Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 767.26 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung: (i) Phân tích một số pháp lý về hòa giải thương mại; (ii) nêu, đánh giá, làm rõ một số vấn đề bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải thương mại; (iii) qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Đỗ Thanh Hà TÓM TẮT: Trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại, các bên trong giao dịch thường xảy ra những tranh chấp xung đột về quyền và nghĩa vụ. Ngoài phương thức giải quyết tài phán là trọng tài và tòa án, thì hòa giải là một trong những phương thức giải quyết giúp các bên giải quyết được tranh chấp đồng thời có một thỏa thuận mới giúp các bên tiếp tục thực hiện giao dịch thương mại. Hòa giải được xem là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm như: thủ tục tiến hành nhanh gọn, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, công sức, quyền định đoạt thuộc về các bên, giữ được bí mật kinh doanh… Tuy nhiên, ở Việt Nam khi xảy ra tranh chấp thương mại thì hòa giải chưa được xem là phương thức giải quyết tranh được các bên ưa chuộng. Một trong các lý do khiến hòa giải không được phổ biến chính bởi khung pháp lý của hòa giải còn tồn tại một số bất cập, đã ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải và gây ra khó khăn cho các chủ thể tham gia quy trình hòa giải. Chính vì vậy đã đặt ra giải pháp hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải để phương thức này thực sự pháp triển đúng với tiềm năng của nó. Bài viết tập trung: (i) Phân tích một số pháp lý về hòa giải thương mại; (ii) nêu, đánh giá, làm rõ một số vấn đề bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải thương mại; (iii) qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: hòa giải, hòa giải thương mại, hòa giải viên 1. Đặt vấn đề Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, mặt khác tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp, đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, với sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại (Sau đây gọi là Nghị định 22/2017/NĐ-CP) đã định nghĩa cụ thể về phương thức hòa giải thương mại, chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh cho phương thức giải quyết tranh này. Với LS., Công ty Luật Bình Minh, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, email: dothanhha.hp17@gmail.com 44 những quy định về cách thức thực hiện phương pháp hòa giải thương mại theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP được phân tích ở mục 2.3 cho thấy với phương pháp này, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn một quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà tại Việt Nam hòa giải chưa được xem là phương thức giải quyết được ưa chuộng. Hiện nay số lượng khoảng 6 trung tâm hoà giải thương mại ra đời theo Nghị định 22, mỗi trung tâm còn rất ít vụ việc hoà giải (ví dụ Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) trong năm đầu tiên hoạt động đã có 05 vụ hoà giải). Qua số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư Pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), Toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%).1 Hoạt động hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mới hình thành ở nước ta. Do đó, hiểu biết và nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về phương thức giải quyết bằng hòa giải thương mại vẫn còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen sử dụng hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chưa có niềm tin vào vai trò của hòa giải thương mại và khả năng thực thi các thỏa thuận hòa giải thành trong thực tế nên thực tế chỉ có khoảng 22,8% lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Thực tế, khung pháp lý về hòa giải thương mại trong quá trình hoạt động đã bộc lộ thiếu sót trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải. Mặt khác, với mục tiêu khuyến khích sự phát triển của phương thức hòa giải như là một biện pháp xã hội hóa công tác giải quyết tranh chấp nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án thì việc hoàn thiện khung pháp lý nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình hòa giải là một trong các vấn đề đặt lên hàng đầu. 2. Khái quát về hòa giải thương mại 2.1. Khái niệm hòa giải Theo đại từ điển tiếng Việt: “Hòa giải là làm cho ổn định thỏa tình mẫu thuẫn, xích mích giữa hai bên”. 1 Hòa giải thương mại tại Việt Nam, https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam- , truy cập ngày 10/9/2021 45 Với sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, khái niệm về hòa giải thương mại được thống nhất hiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”. 2.2. Đặc điểm của phương thức hòa giải Thứ nhất, hòa giải có sự tham gia của bên trung gian (hòa giải viên) giúp cho các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương án giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên phải là người có vị trí độc lập với các bên, không có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp và không có quyền đưa ra phán quyết. Thứ hai, các bên độc lập quyết định, thay đổi, xác lập kết quả thỏa thuận về giải quyết tranh chấp theo thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Thứ ba, kết quả hòa giải có giá truh ràng buộc các bên theo quy định của pháp luật dân sự. và kết quả hòa giải không có tính cưỡng chế thi hành. Thứ tư, hòa giải là một biện pháp giải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Đỗ Thanh Hà TÓM TẮT: Trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại, các bên trong giao dịch thường xảy ra những tranh chấp xung đột về quyền và nghĩa vụ. Ngoài phương thức giải quyết tài phán là trọng tài và tòa án, thì hòa giải là một trong những phương thức giải quyết giúp các bên giải quyết được tranh chấp đồng thời có một thỏa thuận mới giúp các bên tiếp tục thực hiện giao dịch thương mại. Hòa giải được xem là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm như: thủ tục tiến hành nhanh gọn, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, công sức, quyền định đoạt thuộc về các bên, giữ được bí mật kinh doanh… Tuy nhiên, ở Việt Nam khi xảy ra tranh chấp thương mại thì hòa giải chưa được xem là phương thức giải quyết tranh được các bên ưa chuộng. Một trong các lý do khiến hòa giải không được phổ biến chính bởi khung pháp lý của hòa giải còn tồn tại một số bất cập, đã ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải và gây ra khó khăn cho các chủ thể tham gia quy trình hòa giải. Chính vì vậy đã đặt ra giải pháp hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải để phương thức này thực sự pháp triển đúng với tiềm năng của nó. Bài viết tập trung: (i) Phân tích một số pháp lý về hòa giải thương mại; (ii) nêu, đánh giá, làm rõ một số vấn đề bất cập trong quy định pháp luật về hòa giải thương mại; (iii) qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: hòa giải, hòa giải thương mại, hòa giải viên 1. Đặt vấn đề Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, mặt khác tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp, đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, với sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại (Sau đây gọi là Nghị định 22/2017/NĐ-CP) đã định nghĩa cụ thể về phương thức hòa giải thương mại, chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh cho phương thức giải quyết tranh này. Với LS., Công ty Luật Bình Minh, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, email: dothanhha.hp17@gmail.com 44 những quy định về cách thức thực hiện phương pháp hòa giải thương mại theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP được phân tích ở mục 2.3 cho thấy với phương pháp này, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn một quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà tại Việt Nam hòa giải chưa được xem là phương thức giải quyết được ưa chuộng. Hiện nay số lượng khoảng 6 trung tâm hoà giải thương mại ra đời theo Nghị định 22, mỗi trung tâm còn rất ít vụ việc hoà giải (ví dụ Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) trong năm đầu tiên hoạt động đã có 05 vụ hoà giải). Qua số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư Pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), Toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%).1 Hoạt động hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mới hình thành ở nước ta. Do đó, hiểu biết và nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về phương thức giải quyết bằng hòa giải thương mại vẫn còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen sử dụng hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chưa có niềm tin vào vai trò của hòa giải thương mại và khả năng thực thi các thỏa thuận hòa giải thành trong thực tế nên thực tế chỉ có khoảng 22,8% lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Thực tế, khung pháp lý về hòa giải thương mại trong quá trình hoạt động đã bộc lộ thiếu sót trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải. Mặt khác, với mục tiêu khuyến khích sự phát triển của phương thức hòa giải như là một biện pháp xã hội hóa công tác giải quyết tranh chấp nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án thì việc hoàn thiện khung pháp lý nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình hòa giải là một trong các vấn đề đặt lên hàng đầu. 2. Khái quát về hòa giải thương mại 2.1. Khái niệm hòa giải Theo đại từ điển tiếng Việt: “Hòa giải là làm cho ổn định thỏa tình mẫu thuẫn, xích mích giữa hai bên”. 1 Hòa giải thương mại tại Việt Nam, https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam- , truy cập ngày 10/9/2021 45 Với sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, khái niệm về hòa giải thương mại được thống nhất hiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”. 2.2. Đặc điểm của phương thức hòa giải Thứ nhất, hòa giải có sự tham gia của bên trung gian (hòa giải viên) giúp cho các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương án giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên phải là người có vị trí độc lập với các bên, không có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp và không có quyền đưa ra phán quyết. Thứ hai, các bên độc lập quyết định, thay đổi, xác lập kết quả thỏa thuận về giải quyết tranh chấp theo thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Thứ ba, kết quả hòa giải có giá truh ràng buộc các bên theo quy định của pháp luật dân sự. và kết quả hòa giải không có tính cưỡng chế thi hành. Thứ tư, hòa giải là một biện pháp giải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hòa giải thương mại Tranh chấp thương mại Giao dịch thương mại Pháp luật về hòa giải thương mại Giải quyết tranh chấp thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 175 0 0
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng
33 trang 107 0 0 -
6 trang 73 1 0
-
96 trang 50 0 0
-
Pháp lệnh trọng tài thương mại
27 trang 44 0 0 -
60 trang 38 0 0
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 10: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
43 trang 36 0 0 -
29 trang 35 0 0
-
8 trang 33 0 0
-
Trao đổi về kinh doanh thương mại điện tử và quản lý thuế thương mại điện tử
3 trang 31 0 0