Danh mục

Một số bất cập trong xây dựng cơ chế chính sách để đáp ứng quyền tự chủ về quản lý nhân sự của trường đại học thành viên thuộc đại học Vùng ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số bất cập trong xây dựng cơ chế chính sách để đáp ứng quyền tự chủ về quản lý nhân sự của trường đại học thành viên thuộc đại học vùng ở Việt Nam trình bày thực trạng và những bất cập trong quá trình thực hiện tự chủ về nhân sự về vấn đề nhân sự ở các cơ sở giáo dục đại học Vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập trong xây dựng cơ chế chính sách để đáp ứng quyền tự chủ về quản lý nhân sự của trường đại học thành viên thuộc đại học Vùng ở Việt Nam MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐÁP ỨNG QUYỀN TỰ CHỦ VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC VÙNG Ở VIỆT NAM Trương Tuấn Linh Nguyễn Phương Thảo Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Thái Nguyên 1. Đặt vấn đề Tự chủ đại học là xu hướng toàn cầu và là định hướng cho các trường đại họccông lập ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Theo báo cáo củaWorld Bank năm 2008 đã khái quát 4 mô hình quản trị đại học, thể hiện địa vị pháp lýcủa các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong xã hội. 1- Mô hình nhà nước quản lý -kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở các nước Mỹ Latin, Malaysia trước đây; 2-Mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand; 3- Mô hình bánđộc lập (semi-independent) như ở Singapore; 4- Mô hình độc lập (independent) như ởMỹ, Anh, Úc [1]. Mỗi mô hình quản trị đại học đều thể hiện tính tự chủ ở các mức độkhác nhau, đối với mô hình nhà nước kiểm soát hoàn toàn thì các cơ sở GDĐH vẫnđược tự chủ ở mức độ nhất định trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tài chính. Mặtkhác, mô hình độc lập (nhà nước giám sát) thể hiện rõ nhà nước chỉ đóng vai trò giámsát hệ thống đảm bảo chất lượng đại học và duy trì mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm caocho các cơ sở GDĐH. Kết quả từ thực tế cho thấy, tự chủ đại học giúp cho các cơ sở GDĐH vậnhành tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa cáccơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động GDĐH [2]. Xu hướng chungtrên toàn cầu hiện nay là chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát (state control) sangmô hình hệ thống nhà nước giám sát (state supervision)-có mức độ tự chủ cao hơn. TạiViệt Nam, các cơ sở GDĐH công lập đang chuyển dần từ mô hình Nhà nước kiểm soátsang mô hình Nhà nước giám sát với quyền tự chủ đại học ngày càng mở rộng [1]. Theoquy định mới nhất của Chính phủ tại Nghị định 99/2019/NĐ-CP được hiểu là “quyềncủa cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiệnmục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, họcthuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định củapháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học” Vào đầu thập niên 1990, theo yêu cầu của Chính phủ về chủ trương xây dựng mộtsố trường đại học mạnh cho nước ta phục vụ quá trình đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạođã đề nghị xây dựng hai đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ba đại họcvùng Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng theo mô hình đại học đa lĩnh vực. Ngoài ra, Đại họcCần Thơ đã duy trì mô hình đại học đa lĩnh vực vốn có từ trước năm 1975. Mục đích củaviệc thành lập đại học vùng - đại học đa lĩnh vực để đảm bảo đào tạo tốt các chương trình“giáo dục khai phóng” (hoặc “giáo dục đại cương”); tận dụng ưu thế về nghiên cứu vàphục vụ xã hội, vì xu thế các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành,các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy; gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phóvới sự biến động về nhu cầu nhân lực của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường[3]. 291 Qua 20 năm tồn tại và phát triển, mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng trongbối cảnh các đại học công lập được trao quyền tự chủ thì vai trò của đại học vùng ngàycàng trở nên mờ nhạt, không phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. Đặc biệt, vớiviệc các trường đại học thành viên được trao quyền tự chủ thì quyền hạn, chức năng,vai trò của đại học vùng bị suy giảm rõ rệt, nguy cơ giải thể đại học vùng là điều có thểsảy ra [4]. Hiện nay, các đại học vùng và các đơn vị thành viên đang thực hiện tổ chức vàhoạt động theo Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP; Thông tư số10/2020/TT – BGDĐT, Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Nghị định 161/2018/NĐ-CP vàNghị định số 16/2015/NĐ – CP…, tuy nhiên, quyền hạn của đại học vùng và các đơn vịthành viên trong bối cảnh tự chủ chưa được đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng, điều nàyđã dẫn tới nhiều bất cập trong vận hành hệ thống. Vậy, có thể nói bản chất các rào cảnđể các trường đại học công lập có thể thực hiện việc tự chủ chủ yếu tập trung ở cơ chếchính sách, luật hiện hành và cách vận dụng của các đơn vị. Tự chủ về nhân sự cũng vìthế mà có nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, triển khai côngviệc. 2. Thực trạng 2.1. Về Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên là một trong 05 Đại học của Việt Nam thực hiện theo môhình Đại học “hai cấp”, được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04/4/199 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: