Danh mục

Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0" nêu lên một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Các giải pháp đó liên quan đến quản lý nhà nước, đội ngũ giảng viên, giáo trình - bài giảng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, mối quan hệ với doanh nghiệp, hình thức và cách thức đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC, CÁCH THỨC ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GS.TS Nguyễn Văn Đính Tóm tắt Giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của hệ thống giáodục nước ta nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vậy làm thế nào để nângcao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề du lịch nói riêng? Trên cơsở mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp bài viết này nêu lên một số giảipháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn của cuộc cách mạngcông nghệ 4.0 hiện nay. Các giải pháp đó liên quan đến quản lý nhà nước, đội ngũgiảng viên, giáo trình - bài giảng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, mối quan hệ với doanhnghiệp, hình thức và cách thức đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảnlý và đào tạo. Từ khóa: Giáo dục nghề nghiệp; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất - kỹthuật; hình thức đào tạo; công nghệ thông tin. 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ giáo dục nghề nghiệp chính thức được sử dụng khi Luật Giáodục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệulực thi hành từ ngày 1/7/2015. Trong Luật này đã qui định rõ: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học củahệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trìnhđộ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đápứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thựchiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên” và “Đào tạonghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độnghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việclàm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trựctiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng vớitrình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năngsáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảođảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 60hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trìnhđộ cao hơn”. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục nghề nghiêp(đào tạo nghề) tức là đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịchvụ trong đó có dịch vụ du lịch. Như vậy, vấn đề quan tâm ở đây là nâng cao chấtlượng đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có cả nội dungđa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo. 2. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, các cơ cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; - Trường trung cấp; - Trường cao đẳng. Tương ứng với mỗi trình độ đào tạo cần đạt được các mục tiêu tương ứng: - Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các côngviệc đơn giản của một nghề; - Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được cáccông việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạpcủa chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào côngviệc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; - Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được cáccông việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phứctạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, côngnghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhómthực hiện công việc. Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như trên có thể có các tổ chức theo cácloại hình sau đây: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Cơ sở giáo dục nghềnghiệp tư thục; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề nói trên đã có những bước pháttriển về quy mô, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hộinhập quốc tế. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã có trườngtrung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và cao đẳng nghề; đã quyhoạch mạng lưới trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực,quốc tế theo từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, từng địa phương và Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” ...

Tài liệu được xem nhiều: