Danh mục

Một số ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 533.24 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ phân tích khái quát về một số tác động tích cực và tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền của nhóm xã hội yếu thế đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của các Hiệp định thương mại tự do góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO TỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ Ở VIỆT NAM Ths. Đinh Thị Ngọc Hà Trƣờng Đại học Thƣơng Mại Tóm lược: Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương với nhiều đối tác. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là cơ hội để phát triển nền kinh tế nước ta nhưng cũng đem lại những tác động hai chiều trên nhiều mặt của đời sống xã hội đặc biệt là vấn đề nhân quyền nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Bài viết sẽ phân tích khái quát về một số tác động tích cực và tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền của nhóm xã hội yếu thế đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của các Hiệp định thương mại tự do góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay. Từ khóa: Nhóm xã hội yếu thế, hiệp định thương mại tự do, quyền, ảnh hưởng… 1. Khái quát về các hiệp định thƣơng mại tự do và mối quan hệ của thƣơng mại tự do với việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sau giai đoạn mở c a theo chiều rộng bằng việc gia nhập và thực thi các cam kết WTO, Việt Nam đã bước sang giai đoạn hội nhập theo chiều sâu, với việc đàm phán, k kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA). Về số lượng các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, Việt Nam nằm trong top giữa của các nước ASEAN đồng thời đứng thứ hai về số lượng các Hiệp định đầu tư song phương (BIT) đã ký kết38. Tính tới thời điểm 7/2019, Việt Nam đã có tổng cộng 12 FTA đang có hiệu lực, 01 FTA đã k , và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với số lượng này, Việt Nam nằm trong tốp các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới39. Theo cách hiểu chung nhất, FTA là th a thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đ ch tự do hóa thương mại bằng việc c t giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ, xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường… Về cơ bản, các FTA được kỳ vọng là sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia như: tăng nguồn vốn đầu tư, tạo nhiều việc làm, tạo nhiều cơ hội để phát huy các lợi thế so sánh hiện có, tăng cường kiến thức công nghệ và quản lý hiện đại, khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ đa dạng, chất lượng… Không ch các dòng thương mại, các FTA còn ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư 38 PGS.TS Phan Văn Rân (chủ biên),Hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay vấn đề và giải pháp đột phá, NXb L luận ch nh trị, Hà Nội, 2018, trang 119. 39 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/13997-so-tay-doanh-nghiep-nhung-dieu-can-biet-ve-cac-fta-cua-viet- nam truy cập ngày 30/1/2020 382 trực tiếp nước ngoài (FDI). Thực tế của các FTA đang hoạt động đã chứng minh điều này khi FDI không những tăng lên giữa các nước ký kết với nhau mà còn có tác động thu hút nhiều hơn FDI t các nước không phải thành viên của FTA. Bên cạnh đó, đặc biệt là đối với các FTA thế hệ mới còn có nhiều quy định các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới… sẽ tạo điều kiện và động lực cơ hội để thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đồng thời điều đó c ng góp phần kiện toàn hơn bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương kỷ luật của cán bộ, t đó, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam40. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần thúc đẩy các nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân t đó nâng cao khả năng đảm bảo các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng tốt hơn tại tất cả các quốc gia thành viên của FTA. 2. Một số tác động tích cực của các hiệp định thƣơng mại tự do tới việc bảo đảm quyền của nhóm xã hội yếu thế Trên thực tế, chưa có định nghĩa ch nh thức được th a nhận về nhóm xã hội yếu thế (nhóm dễ bị tổn thương) nhưng những cụm t này lại được s dụng rất nhiều trong các tài liệu thuộc nhiều thể loại và nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Theo định nghĩa của UNESCO, nhóm yếu thế bao gồm: những người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù nhân, gái mại dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ, người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại tr , người nghèo… Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay còn tính cả đến nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy rối và lạm dụng tình dục, nạn nhân buôn bán người, các đối tượng m c bệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS…41 Luật nhân quyền quốc tế c ng xác định những nhóm sau đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (nhóm xã hội yếu thế) ở những mức độ, cấp độ, góc độ khác nhau: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật (thể chất, tâm thần); người thiểu số, bản địa; người nước ngoài, người không quốc tịch; người tị nạn và tìm kiếm các quy chế tị nạn; người lao động di trú; người bị tước tự do, tù nhân; tù binh chiến tranh, dân thường trong vùng chiến tranh hoặc vùng bị lực lượng quân sự nước ngoài chiếm đóng; người già; người đồng t nh…42 Như vậy, có thể nói, nhóm xã hội yếu thế là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: