Danh mục

Một số biện pháp nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 713.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm: Tiến hành giáo dục và đánh giá trẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”; Tăng cường tổ chức các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ; Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ; Phát huy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học và hoạt động góc dựa trên chuẩn 15 của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn 362 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN SV. Nguyễn Thị Huyền Nhung ThS. Hồ Thị Thu Hà Tóm tắt. Phát triển và nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn là mộttrong những nhiệm vụ, hoạt động sư phạm thường xuyên của giáo viên mầm non. Đểnâng cao khả năng nói cho trẻ thì giáo viên cần có những phương pháp, biện pháp cụthể phù hợp với điều kiện thực tế, chính vì vậy bài báo đưa ra các biện pháp nhằmnâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm: Tiến hành giáo dục và đánh giátrẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”; Tăng cường tổ chức các hoạt động cóliên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ; Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ; Pháthuy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học và hoạt động góc dựa trên chuẩn15 của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.1. Đặt vấn đề Việc hình thành và phát triển kĩ năng nói cho trẻ không đơn thuần diễn ra ở 1hoạt động mà nó diễn ra trong mọi hoạt động ở trường mầm non (hoạt đông học, hoạtđộng góc…), phát triển kĩ năng nói cho trẻ không dừng lại ở mức độ trẻ có thể nói lưuloát- mạch lạc mà trẻ biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, rànhmạch sao cho mọi người có thể hiểu được ý đồ trẻ. Kĩ năng nói chính là hành trangquý báu nhất mà trẻ phải luôn học hỏi, trau dồi và mang theo suốt cả cuộc đờimình.Chính vì vậy, để phát triển và nâng cao khả năng nói cho trẻ thì việc đề ra cácbiện pháp cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế là rất cần thiết.2. Nội dung 2.1. Tiến hành giáo dục và đánh giá trẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dungchăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động, giáo dục cho phù hợp với trẻ 5tuổi. Ngoài ra, đây còn là căn cứ để thực hiện chương trình, tài liệu tuyên truyền,hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em 5tuổinhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Giáo viên mầm non có thể căn cứ vào mục tiêu giáo dục trong chương trìnhgiáo dục mầm non tương ứng với các chuẩn và chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em5 tuổi để lựa chọn, thiết kế các hoạt động phù hợp với chủ đề và giáo viên phải tăngcường đưa các chỉ số trong bộ chuẩn vào kế hoạch hoạt động của trẻ và phải tăngcường tác động đến trẻ để trẻ đạt được các chuẩn, chỉ số đã đưa ra. Nếu chỉ đưa cácchuẩn và chỉ số trong bộ chuẩn vào thực hiện mà không có quá trình đánh giá, theo dõisự tiến bộ của trẻ thì việc áp dụng bộ chuẩn trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng sẽkhông đạt kết quả. Ví dụ: Sau một thời gian thực hiện chỉ số 68-“Sử dụng lời nói để bày tỏ cảmxúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân” thì giáo viên sẽ tiến hành đánh giáđể kiểm tra xem trẻ đã đạt hoặc chưa đạt chỉ số này bằng nhiều cách như: tạo tìnhhuống như: “Nếu bạn con bị đau bụng con sẽ nói với bạn như thế nào để bạn bớtđau?”, “Khi con vui/ buồn con sẽ nói như thế nào để các bạn và cô biết và chia sẻ?”… 363Thông qua các minh chứng của chỉ số thì giáo viên có thể đánh giá trẻ đạt/ chưa đạt từđó giáo viên sẽ có biện pháp giúp những trẻ đạt phát huy, những trẻ chưa đạt cố gắnghơn nữa để đạt được chỉ số. 2.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt độngngoài giờ học. a. Tăng cường cho trẻ nói trong giờ học Giờ học có thể chia làm ba loại: loại giờ học chuyên biệt (giờ học nhận biết-tậpnói ở độ tuổi nhà trẻ, giờ học làm quen chữ cái ở độ tuổi mẫu giáo), loại giờ học có ưuthế phát triển lời nói (giờ học làm quen với văn học – cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, giờhọc làm quen với môi trường xung quanh – cho trẻ mẫu giáo), và các giờ học khác(cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc…). Với trẻ mẫu giáo lớn giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trườngxung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấutạo, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu... của sự vật cũng như mở rộng vốn từ cho trẻ. Ởnhững giờ học này, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúcngữ pháp và vốn từ…V í dụ: Trong giờ học “Nhận biết các nhóm thực phẩm trong nhàbếp”, giáo viên cần cung cấp và mở rộng dần cho trẻ từ hình dáng cho đến màu sắc vàlợi ích khi ăn các nhóm thực phẩm… Ngoài việc mở rộng vốn từ, giáo viên cần giúptrẻ phát âm đúng và chính xác. Giờ làm quen với tác phẩm văn học, giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ(đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng nănglực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: