Danh mục

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học học phần Hà Nội học ở trường Đại học thủ đô Hà Nội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 730.92 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã từ lâu, giảng dạy kiến thức về Hà Nội trở thành nội dung bắt buộc ở một số trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở một số trường Đại học trong nước đã xây dựng thành học phần “Hà Nội học” với 2 tín chỉ (30 tiết).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học học phần Hà Nội học ở trường Đại học thủ đô Hà NộiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 98 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN HÀ NỘI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thị Thanh Hòa1 Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đã từ lâu, giảng dạy kiến thức về Hà Nội trở thành nội dung bắt buộc ở một số trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở một số trường Đại học trong nước đã xây dựng thành học phần “Hà Nội học” với 2 tín chỉ (30 tiết). Bằng sở trường và kinh nghiệm giảng dạy, mỗi giáo viên đã sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học, các thao tác, hình thức tổ chức dạy học trong mỗi nội dung phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận. Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ là những gợi ý giúp cho những giờ học trên lớp hay ngoài thực địa của môn Hà Nội học trở nên lý thú và bổ ích. Từ khóa: Hà Nội học, Việt Nam học, phương pháp dạy, phương pháp học1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Nội học là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về khu vực Hà Nội: địa lý,lịch sử, kinh tế, văn hóa từ truyền thống đến đương đại, trên cơ sở nhận thức toàn diện vềmảnh đất Thủ đô, người học vận dụng vào những công việc cụ thể để xây dựng, phát triểnvùng đất ngàn năm văn hiến trên mọi bình diện trong thời đại hội nhập toàn cầu. Tài liệuphục vụ cho môn học hiện nay khá phong phú, tuy nhiên các công trình mới chỉ tập trungviết về những vấn đề đơn lẻ của Hà Nội như: “Hà Nội nghìn xưa” của Trần Quốc Vượngvà Vũ Tuấn Sán (1975), “Di tích và văn vật vùng ven Thăng Long” của Đỗ Thỉnh (1995),“Chùa Hà Nội” của Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (1997), “Phố phường Hà Nộixưa” của Hoàng Đạo Thúy (2000), “Hà Nội - con đường dòng sông và lịch sử” củaNguyễn Vinh Phúc (2004), “Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội” của Bùi Xuân Đính1 Nhận bài ngày 25. 03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hòa; Email: ntthoa@daihocthudo.edu.vn.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 99(2005), “Hội làng Hà Nội” của Lê Trung Vũ (2006), “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng(2008), “Các Thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” của Nguyễn Vinh Phúc(2009)… Năm 2010, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xuấtbản cuốn “Hà Nội - con người, lịch sử và văn hóa”, dù chỉ với 150 trang nhưng cuốn sáchđã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản từ đặc điểm sinh thái, lịch sử Hà Nội qua các thờikỳ, đến các khía cạnh về văn hóa như di tích, kiến trúc, ẩm thực, phong tục tập quán, danhnhân và một số vấn đề của Hà Nội đương đại. Cuốn sách đã trở thành cẩm nang cho ngườidạy và người học khi tiếp cận môn học này (đặc biệt đối với giảng viên và sinh viên trườngĐại học Thủ đô Hà Nội). Từ năm 2014 đến 2016, nhóm tác giả của trường Đại học Thủ đôHà Nội đang thực hiện đề tài cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo,bồi dưỡng Hà Nội học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là trường Đại học Thủ đôHà Nội)” do PGS.TS. Phạm Quốc Sử chủ biên. Hi vọng sau khi được nghiệm thu, côngtrình sẽ trở thành cuốn tài liệu đầy đủ, hệ thống về các khía cạnh của Hà Nội, phục vụ nhucầu giảng dạy và học tập của giảng viên, học sinh, sinh viên, những người có mối quan tâmsâu sắc về môn học này. Với đặc thù của một cơ sở đào tạo được ra đời trên đất Kinh kỳ, Kẻ Chợ, gần 20 nămqua trong chương trình đào tạo của trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiền thân là trường Caođẳng Sư phạm Hà Nội) đã đưa Hà Nội học trở thành môn học bắt buộc 2 tín chỉ dành chosinh viên hệ Cao đẳng (dự kiến dành 3 tín chỉ cho ngành Việt Nam học hệ Đại học chínhquy) ở hầu hết các mã ngành trong toàn trường. Môn học được chia làm 8 bài bao gồm hơn30 nội dung cụ thể, đòi hỏi giảng viên cần trang bị khối lượng kiến thức toàn diện, đặc biệtphải sử dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm tăng tính hấp dẫn cho cả thầy và trò trongquá trình lên lớp. Với chúng tôi, những người đã nhiều năm đảm nhiệm học phần này, đối tượng giảngdạy chính là sinh viên ngành Việt Nam học (bộ môn khoa học nghiên cứu về đất nước vàcon người Việt Nam) với hai hướng đầu ra: làm công tác văn hóa hoặc làm trong ngành dulịch. 80% sinh viên ngành Việt Nam học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội đều là người HàNội (bao gồm cả Hà Nội gốc và mở rộng), phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều làmviệc tại Thủ đô, vì vậy mục tiêu của chúng tôi không chỉ cung cấp những kiến thức nềntảng còn tập trung rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ đặc thù công việc.2. CẤU TRÚC MÔN HÀ NỘI HỌC CỦA MỘT SỐ TRƯỜ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: