Danh mục

Một số ảnh hưởng của việc xác định chi phí nhân công đến doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.78 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số ảnh hưởng của việc xác định chi phí nhân công khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quy định của ngành thuế về việc ghi nhận chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp có sự khác biệt với quy định của kế toán. Điều này tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ảnh hưởng của việc xác định chi phí nhân công đến doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 51 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐẾN DOANH NGHIỆP KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THE INFLUENCE OF LABOR COSTS DETERMINING TO BUSINESSES WHEN CALCULATING CORPORATE INCOME TAX TH.S NGÔ THỊ HƢỜNG1; TH.S TRẦN THỊ LAN HƢƠNG2 1,2 Trường Đại học Công nghệ Gíao thông vận tải 1 Email: ngothihuong2008@gmail.com; 2Email: tranthilanhuong1982@gmail.com TÓM TẮT: Một số ảnh hưởng của việc xác định chi phí nhân công khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quy định của ngành thuế về việc ghi nhận chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp có sự khác biệt với quy định của kế toán. Điều này tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. TỪ KHÓA: Chi phí nhân công; Thuế thu nhập doanh nghiệp. ABSTRACT: The influence of labor costs determining to calculating corporate income tax : In Vietnam, there are now a lot of the tax regulation on the recognition of expenses when calculating corporate income taxes differ from that regulation of accounting . This creates the difference between accounting profit and taxable income KEYWORDS: Labor costs; Corporate income tax. 1. MỞ ĐẦU Theo điều 4 thông tư 96/2015-BTC ngày 22/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 6/8/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT- BTC) quy định các khoản chi cho người lao động được trừ và không được trừ. Quy định này dẫn đến việc các doanh nghiệp không ghi nhận đúng thực tế phát sinh các khoản chi phí nhân công trên báo cáo tài chính, lẫn lộn giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập kế toán. 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐƢỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƢỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. * Các khoản chi đƣợc trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này. * Các khoản chi phí cho ngƣời lao động không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016 52 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ a) Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: + Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật. + Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. + Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. + Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. b) Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. ...

Tài liệu được xem nhiều: