Danh mục

Một số biện pháp phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (2018)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới đã được ban hành cuối năm 2018. Chương trình nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông các phẩm chất và năng lực cần thiết, trong đó có năng lực văn học. Tuy nhiên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (2018) MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VĂN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦUCỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018) TS. Phạm Thị Thu Hiền1Tóm tắt Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới đã được ban hành cuối năm 2018. Chương trình nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông các phẩm chất và năng lực cần thiết, trong đó có năng lực văn học. Tuy nhiên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Vì vậy, cần phải có những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực văn học cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới. Từ khoá: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn; năng lực văn học; biện pháp phát triển năng lực văn học.Đặt vấn đề Cuối năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thôngmôn Ngữ văn (gọi tắt là chương trình 2018), thay thế cho chương trình hiện hành được banhành năm 2006 (gọi tắt là chương trình 2006). Chương trình 2018 được xây dựng theo địnhhướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, trong đó phải kể đến năng lực ngôn ngữvà năng lực văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lựcnói chung, năng lực văn học nói riêng vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ởtrường phổ thông. Vì thế, việc tìm ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy học Ngữvăn theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó có năng lực văn học, đáp ứngyêu cầu của chương trình 2018 là điều vô cùng cần thiết.Nội dung nghiên cứu1. Thực trạng dạy học văn học cho học sinh phổ thông ở trường phổ thông Không phải ngẫu nhiên mà “môn Ngữ văn“ ở trường phổ thông thường được gọi tắt là“môn Văn“. Bởi từ trước đến nay, hầu hết các văn bản được dùng làm ngữ liệu dạy học trongsách giáo khoa Ngữ văn là các văn bản văn học (bao gồm cả văn học Việt Nam và nước ngoài,từ văn học dân gian đến văn học viết, có cả văn học trung đại và hiện đại… được viết theo hầu1 Khoa Sư phạm – Trường ĐH Giáo dục; Điện thoại: 0912054638; Email: pthien@vnu.edu.vn.160 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊNhết các thể loại của văn học. Mỗi thể loại, học sinh học ít nhất 01 văn bản/đoạn trích). Trongchương trình, các văn bản khác (như văn bản nhật dụng, văn bản thông tin) chiếm tỉ lệ rất nhỏso với văn bản văn học. Càng lên các khối lớp cao hơn, các văn bản văn học càng nhiều hơn.Cụ thể là ở sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở có khoảng 140 văn bản/đoạn trích vănhọc được dạy học, nhưng chỉ có 14 văn bản nhật dụng. Ở sách giáo khoa Ngữ văn trung họcphổ thông, học sinh đọc khoảng 70 văn bản, nhưng chỉ có 02 văn bản nhật dụng được dạy họcchính thức (theo chương trình chuẩn). Các đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ văn chủ yếu sử dụngvăn bản văn học là ngữ liệu để đánh giá khả năng đọc và viết của học sinh. Coi trọng văn học là như vậy, nhưng phương pháp dạy học văn học và kiểm tra đánhgiá năng lực văn học của học sinh ở trường phổ thông của Việt Nam hiện nay chưa thực sựđúng hướng. Với các văn bản văn học, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh tiếp nhận vănbản bằng cách “giảng văn“ cho học sinh nghe là chính. Nghĩa là, giáo viên thường đọc kĩvăn bản, nói ra cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của văn bản theo cách hiểu của mình hoặccách hiểu của các nhà phê bình văn học nổi tiếng cho HS (thể hiện qua sách giáo viên và cáctài liệu tham khảo). Học sinh thường nghe và ghi chép lại những điều giáo viên nói để làmtư liệu cho viết văn nghị luận văn học. Trong dạy học văn học theo lối giảng văn, giáo viênthường sử dụng phương pháp giảng bình/bình giảng để diễn tả những cảm nhận của bảnthân về văn bản. Ngay cả khi vấn đề “đọc hiểu“ và “dạy học đọc hiểu“ đã được đặt ra vớichương trình 2006 thì người “đọc hiểu“ ở trường phổ thông chủ yếu vẫn là giáo viên. Hoạtđộng đọc của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học thường chỉ dừng lại ở chỗ đọcthành tiếng, đọc diễn cảm. Phần lớn thời gian của giờ học, nhất là ở những khối lớp của cấptrung học phổ thông, giáo viên thường “đọc hộ“, “cảm thụ hộ“ học sinh bằng việc nêu lênhệ thống nội dung của bài học (đã được chuẩn bị sẵn trong giáo án) và đưa ra những câu hỏihướng vào việc làm sáng tỏ những nội dung ấy. Do áp lực thi cử nên trong giờ đọc hiểu vănbản văn học, nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng văn, “đọc – chép“, “chiếu – chép“, nhiệmvụ của học sinh là “nghe – chép“ hoặc “nhìn – chép“... Ở đây cần phải hiểu rằng việc dạyhọc theo hình thức “giảng văn“ không có gì đáng lên án bởi nó vẫn có giá trị nhất định. Tuynhiên, trong thời đại hiện nay, nếu vẫn độc tôn phương pháp này thì việc dạy học văn họcở trường phổ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: