Danh mục

Một số biện pháp thực hiện chính sách an dân của nhà Lê Sơ (1428 – 1527)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tác phẩm “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều, chẳng lo dân nghèo mà lo dân không được yên ổn”. Sau đó, Mạnh Tử còn đưa ra chủ trương trị nước nhân chính với quan điểm cho rằng, nhà cầm quyền phải biết lo cho dân có “hằng sản” để dân phúc đáp cho triều đình bằng sự “hằng tâm”. Ông còn nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là “dân là đối tượng đáng quí trọng nhất, sau đóđến xã tắc, còn vua thì xem thường”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp thực hiện chính sách an dân của nhà Lê Sơ (1428 – 1527)MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN DÂNCỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527)NGÔ VĂN HƯỞNG*Trong tác phẩm “Luận Ngữ”, Khổng Tửviết: “Chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lochia không đều, chẳng lo dân nghèo mà lodân không được yên ổn”1. Sau đó, MạnhTử còn đưa ra chủ trương trị nước nhânchính với quan điểm cho rằng, nhà cầmquyền phải biết lo cho dân có “hằng sản”để dân phúc đáp cho triều đình bằng sự“hằng tâm”. Ông còn nói: “Dân vi quý, xãtắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là “dânlà đối tượng đáng quí trọng nhất, sau đóđến xã tắc, còn vua thì xem thường”. TuânTử cho rằng, “vua là thuyền, dân là nước,nước có thể chở thuyền, cũng có thể lậtthuyền”. Từ việc Khổng Tử “lo lòng dânkhông yên”, các học trò của ông đã “triểnkhai”, “cụ thể hóa” tư tưởng đó bằng việclo cho dân có hằng sản, lại còn cho “dân làquí trọng nhất”, có sức mạnh “lật thuyền”,cho thấy các nhà sáng lập Nho giáo rất chútrọng đến nhân dân. Bởi lẽ, theo họ, dân cóan thì nước mới thịnh, vương triều nhờ đómà tồn tại. Sự tồn tại ấy còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố, song vấn đề cốt lõi nhất, theoquan điểm của các nhà nho, nhà cầmquyền, được nước là do được lòng dân.*Triều đại Lê sơ (1428 – 1527) là mộttrong những triều đại phong kiến khai quốcở Việt Nam bằng thắng lợi vĩ đại trongcuộc kháng chiến chống quân Minh xâmlược. Nó để lại ấn tượng mạnh cho các nhànghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởngvề đường lối trị nước an dân vốn được bộ*ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.chỉ huy Lam Sơn đặt ra ngay từ thời kỳkháng chiến. Trong giai đoạn khôi phục đấtnước và xây dựng vương triều, an dân luônmang tính nhất quán, bởi triều đình thấy nóvừa là mục đích, vừa là phương pháp trịnước của mình.Nguyễn Trãi (1380-1442) là bậc khaiquốc công thần nhà Lê sơ, đồng thời là nhàtư tưởng kiệt xuất, trong “Bình Ngô đạicáo” đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yêndân”. Đây là tư tưởng chủ đạo của triềuđại, do đó khi cuộc kháng chiến thànhcông, ông đã khuyên Lê Lợi không giết tùhàng binh, mà còn cung cấp lương thảo vàphương tiện cho chúng về nước. Tư tưởngđó không chỉ mang tính nhân đạo, mà cònđược nâng lên thành tư tưởng nhân văn sâusắc với mục đích an dân cho cả hai nước.Trong triều đại đó có những giai đoạn xãhội đã đạt được thái bình thịnh trị và trởthành khuôn mẫu lý tưởng cho các triều đạiphong kiến về sau. Đó là thời trị vì của vuaLê Thánh Tông. Sự thịnh trị của nhà Lê sơđược đánh giá cao bởi là một triều đại khaiquốc, có công trạng to lớn, lại được tạo đàbằng một đường lối trị nước có sự kết hợphài hòa giữa đức trị và pháp trị từ Lê TháiTổ đến Lê Thánh Tông. Chính nhờ đườnglối ấy, chỉ trong thời gian ngắn, triều đạinày đã khắc phục được hậu quả chiếmđóng, vơ vét, đập phá của nhà Minh, cũngnhư trong cuộc kháng chiến gian khổ mườinăm trời để đạt đến xã hội thịnh trị vềnhiều mặt, đúng như Lê Thánh Tông đãMột số biện pháp thực hiện chính sách an dân...từng tự hào rằng:Nhà nam, nhà bắc đều no mặt,Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình2.Một xã hội thái bình thịnh trị thực sự đãđạt được ở thời Lê Thánh Tông bởi chínhsự quan tâm của triều đình đến dân. Sauchiến tranh, Nguyễn Trãi đã từng mongmuốn có một nền chính trị thực sự vì dân,cốt để cho dân “khắp thôn cùng xóm vắngkhông một tiếng oán sầu”. Độc lập dân tộclà điều quan trọng nhất, là bước đầu củachính sách nhân nghĩa an dân, song chưađủ. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước, vấn đề an dân phải được xác địnhrõ bởi hai nhiệm vụ vừa mang tính cấpbách, vừa lâu dài. Đó là chính sách ansinh xã hội và an ninh quốc phòng. Hainhiệm vụ cơ bản đó được triển khai trênnăm phương diện chủ yếu dưới đây.Thứ nhất, phát triển kinh tế nông nghiệptheo hướng “nông tang” để có đủ cơm áo.Sau chiến tranh, nhà Lê phải đối mặt vớitình trạng thiếu thốn lương thực trầmtrọng. Nền kinh tế nông nghiệp thiếu lựclượng sản xuất sau chiến tranh và thườngxuyên gánh chịu thiên tai, cùng với nó lànạn dân xiêu tán do chiến tranh loạn lạc.Đứng trước tình hình đó, nhà Lê sơ đã chủtrương phát triển kinh tế nông nghiệp, coinông nghiệp là nghề gốc để đảm bảo cuộcsống. Triều đình đã coi việc phát triển kinhtế nông nghiệp là một trong những nhiệmvụ trước tiên và cần kíp của chính sự nhưlời khẳng định của Lê Thánh Tông: “Lễnghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để cóđủ cơm áo. Hai điều đó là việc cần kíp củachính sự”3. Để thúc đẩy nền kinh tế trọngnông, triều đình đã thực hiện hàng loạt giảipháp, mà quan trọng nhất, là chính sáchquân điền ngay từ thời kỳ đầu triều. Chính45sách này được cụ thể hóa dưới thời LêThánh Tông vào năm 1477 và được bổsung vào năm 1481. Theo đó, ruộng đấtcông được chia cho mọi tầng lớp nhân dântheo thứ bậc, thấp nhất là nông dân đượchưởng từ 3,5 đến 4 phần ruộng. Chính sáchnày đã gắn chặt người nông dân vào mảnhđất của mình, đồng thời hạn chế được tìnhtrạng dân xiêu tán vốn diễn ra phổ biếntrong chế độ phong kiến và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: