Danh mục

Một số giải pháp phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho giáo viên mầm non hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số giải pháp phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho giáo viên mầm non hiện nay giới thiệu các nội dung, vai trò và thực trạng của năng lực cảm xúc - xã hội; từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho giáo viên mầm non hiện nay MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC - XÃ HỘI CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HIỆN NAY Nguyễn Thị Kim Liên1, Trần Thị Lợi2 Tóm tắt: Có thể nói rằng năng lực cảm xúc - xã hội (NLCXXH) được xem là nền tảng cho sức khỏe và sự thành công của mỗi người. Với giáo viên mầm non (GVMN), năng lực cảm xúc - xã hội lại càng đặc biệt quan trọng bởi nó xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp GVMN với những đặc thù khác biệt so với nghề GV ở các bậc học khác. Nghiên cứu năng lực cảm xúc - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục mầm non hiện nay đang thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới. Phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho GVMN nhằm hướng đến một không khí học đường tích cực, thúc đẩy tính công bằng, sự phát triển tâm lí và hiệu quả trong giáo dục thông qua mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình và cộng đồng. Bài viết sẽ giới thiệu các nội dung, vai trò và thực trạng của năng lực cảm xúc - xã hội; từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội hiện nay. Từ khóa: Năng lực cảm xúc - xã hội, giáo viên Mầm non, chuẩn nghề nghiệp GVMN, chương trình dạy học, phát triển năng lực cảm xúc - xã hội, lớp học hạnh phúc. 1. Mở đầu Có thể nói rằng, dạy học là một trong những công việc đòi hỏi nhiều cảm xúc nhất, ảnh hưởng cuộc sống cá nhân của giáo viên và hiệu quả công việc. Các yếu tố gây căng thẳng trong giảng dạy chủ yếu liên quan đến cảm xúc xã hội, các can thiệp về GD cảm xúc xã hội nhằm vào giáo viên đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Để trở thành một giáo viên có NLCXXH thì giáo viên đó không chỉ có kĩ năng mà còn nhận thức và quản lí bản thân, nhận thức và quản lí mối quan hệ với người khác. Nếu giáo viên cảm thấy tự tin về NLCXXH sẽ nhận ra và hiểu được tốt hơn cảm xúc của học sinh và vai trò của mình với hành vi của học sinh. NLCXXH, từ trước đến nay đã được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Khung năng lực của GVMN Đông Nam Á do tổ chức SEAMEO cho rằng NLCXXH được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của một người giáo viên. Ở Việt Nam, đã có văn bản pháp quy về Chuẩn nghề nghiệp GVMN: Thông tư 26/2008TT-BGDĐT ban hành ngày 08/10/2018; Chuẩn nghề nghiệp GVMN và Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho thấy có những yêu cầu đối với Giáo viên mầm non về khả năng quản lí cảm xúc và khả năng điều hoà các mối quan hệ xã hội (Bộ GD&ĐT, 2018). Vì vậy, việc phát triển NLCXXH cho GVMN không những giúp giáo viên biết cách điều tiết cảm xúc mà còn đào tạo cho các giáo viên kĩ năng kết nối 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 2. Thạc sĩ, Trường ĐHSP Kĩ thuật Đà Nẵng 56 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN - TRẦN THỊ LỢI với học sinh, phụ huynh và các lực lượng GD khác một cách tích cực, đây là yếu tố tâm lí cực kì quan trọng tạo ra hiệu quả giáo dục lớn nhất. 2. Nội dung 2.1. Tổng quan về năng lực cảm xúc - xã hội Theo Tổ chức Hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc (Collaborative for Academic, Social and Emotional Laerning – CASEL), Năng lực cảm xúc - xã hội là tập hợp các năng lực giúp con người biết cách ứng xử với chính mình, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả. Là quá trình mà người học áp dụng các kiến thức và kĩ năng để: Hiểu và quản lí cảm xúc; thiết lập và đạt được các mục tiêu tích cực; cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác; thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực cũng như đưa ra được quyết định có trách nhiệm (CASEL, 2003). Theo lập luận trên thì NLCXXH là tập hợp các biểu hiện hành vi của cá nhân trong việc nhận thức, xúc cảm và hành động ý chí với tư cách là một chủ thể với các đối tượng tương tác, với hoạt động chủ đạo và với bối cảnh nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, có trách nhiệm và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, phù hợp. + Năng lực cảm xúc - xã hội gồm 5 năng lực thành phần: Tự nhận thức, tự quản lí, nhận thức xã hội, thiết lập và duy trì quan hệ xã hội, ra quyết định có trách nhiệm. NLCXXH được xem là nền tảng cho sức khỏe và sự thành công của con người. Với người giáo viên (GV) nói chung và GV mầm non nói riêng, NLCXXH càng đặc biệt quan trọng bởi xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp, nhu cầu về mối quan hệ với trẻ, với phụ huynh và các áp lực trong công việc GD trẻ em, hành vi bạo lực đối với trẻ, ngăn chặn những thất bại trong công việc và nâng cao sự hài lòng đối với trẻ, với phụ huynh và các nhà GD trong nhà trường. Chính vì vậy mà việc phát triển NLCXXH cho GV mầm non được xem là vấn đề có ý nghĩa trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong công tác GD mầm non. GVMN cần nhận định rõ 5 năng lực thành phần trong NLCXXH như sau: - Nhận thức bản thân: Là nhận thức cảm xúc và giá trị của bản thân cũng như biết nhận ra đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: