Bài viết Một số dạng tình huống có vấn đề trong dạy học những nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa xã hội trình bày: Tình huống có vấn đề(THCVĐ) là một trong những đặc trưng cơ bản, hạt nhân và trọng tâm nhất của phương pháp dạy học này. Vì thế, việc nắm vững các dạng THCVĐ trong dạy học các nội dung này là yêu cầu hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học hiện nay,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số dạng tình huống có vấn đề trong dạy học những nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa xã hộiMỘT SỐ DẠNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC NHỮNGNGUYÊN LÍ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIVŨ ĐÌNH BẢY - ĐẶNG XUÂN ĐIỀUTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Trong quá trình dạy học những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, việc vận dụng phương pháp dạy học nêuvấn đề (PPDHNVĐ) tỏ ra rất phù hợp với những đòi hỏi bức thiết từ mụctiêu và đặc thù tri thức của nội dung bài dạy. Tình huống có vấn đề(THCVĐ) là một trong những đặc trưng cơ bản, hạt nhân và trọng tâm nhấtcủa phương pháp dạy học này. Vì thế, việc nắm vững các dạng THCVĐtrong dạy học các nội dung này là yêu cầu hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học hiện nay.1. Khi bàn về PPDHNVĐ, trước hết cần khẳng định việc vận dụng phương pháp nàytrong dạy học không phải là hiện tượng mới mẻ trên thế giới. Trước đây, từ những năm70 của thế ký XIX, nhiều nhà giáo dục học đã nghiên cứu về vấn đề này và nêu lênphương pháp tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm động viên và hình thành năng lựcnhận thức cho người học bằng cách lôi cuốn họ tự lực tham gia phân tích các sự vật,hiện tượng chứa đựng những mâu thuẫn khách quan nhằm khơi dậy và phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Riêng đối với nước ta, việc nghiên cứu vàvận dụng phương pháp dạy học (PPDH) này là một bước tiến của khoa học sư phạmtrong việc tìm kiếm các phương pháp mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Nếu cácPPDH truyền thống trước kia hướng người học chủ yếu tiếp thu kiến thức một cách thụđộng, thì PPDHNVĐ cố gắng tạo ra môi trường để kích thích sự chủ động trong việctìm tòi, khám phá tri thức của người học, giúp họ không chỉ nắm vững những kiến thứccơ bản mà còn biết vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn một cách linh hoạt.Khi bàn về đặc trưng cơ bản của PPDHNVĐ, các nhà khoa học giáo dục trong và ngoàinước đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như: nhà nghiên cứu giáo dụcngười Ba Lan V. O. Kon cho rằng, đặc trưng quan trọng nhất của PPDH này là “ngườihọc được giúp đỡ những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đóvà cuối cùng là quá trình hệ thống hóa, củng cố các kiến thức tiếp thu được”. [2, tr.103]; nhà giáo dục I. Ia. Lecne thì cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạyhọc trong đó sinh viên tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấnđề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu trong chương trình”[3, tr. 6]. Về vấn đề này, Nguyễn Ngọc Bảo trong cuốn “Phát huy tính tích cực, tính tựlực của học sinh trong quá trình dạy học”, lại cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là hìnhthức dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt độngmột cách sáng tạo bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có những nét cơ bảncủa sự tìm tòi khoa học phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo” [1, tr .41]. Nhìn chung các quan điểm trên đây đã nêu lên được những đặc trưng cơ bản nhấtcủa PPDHNVĐ, mục đích và ý nghĩa của phương pháp này trong việc phát huy tính tíchTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 129-135130VŨ ĐÌNH BẢY – ĐẶNG XUÂN ĐIỀUcực, chủ động, tự giác, sáng tạo của người học. Khái quát từ những quan điểm kể trên,có thể hiểu: PPDHNVĐ là một phương pháp dạy học mà ở đó quá trình dạy và họcđược tổ chức bằng cách tạo ra THCVĐ và triển khai quá trình giải quyết tình huống đónhằm để tạo ra ở người học nhu cầu tự phát hiện và giải quyết các nhiệm vụ học tập đểtiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành tư tưởng, thái độ.Trong quá trình dạy học những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủnghĩa xã hội, việc vận dụng PPDHNVĐ tỏ ra rất phù hợp với đặc thù tri thức của bộmôn, đáp ứng tốt cho những đòi hỏi bức thiết từ mục tiêu của nội dung chủ nghĩa xã hộikhoa học (CNXHKH) trong việc trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức về chủ nghĩaxã hội, góp phần trực tiếp hinh thành và bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,có niềm tin tất thắng vào chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của đất nước ta; nângcao tính tích cực chính trị - xã hội của công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đồngthời, môn học còn giúp sinh viên củng cố phương pháp tư duy biện chứng trong nhậnthức và hành động, biết vận dụng những nguyên lý cơ bản của CNXHKH để phân tíchvà lý giải các vấn đề thực tiễn trên lập trường giai cấp công nhân. Ngoài ra, dạy học nêuvấn đề với tư cách là một PPDH tích cực, đáp ứng tốt với những định hướng đổi mớiPPDH trong giai đoạn hiện nay.2. Quan niệm về PPDHNVĐ cho thấy, THCVĐ là một trong những đặc trưng cơ bản,hạt nhân và trọng tâm nhất của dạy học nêu vấn đề. Các nhà giáo dục học cho rằng, tạora một chuỗi THCVĐ và điều khiển các hoạt động nhận thức của sinh viên nhằm giảiquyết các tình huống đó một cách độc lập, đó là ...