Thông tin tài liệu:
Một số đặc điểm của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi: Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh thường không có hoặc không điển hình. Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân hoặc hay bị nhiễm trùng... Một nguyên nhân khác là người cao tuổi thường bị giảm sút trí nhớ, hoặc mắc bệnh trầm cảm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số điều cần chú ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Một số điều cần chú ý khi
điều trị bệnh tiểu đường ở
người cao tuổi
Một số đặc điểm của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi:
Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán
được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh
thường không có hoặc không điển hình. Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều
do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút
cân hoặc hay bị nhiễm trùng... Một nguyên nhân khác là người cao tuổi
thường bị giảm sút trí nhớ, hoặc mắc bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer...
Chính vì vậy, Hội đái tháo đường Mỹ đã khuyến cáo rằng tất cả những
người trên 45 tuổi nên được kiểm tra phát hiện bệnh 3 năm 1 lần, còn những
người có thêm các nguy cơ khác đi kèm như trong gia đ ình có người bị tiểu
đường, bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu...
thì cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Do ngưỡng mà đường máu phải
vượt qua hàng rào ở thận cũng tăng lên theo tuổi, nên chỉ khi đường máu cao
nhiều thì mới có thể tràn ra nước tiểu, do vậy không thể chẩn đoán bệnh tiểu
đường dựa vào xét nghiệm đường trong nước tiểu.
Một số điểm lưu ý khi điều trị bệnh nhân tiểu đường cao tuổi:
Ngoài những nguyên tắc điều trị tiểu đường nói chung, khi điều trị
bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi phải chú ý thêm những điểm sau
đây:
- Mục tiêu điều trị tiểu đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các
triệu chứng của đường máu cao, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các
biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.
- Mức đường máu cần đạt được ở người già có thể cao hơn người trẻ
tuổi, cụ thể là đường máu lúc đói cần dưới 8,3mmol/l, còn đường máu sau
ăn cần dưới 12,2mmol/l.
- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu do điều trị quá liều cực kỳ
nghiêm trọng và thường để lại những di chứng thần kinh nặng nề. Các biểu
hiện của hạ đường huyết ở người già rất mờ nhạt.
- Các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều
trị bệnh tiểu đường nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra
chức năng gan, thận, tim... trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân
thủ các chống chỉ định của mỗi nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
- Cũng giống như bệnh nhân trẻ, các biện pháp điều trị không dùng
thuốc phải được áp dụng đầu tiên như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều
đặn, và giảm cân...
- Khi mới bắt đầu điều trị, phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả
lúc đói, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ... ngay cả khi bệnh nhân không có
biểu hiện bị hạ đường máu.
- Việc khống chế đường máu ở người cao tuổi có thể rất khó khăn,
phức tạp do người bệnh thường phải dùng thêm một số thuốc khác như lợi
tiểu thiazide để điều trị tăng huyết áp hay suy tim, nội tiết tố tuyến giáp điều
trị bệnh suy giáp, corticoid điều trị bệnh ung thư, bệnh phổi mạn tính... là
những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.
- Khi điều trị insuline, có khi chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ, thay vì
phải tiêm 2-4 mũi như ở các bệnh nhân trẻ tuổi.
- Và cuối cùng, luôn luôn nhớ kiểm soát tốt các bệnh, các yếu tố nguy
cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá...