Danh mục

Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Tân Trào trong đào tạo theo tín chỉ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 841.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Tân Trào trong đào tạo theo tín chỉ đưa ra một số quan điểm và đánh giá về năng lực NCKH, thực trạng NCKH của sinh viên trường Đại học Tân Trào, trên cơ sở đó đề suất một số giải pháp phát triển năng lực NCKH cho sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Tân Trào trong đào tạo theo tín chỉ 260| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TS. Ninh Thị Bạch Diệp Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Ngày nay, khi các hình thức đào tạo trong các trường đại học đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng. Trong đó, thực hiện NCKH được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng kiến thức, kỹ năng mềm cho bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. NCKH không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu và tạo phong cách làm việc khoa học, giúp các em nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm và đánh giá về năng lực NCKH, thực trạng NCKH của sinh viên trường Đại học Tân Trào, trên cơ sở đó đề suất một số giải pháp phát triển năng lực NCKH cho sinh viên. Từ khóa: Biện pháp, hiệu quả, năng lực, NCKH, sinh viên, đào tạo theo tín chỉ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo và NCKH (NCKH) là hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất bất cứ một trường đại học nào cũng đều phải thực hiện. Thông qua hoạt động NCKH, sinh viên (SV) được chủ động trong học tập, tìm tòi sáng tạo; qua đó phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, kĩ năng, kĩ xảo NCKH của bản thân trong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NCKH góp phần nâng cao tính sáng tạo, đạo đức khoa học, hình thành và hoàn thiện nhân cách của người lao động mới, qua đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Với sứ mạng “ à cơ sở ào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nâng cao chất ượng cuộc sống và xây dựng ất nư c” [7], Trường Đại học Tân Trào (ĐHTTr) luôn chú trọng nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH bên cạnh chất lượng giảng dạy và trách nhiệm phục vụ cộng đồng của một trường đại học. Với lợi thế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, các hoạt động NCKH trong sinh viên Nhà trường rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, các đề tài NCKH của SV được triển khai, nghiệm thu thành công trên các lĩnh vực như: nông nghiệp, kinh tế, tâm lý, giáo dục, văn hóa,... Tuy nhiên thực tế cho thấy, song song với những lợi ích mà NCKH mang lại thì các em còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai thực hiện đề tài. Chính vì vậy, thực tế cho thấy là trường đại học có thể đào tạo hàng nghìn SV nhưng trong một năm học có rất ít SV tham gia NCKH, cùng với đó là số lượng các đề tài NCKH trong SV cũng rất hạn chế. Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy cần phải nhìn nhận thực trạng hoạt động NCKH của SV một cách nghiêm túc để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |261 lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại Trường ĐHTTr nói riêng và trong các trường đại học nói chung. 2. NỘI DUNG 2.1. Năn lực NCKH 2.1.1. Khái ni m NCKH và ă lực NCKH * Khái niệm về NCKH Có nhiều quan niệm khác nhà về NCKH như: Tác giả Kerlinger quan niệm: NCKH là một cuộc tìm hiểu có hệ thống, có kiểm soát, có tính thực nghiệm và phê phán những giả thuyết về các tương tác giữa hiện tượng [2]; trong Luật Khoa học và công nghệ do Quốc hội ban hành thì: “NCKH là hoạt ộng khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư uy; s ng tạo giải pháp nh m ứng dụng vào thực tiễn” [5]. NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Về mặt thao tác, có thể định nghĩa, NCKH là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật, hiện tượng cần khám phá [3]. * Khái niệm về năng ực NCKH Theo tác giả A. Sebarová, năng lực (NL) NCKH là một hệ thống mở và không ngừng phát triển, bao gồm các kiến thức chuyên môn và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự s n sàng của cá nhân cho phép các GV thực hiện một nghiên cứu giáo dục trong khuôn khổ hoạt động n ...

Tài liệu được xem nhiều: