Danh mục

Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy bài 'Hoán vị gen', Sinh học 12 THPT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 578.88 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích những vấn đề cơ bản của DHPH và đề xuất một số biện pháp DHPH trong dạy học (DH) nội dung kiến thức bài hoán vị gen, Sinh học 12, phần nào giúp giáo viên giảng dạy môn Sinh học (SH) có cái nhìn rõ nét hơn về định hướng DHPH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy bài “Hoán vị gen”, Sinh học 12 THPT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY BÀI “HOÁN VỊ GEN”, SINH HỌC 12 THPT NGUYỄN THỊ HẰNG NGA Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: ngalinhduc2001@gmail.com Tóm tắt: Dạy học phân hóa (DHPH) không phải là vấn đề mới, đã sớm được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nền giáo dục trên thế giới. Ở Việt Nam, DHPH là một trong những định hướng cơ bản của giáo dục phổ thông sau 2015. DHPH đem lại những giá trị to lớn trong các quá trình dạy học, đảm bảo sự bình đẳng, quyền lợi cho mọi người học. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích những vấn đề cơ bản của DHPH và đề xuất một số biện pháp DHPH trong dạy học (DH) nội dung kiến thức bài hoán vị gen, Sinh học 12, phần nào giúp giáo viên giảng dạy môn Sinh học (SH) có cái nhìn rõ nét hơn về định hướng DHPH. Từ khóa: Dạy học phân hóa; đối xử cá biệt; pha dạy học đồng loạt; pha dạy học phân hóa; hoán vị gen. 1. MỞ ĐẦU Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ,… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Nghĩa là quan tâm đến việc người học làm/vận dụng được những gì từ những vấn đề đã học hơn là người học đã học/biết được những gì. DHPH là một trong những định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà theo định hướng tiếp cận năng lực người học. DHPH hay “dạy học chú ý sự khác biệt cá nhân” là một quan điểm giáo dục tiến bộ, không chỉ tôn trọng độc lập tư duy, khơi gợi sáng tạo, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực, sở trường của từng cá nhân. DHPH với nguyên tắc, đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong hoạt động dạy học. Trên nguyên tắc chung đó, mỗi bậc học, ngành học với đặc thù riêng trong mục tiêu giáo dục đào tạo, để DHPH hiệu quả, cần có những giải pháp riêng, cụ thể. Phần kiến thức “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” là kiến thức khó, phức tạp, đòi hỏi HS phải sử dụng nhiều thao tác tư duy và chiếm tỷ trọng lớn trong các đề thi, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông Quốc Gia. Tuy nhiên, trong một lớp học, khả năng nhận thức, khả năng vận dụng, giải quyết vấn đề cũng như mục tiêu/động cơ học tập của các học sinh (HS) là rất khác nhau. Do đó, DHPH là rất cần thiết trong DH di truyền học. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng của DHPH và một số biện pháp DHPH. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Dạy học phân hóa và các vấn đề của dạy học phân hóa * Dạy học phân hóa Những nghiên cứu về DHPH đã được bắt đầu từ lâu, được vận dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và phát triển nhất là ở Mỹ. Kết quả của những nghiên cứu trước đó được xem như nền tảng cơ sở lí luận vững chắc của định hướng DHPH hiện nay. 222 BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Theo Tomlinson, DHPH là “sắp xếp” những gì diễn ra trên lớp để HS có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình cách chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ diễn đạt những gì mà họ học được; nghĩa là DHPH sẽ cung cấp cho HS những con đường khác nhau để lĩnh hội nội dung DH. Thông qua đó, HS đạt hiệu quả học tập cao hơn [1]. DHPH là cách DH đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động DH dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu nhận thức, các điều kiện nhận thức nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học. Có nhiều định nghĩa khác về DHPH nhưng tất cả đều đồng thuận rằng, DHPH là một triết lý dạy học, nó cho phép giáo viên (GV) thiết kế các chiến lược DH sao cho phù hợp với nhu cầu, năng lực và phong cách học khác nhau của HS trong lớp học để tạo cơ hội học tập tốt nhất cho mỗi HS trong lớp, nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của họ. Đặc điểm của DHPH là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến đam mê trong cuộc sống thành động lực học tập. Do đó, bản chất của việc phân hóa trong DH là tạo ra những khác biệt nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động (bao gồm mục tiêu, phương pháp, phương tiện, môi trường, kết quả, thời gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: