Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích những bất cập trong quy định pháp luật về thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập trong thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THI HÀNH ÁN KHI CÓ THAY ĐỔI
GIÁ TÀI SẢN TẠI THỜI ĐIỂM THI HÀNH
Trần Thị Khánh Linh, Bùi Thị Thùy Linh*
Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhựt
TÓM TẮT
Công tác thi hành án nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng đều có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Nó làm cho các bản án, quyết định
đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân trở thành hiện thực. Thông qua hoạt động thi hành án
quyền và lợi ích của Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân được bảo vệ quyền
và lợi ích của mình; pháp chế được tăng cường, tạo dựng niềm tin vững chắc cho nhân dân
tin vào pháp luật, đảm bảo được trật tự xã hội. Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, vô
số các quan hệ giao dịch được phát sinh, dẫn đến tranh chấp ngày càng nhiều, lượng công
việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết ngày càng nhiều. Một vấn đề đặt ra cho cơ
quan Tư pháp nói chung và cơ quan Thi hành án nói riêng là thực tiễn thi hành án dân sự
trong trường hợp có sự thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án, cơ quan thi hành án
dân sự có những lúng túng và chưa thống nhất trong phương án cũng như nội dung, trình tự
và thủ tục xử lý. Do đó trong bài viết này, tác giả muốn phân tích những bất cập trong quy
định pháp luật về thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về vấn đề trên.
Từ khóa: thi hành án; thay đổi giá tài sản thi hành án; Luật thi hành án dân sự.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại quy định của Điều 59 Luật thi hành án dân sự (sau đây viết tắt là THADS) năm 2008
được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là THADS năm 2014) và Điều 17 Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều luật THADS đã ghi nhận: trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận
tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm
thi hành án (THA), giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá
tài sản đó thì cơ quan THADS phải tổ chức định giá tài sản và tổ chức THS cho các đương
sự theo giá đã được thay đổi đó. Như vậy, theo như quy định này cơ quan THA không tổ
chức THA theo đúng nội dung bản án, quyết định đã được tuyên mà theo kết quả định giá
được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của một bên đương sự hoặc các bên đương sự. Tuy
nhiên, bản chất của việc THADS là hoạt động đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực
1921
pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế. Khi tổ
chức thi hành, Chấp hành viên có nghĩa vụ thi hành án theo đúng nội dung bản án và
quyết định đã được tuyên. Việc pháp luật THA ghi nhận ngoại lệ về THA khi giá trị thay đổi
đặt ra những vấn đề cần trao đổi về bản chất của hoạt động THADS và nhiệm vụ, quyền
hạn của Chấp hành viên trong quá trình thực thi quy định THA khi giá trị tài sản thay đổi
trong thực tiễn.
Thực tế khi Tòa án ban hành các phán quyết giao tài sản bằng hiện vật hay bằng giá trị
thường theo nguyên tắc các bên đương sự thoả thuận và phù hợp với hiện trạng pháp lý,
thực tiễn của từng loại tài sản. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc quyết
định một bên nhận tài sản và một bên nhận giá trị thường xảy ra ở các vụ việc có các bên có
chung quyền sở hữu, sử dụng đối với cùng một loại tài sản nhưng tài sản đó không thể phân
chia hoặc việc phân chia làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Khi một bên nhận được một
khoản tiền thì về bản chất đây là phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ. Nhưng
tài sản được chia này đa phần là các bất động sản thường xuyên có sự biến động về giá trị
và bị phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xã hội và nhu cầu giao dịch trong
từng thời kỳ, gắn với đặc thù của từng địa phương. Những sự biến động này làm cho khoản
tiền mà một bên được nhận sẽ ít hơn hoặc nhiều hơn phần tài sản mà đáng lẽ ra họ phải
được hưởng trong thực tế.
2 BẤT CẬP TRONG THI HÀNH ÁN KHI CÓ THAY ĐỔI GIÁ TÀI SẢN TẠI THỜI
ĐIỂM THI HÀNH
2.1 Những bất cập
Nội dung vụ án: trong phần quyết định của Bản án số 23/HNGĐ-PT của Tòa án nhân dân
tỉnh N có nội dung sau:
“… 3. Về tài sản chung: xác định tài sản chung của anh Trần Văn H, chị Nguyễn Thị M có
tổng giá trị là 1.627.000.000 đồng. Chia đôi tài sản chung cho anh H, chị M mỗi người được
hưởng ½ giá trị tài sản chung là 813.500.000 đồng.
4. Giao tài sản cho các bên như sau: giao cho chị M được sở hữu tài sản chị đang quản lý,
sử dụng gồm: nhà 3 tầng 180m2 có giá trị 607.000.000 đồng và quyền sử dụng đất 60m2 tại
thửa số 173, tờ bản đồ số 40 tại thôn H, xã L, huyện M, tỉnh N có giá trị là 1.020.000.000
đồng. Tổng giá trị tài sản là 1.627.000.000 đồng. Chị M phải thanh toán tiền chênh lệch tài
sản cho anh H số tiền là 813.500.000 đồng. Kể từ ngày người được THA có đơn yêu cầu
THA thì hàng tháng bên phải THA còn phải chịu lãi suất của số tiền chưa THA theo lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án”.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu THA hợp lệ của anh H, Chi cục THADS huyện M, tỉnh N đã
ra quyết định THA có nội dung: “Chị Nguyễn Thị M phải thanh toán chênh lệch tài sản cho
anh Nguyễn Văn H số tiền là 813.500.000 đồng. Kể từ ngày người được THA có đơn yêu
cầu THA thì hàng tháng bên phải THA còn phải chịu lãi suất của số tiền chưa THA theo lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa THA”. Quá
trình THA, Chấp hành viên Chỉ Cục THADS huyện M, tỉnh N đã tiến hành thông báo quyết
1922
định THA, xác minh điều kiện THA, vận động, thuyết phụ ...