Danh mục

Một số biểu thức tiếng Nhật mang ý nghĩa 'trước khi', 'trong khi', 'sau khi'

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.37 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về cấu trúc, ý nghĩa và cách kết hợp với trợ từ (助詞- joshi) của các biểu thức mang ý nghĩa “Trước khi”, “Trong khi” và “Sau khi” Từ đó, thống kê, tổng hợp dữ liệu lại, so sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp với nhau và đưa ra ví dụ nhằm xác định từng trường hợp sử dụng cụ thể đối với từng biểu thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biểu thức tiếng Nhật mang ý nghĩa “trước khi”, “trong khi”, “sau khi” MỘT SỐ BIỂU THỨC TIẾNG NHẬT MANG Ý NGHĨA “TRƢỚC KHI”, “TRONG KHI”, “SAU KHI” Cao Thị Hoài Thƣơng*, Nguyễn Trí Dũng** Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: *hoaithuong.caothi.279@gmail.com, **ntd.q9.96@gmail.com TÓM TẮT Các cấu trúc ngữ pháp mang ý ngh a “Trước khi”, “Trong khi” và “Sau khi” thể hiện vị trí một hành động, sự việc xảy ra trong hệ trục thời gian (thời điểm diễn ra hành động) so với một hành động, sự việc khác được chọn làm mốc. Các cấu trúc này là những cấu trúc rất thông dụng trong tiếng Nhật và có thể gặp trong phần lớn các cuộc hội thoại từ thông thường đến trang trọng hay trong những văn bản Chúng đều cùng một nhóm ý ngh a giống nhau, tuy nhiên các trường hợp sử dụng đều khác nhau, hay chỉ cần kết hợp với một giới từ khác cũng có thể thay đổi cấu trúc các vế câu đi liền với nó. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về cấu trúc, ý ngh a và cách kết hợp với trợ từ (助詞- joshi) của các biểu thức mang ý ngh a “Trước khi”, “Trong khi” và “Sau khi” Từ đó, thống kê, tổng hợp dữ liệu lại, so sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp với nhau và đưa ra ví dụ nhằm xác định từng trường hợp sử dụng cụ thể đối với từng biểu thức. Từ khóa: Ngữ pháp tiếng Nhật, thời gian, thời điểm, trước khi, trong khi, sau khi, trợ từ tiếng Nhật 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN “Thời gian” là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó (cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì không có cơ sở logic để khẳng định thời gian chỉ có một chiều.) Con người là vật thể chuyển động trong không gian và chuyển động trong không gian cũng tức là chuyển động trong thời gian. Thời gian trong những không gian đã đi qua là thời gian đến trước và trở thành thời gian quá khứ. Thời gian trong những không gian sẽ đi tới là thời gian đến sau và trở thành thời gian tương lai. Vậy khi con người chuyển động, thời gian cũng từ quá khứ tới tương lai “Thời gian” trong ngôn ngữ biểu hiện ở phạm trù Thời – phạm trù ngữ pháp có ở một số loại hình ngôn ngữ trong đó có tiếng Nhật Thông thường, các sự kiện đều diễn ra trên dòng thời gian Để định vị các sự kiện trên dòng thời gian ấy, các ngôn ngữ thường lấy một thời điểm nào đó làm chuẩn và các sự kiện được xác định trên cơ sở của thời điểm chuẩn đó Ta gọi đó là thời của hành động, hoạt động hay trạng thái. Nói chung, các ngôn ngữ thường lấy thời điểm nói làm chuẩn và do đó, thường phân biệt ba thời cơ bản Đó là: Thời hiện tại, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói; Thời quá khứ, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói; Thời tương lai, dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói. Phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Trong tiếng Nhật, các động từ biến đổi hình thức một cách rõ rệt để biểu thị ý ngh a quá khứ và phi quá khứ. 887 Dựa vào cơ sở khái niệm của phạm trù thời, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung mô tả và liệt kê một số biểu thức cú pháp có mối quan hệ về ý ngh a trực tiếp với phạm trù Thời trong tiếng Nhật - các biểu thức biểu thị ý ngh a “trước khi”, “trong khi” và “sau khi” nhằm làm rõ các hình thức kết hợp của động từ trong cú pháp, giải thích ý ngh a sử dụng đồng thời phân biệt các cú pháp có ý ngh a tương đồng nhau. 2. CÁC BIỂU THỨC BIỂU THỊ Ý NGHĨA “TRƢỚC KHI” VÀ SO SÁNH Trên cơ sở phạm trù Thời, những biểu thức mang ý ngh a “Trước khi” xét trên chiều thời gian của 2 hành động, lấy một hành động chính làm mốc (V) thì hành động còn lại (V1) xảy ra trước hành động đó: Trước khi V thì V1. Các biểu thức này có cấu trúc, ý ngh a và cách sử dụng như sau: – まえにdiễn tả sự kiện V2 xảy ra trước sự kiện V1. – に先立って diễn tả ý ngh a “trước khi bắt đầu một điều gì đó”, dùng trong trường hợp muốn nói tới một sự việc mà mình nên thực hiện sẵn trước khi bắt đầu điều gì. – ところだ diễn tả hành động, sự thay đổi nói tới trong câu rơi vào giai đoạn “ngay trước lúc xảy ra” – 以前 có 2 ý nghĩa thay đổi theo cấu trúc: Ý ngh a 1: Vる以前 diễn tả ý ngh a “trước một sự kiện / biến cố nào đó” Được dùng trong trường hợp nói lên mối quan hệ về thời gian của một sự việc bắt đầu một giai đoạn mới sau một thời gian khá dài của giai đoạn trước. Ý ngh a 2: N以前 diễn tả thời điểm trước thời điểm của N. Qua đó, chúng tôi đƣa ra cách phân biệt các biểu thức trên nhƣ sau: – 「前に」 và 「までに」 có ngh a gần gần giống nhau, đều mang ý ngh a thể hiện một thời hạn cho một việc gì đó. Ta gọi hạn mức thời gian được nói đến trong câu là T, thì ta có thể phân biệt như sau: 「までに」 thể hiện thời hạn là cho đến hết hạn mức được chọn (T), còn 「前に」 thể hiện thời hạn là cho đến trước khi T xảy ra. Bên cạnh đó, ta cũng thường nhầm lẫn những mẫu ngữ pháp này với 「まで」, nhưng 「まで」 chỉ đơn thuần thể hiện mốc thời gian, chứ không mang ý ngh a thời hạn, hạn định. VD1: 土曜日までに本を返せなければならない。 (Bạn phải trả lại sách cho đến thứ 7.) VD2: 土曜日の前に本を返せなければならない。(Bạn phải trả sách cho đến trước ngày thứ 7.) VD3: この図書館は5時午後まで働く。 (Thư viện này làm việc đến 5 giờ chiều.) – 「に先立って」 thể hiện một việc được thực hiện như là một bước chuẩn bị sẵn trước khi thực hiện một việc gì đó VD4: 土曜日に先立って、本を返せなければならない。 (Sai) VD5: 新しい本を借るのに先立って、先週借りたほんを図書館に返す。 (Đúng) – 「Vるところ」được sử dụng trong trường hợp người nói muốn nói đến việc sắp chuẩn bị làm một việc gì đó, và thời điểm nói là thời điểm ngay trước khi hành động xảy ra. VD6: たった今バスに乗るところだ。(Bây giờ chuẩn bị lên xe buýt đây ) 888 ...

Tài liệu được xem nhiều: