Thông tin tài liệu:
Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy (push-pull) Có hai cách điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòng xoay, nên còn gọi là hai-chạm (chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng cách trượt ravào giống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy. Chỉnh kéo-đẩy dễ bị tổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằng kéo-đẩy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc tính của ống kính
Một số đặc tính của ống kính
IV.1. Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy
(push-pull)
Có hai cách điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có
vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòng xoay, nên còn gọi là hai-chạm
(chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng cách trượt ra-
vào giống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy.
Chỉnh kéo-đẩy dễ bị tổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang
nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằng kéo-đẩy dễ sai lệch vì ma sát của
cơ cấu kéo-đẩy này đôi khi không thắng được trọng lực của ống kính khiến nó
dịch chuyển. Kéo-đẩy cũng gây hút khí nên hút cả bụi vào ống kính. Tuy nhiên,
kéo-đẩy hoạt động nhanh hơn, tuy không chính xác bằng cơ cấu hai-chạm.
IV.2. Tại sao một số ống kính Canon sơn trắng hoặc bạc.
Gần như toàn bộ ống kính tiêu cự dài, lớn, dòng L của Canon đều có vỏ
làm từ kim loại sơn trắng, ít khi bằng nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon giải
thích rằng làm vậy để ống kính bớt hấp thụ nhiệt khi hoạt động ngoài trời, mà các
thấu kính tinh thể fluorite rất mẫn cảm với nhiệt, nó có thể bị dãn nở làm thay đổi
tính chất quang lý. Tất nhiên, một phần lý do nữa là các ống kính sơn trắng rất nổi
bật trong đám đông. Hãy xem các sự kiện thể thao lớn, ta sẽ thấy cả dãy ống kính
trắng “khủng bố”. Nikon cũng đang tìm cách bán một số ống kính sơn trắng theo
yêu cầu.
Một số ống kính dùng theo bộ với các thân máy màu bạc nên cũng có vỏ
nhựa sơn màu bạc, ví thử như ống 35-135 4-5.6 USM (kèm thân máy màu bạc
EOS 10/10s, ra đời kỷ niệm chiếc máy ảnh thứ 60 triệu của Canon), ống 24-85
3.5-4.5 USM (kèm thân máy APS IX) và ống 28-90 4-5.6 USM II (kèm thân máy
Rebel Ti/EOS 300V/Kiss 5). Màu sơn bạc trên các ống kính tiêu cự trung bình và
chất lượng phổ thông này đơn thuần chỉ để cho đẹp mà thôi.
IV.3. Ngàm gắn chân máy trên ống kính.
Thông thường bạn gắn máy ảnh lên chân máy bằng một lỗ ren dưới thân
máy, nhưng nếu ống kính là rất nặng thì điều này không ổn. Những ống kính lớn
có trọng lượng nặng hơn cả những thân máy nặng nhất, vì vậy, khôn ngoan nhất là
gắn ống kính lên chân máy, lúc này thân máy treo tự do phía sau ống kính mà
không có điểm tựa nào, điều này không thành vấn đề vì ngàm gắn trên ống kính
được thiết kế rất chắc chắn chịu được trọng lực của thân máy.
Ngàm hay vòng gắn trên ống kính được trang bị thêm một cái kẹp, cho
phép dễ dàng quay máy ảnh từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng và ngược lại, nếu
mua luôn được cả chân máy chuyên để gắn ống kính thì thật tuyệt.
IV.4. Thước chia đo khoảng cách và vùng ảnh rõ.
Phần lớn ống kính Canon tầm trung đều có thước đo khoảng cách- là một
cửa sổ nhựa trong trên thân ống. Các con số hiện ra trong cửa sổ này biểu thị
khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét, cả bằng mét lẫn feet. Những ống kính
phổ thông, ít tiền thường không có cơ cấu này.
Các ống EF một tiêu cự cũng có thước đo chiều sâu vùng ảnh rõ đánh dấu
trên thân ống. Dấu hiệu này chỉ ra chiều sâu vùng ảnh rõ thu được ở khoảng tiêu
cự đang đặt, thường là cho các khẩu độ nhỏ- f/11 và f/22 hoặc f/5.6, f/11 và f/22.
Các ống đa tiêu cự Canon thì không có thước này, để hiện thị vùng ảnh rõ trên
suốt chiều dài tiêu cự của ống là rất phức tạp.
Nếu bạn thấy một chấm đỏ trong cửa sổ khoảng cách thì dấu này dùng xác
định chiều dài tiêu cự khi sử dụng phim hồng ngoại với một kính lọc hồng ngoại
vì tia sáng hồng ngoại hội tụ tại điểm khác với tia sáng thấy được. Tuy nhiên, nếu
bạn dùng phim hồng ngoại với kính lọc màu đỏ thường hoặc không có kính lọc thì
chấm đỏ này không có tác dụng, ảnh của bạn đằng nào cũng chứa nhiều vùng ánh
sáng nhìn thấy.
IV.5. Các vòng chỉnh ngoài cùng của ống kính.
Một số ống kính có vòng chỉnh ngoài cùng để chỉnh tiêu cự, chỉnh nét hoặc
cả hai, số khác thì không có.
Kết cấu này ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực và các kính lọc cản
quang có phân cực (một nửa kính lọc không màu, nửa kia chuyển dần sang màu
xám trung tính) , vì các kính lọc này chịu tác động của hướng ánh sáng và tác
dụng của kính thay đổi hướng tâm, lúc này cứ mỗi khi chỉnh tiêu cự hoặc lấy nét,
kính lọc xoay theo vào làm ảnh hưởng đến hiệu ứng trên ảnh.
IV.6. Số lượng của các tấm thép “mắt mèo”.
Phần lớn các ống kính dùng các lá thép phẳng hình chữ V để tạo nên lỗ mở
cho ánh sáng đi qua. Khi bạn chỉnh độ mở chính là đang chỉnh các lá thép này
quay ra hay quay vào khiến kích cỡ lỗ sáng thay đổi theo tựa như ở con ngươi mắt
người vậy.
Hình dạng của lỗ sáng này được quyết định bởi số lượng và hình dạng các
tấm thép phẳng. Chẳng hạn, nếu ta có 5 tấm thép thì lỗ sáng là hình ngũ giác, có 8
tấm thì ta được hình bát giác…
Hình dạng lỗ sáng này ảnh hưởng đến tấm ảnh cuối theo hai cách: Thứ nhất,
nó ảnh hưởng đến hình dạng của các phần bị mờ do hiện tượng loé ...