Danh mục

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên đại học hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên đại học hiện nay" bàn về Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các trường đại học là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và sự phát triển của nhà trường, đồng thời định hướng kiến tạo sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Việt Nam chưa cao, vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học được xem là việc làm rất cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên đại học hiện nay MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Luyến* 1 Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các trường đại học là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và sự phát triển của nhà trường, đồng thời định hướng kiến tạo sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Việt Nam chưa cao, vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học được xem là việc làm rất cần thiết. Bài viết dưới đây của tác giả sẽ làm sáng tỏ những nội dung trên. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học cho giảng viên, trường đại học, chất lượng giáo dục. MỞ ĐẦU Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhất là giảng viên tại các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trường đại học có các chức năng cơ bản là đào tạo đại học, sau đại học, phục vụ cộng đồng và nghiên cứu khoa học. Các chức năng này không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên. Không thể có trường đại học chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học, cũng như không thể có giảng viên đại học chỉ bước lên bục giảng mà không nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng thầy và chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng và thói quen làm việc khoa học của sinh viên. Như vậy bản thân trường đại học đã là những trung tâm nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. 1. Sự cần thiết phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay Theo Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm: giảng viên cao cấp (hạng I) mã số: V.07.01.01, giảng viên chính (hạng II), mã số: V.07.01.02, giảng viên (hạng III), mã số: V.07.01.03. * Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 672 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Cũng theo Thông tư 36, các giảng viên được yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản hoặc có kiến thức vững vàng, chuyên sâu về môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và các chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên theo hạng; đạt trình độ ngoại ngữ tương ứng theo hạng giảng viên. Như vậy, khái niệm “giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học” có thể được hiểu như sau: là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học; có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên; được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo tiêu chuẩn quy định; nhân thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt; có đủ điều kiện tham gia giảng dạy; có thể được các trường đại học mời giảng hoặc ký hợp đồng giảng dạy.  Từ những cơ sở nêu trên, theo nghĩa cụ thể, “đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học” là tập thể các thầy giáo, cô giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục tại các trường đại học, hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước. Theo nghĩa rộng, họ là những người làm nghề học thuật, đủ tiêu chuẩn giảng viên, không phân biệt quốc tịch, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ, thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch, gắn bó với nhau thông qua môi trường giáo dục, lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ pháp luật. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính mà mỗi giảng viên đại học trong năm học đều phải thực hiện, các nhiệm vụ đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và góp phần nâng cao trình độ giảng viên đại học. Đối với giảng viên tại trường đại học, công tác giảng dạy luôn được coi trọng, tuy nhiên, đây mới chỉ là một nửa yêu cầu của hoạt động chuyên môn của người giảng viên. Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học lâu nay luôn được các trường đề cao, chú trọng, đặt ra như một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng toàn diện của giảng viên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: