất ngờ nhất thì lại ngưng lại, đổi hướng, y như một người đi chơi về nhà, nhảy qua hàng rào mà vô, làm cho bạn đồng hành phải ngạc nhiên. Được dạo chơi trên những con đường vắng vẻ rồi nhảy qua rào mà vô nhà, ôi thú biết mấy! Những quan niệm trong cuốn này không có gì là tân kì, và đã được vô số tư tưởng gia Đông, Tây diễn đi diễn lại. Những quan niệm tôi mượn của phương Đông đều là những chân lí tầm thường ai cũng biết, nhưng nó là những quan niệm của tôi vì nó hợp với một cái gì như cái bẩm tính của tôi. Khi tôi mới gặp nó lần đầu, thì lòng tôi tự nhiên chấp nhận nó liền. Tôi thích nó vì nó chứ không phải vì những người diễn ra nó. Thực ra khi đọc sách cũng như khi viết lách, tôi đã đi theo những con đường ít người đi. Nhiều tác giả tôi dẫn trong cuốn này không có tên tuổi gì cả và một vị giáo sư Văn Học Trung quốc có thể ngạc nhiên, vì vậy. Còn một số tác giả khác rất có danh tiếng thật, nhưng tôi chấp nhận quan điểm của họ không phải vì cái tiếng tăm lẫy lừng của họ mà chỉ vì tư tưởng của họ tự nhiên thích hợp với tôi. Tôi có thói quen mua những sách cũ rẻ tiền, ít ai biết tới, để xem có thể kiếm được trong đó có gì khác thường không. Kiếm được một viên ngọc nhỏ trong một thùng rác thú hơn la ngắm một viên ngọc lớn bày ở cửa hàng bán đồ châu bảo. Sự hiểu biết của tôi không phải là uyên thâm hay quảng bác. Nếu uyên thâm, quảng bác thì người ta không biết điều phải là phải, điều trái la trái nữa. Tôi chưa hề đọc Locke1[1], Hume2[2], Berkeley3[3] mà cũng chưa theo học môn triết ở một trường Đại học nào. Đứng về phương diện kĩ thuật mà xét, thì phương pháp học hỏi và sự huấn luyện của tôi quả là vô lí, vì tôi không quan tâm tới các triết gia mà chỉ quan tâm tới cái đời sống nóng hổi thôi. Như vậy chẳng hợp lệ chút nào cả, tất nhiên là sai rồi. Lí luận của tôi căn cứ ở những nhân vật dưới đây: bà Hoàng, một bạn thân của gia đình tôi, có nhiều ý kiến hay về sự giáo dục phụ nữ Trung Hoa; một chị lái đò ở Tô Châu ngôn ngữ bóng bẩy thanh lịch; một anh lái xe ô tô buýt ở Thượng Hải; một con sư tử con ở sở Bách Thú; một con sóc ở vườn hoa Trung ương tại Nữu Ước; một anh bồi cà phê có lần nhận xét rất đúng; một kí giả (mất đã mười năm) viết một bài về thiên văn đăng trên báo; tất cả những tin tức về các vụ án; và tất cả những nhà văn nào còn giữ được tánh hiếu kì về đời sống hoặc không làm tiêu diệt cái tánh đó của chúng ta… những người và vật đó quá đông, làm sao mà tôi kể hết cho được? Nhờ không được đào tạo ở một trường Đại Học mà tôi thấy đỡ ngại ngùng, sợ sệt khi viết một cuốn về triết lí. Nhận xét đời sống ở chung quanh, tôi thấy cái gì cũng hóa ra giản dị hơn, minh bạch hơn. Tôi biết rằng các triết gia chính thống sẽ bảo rằng lối học hỏi của tôi còn thiếu sót, rằng lối phô diễn của tôi cộc lốc, giản dị, dễ hiểu quá, rút cục là tôi thiếu thận trọng, bước vào trong cái ngôi đền triết lí thiêng liêng mà không biết sợ sệt, rón rén, cứ nói bô bô lên. Các triết gia hiện đại hình như thiếu cái đức này nhất: đức can đảm. Nhưng từ trước tới nay tôi vẫn dạo ở ngoài cái khu vực triết lí, cho nên tôi vững bụng. Cứ theo trực giác của mình, phán đoán theo ý mình, phô diễn ý kiến của mình và thú thực với công chúng một cách nhẹ dạ, ngây thơ, cứ như vậy mà tìm được một số bạn đồng thanh đồng khí ở một chân trời nào đó. Theo cách đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyễn hiến lê tác phẩm do nguyễn hiến lê dịch kỹ năng sống phương pháp sống tốt quan điểm cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 177 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 165 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 146 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 113 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 112 0 0 -
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 106 0 0 -
5 trang 104 1 0