Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Sơn La
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 735.02 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nói chung, sinh viên nhà trường nói riêng, tác giả đưa ra một số giải pháp phát huy năng lực tự học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Sơn La VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 59-64 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Vân+, Trường Cao đẳng Sơn La Hoàng Thị Vân + tác giả liên hệ ● Email: hongvancdsl@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/02/2020 Self-study competency is a factor that directly affects students’ learning Accepted: 25/02/2020 results, as well as the teaching of lecturers. Students’ self- study is essential Published: 05/4/2020 because it will help students to be self-aware of the learning tasks and be ready to study, contributing to improve the learning quality of students, such as Keywords improve the effectiveness of preschool teacher training, meeting the training Competency, self-learning, curriculum innovation towards approaching learners competencies and the solution, Son La College, needs of society today. preschool teacher training. 1. Mở đầu Phương thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay chú trọng “lấy người học làm trung tâm” trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ thì việc tự học (TH), tự nghiên cứu của sinh viên (SV) được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. SV muốn nắm chắc khối lượng kiến thức cần thiết, SV phải tăng cường thời gian TH của mình và chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên (GV). Bên cạnh đó, để SV hứng thú TH ở nhà và phát huy tính tích cực học tập của SV ở trên lớp thì GV phải tổ chức được các hình thức và các phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy ở SV lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho SV có động cơ học tập, có hứng thú học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì SV sẽ tham gia hoạt động học tập sôi nổi, hào hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc TH của SV mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực (NL) người học. Từ thực tiễn giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho SV ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Cao đẳng Sơn La, chúng tôi nhận thấy SV quen thụ động nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng mà chưa có tư duy sáng tạo, chưa biết cách TH. SV còn tỏ ra chán học, thiếu cảm hứng, thiếu niềm đam mê học tập; lười tư duy, lười đọc là xu hướng khá phổ biến... Tình trạng này một phần là do phương pháp dạy học của GV chưa kích thích được tính tích cực, sáng tạo của SV do chưa hướng dẫn và tổ chức cho SV phương pháp TH đúng đắn. Do đó, để SV có động cơ tích cực TH cần giáo dục để SV nhận thức rằng TH suốt đời là NL cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI và với giáo viên thì không chỉ cần cho bản thân mà còn phải giáo dục cho học sinh của mình như là một tiêu chuẩn nghề nghiệp. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của SV nói chung, SV nhà trường nói riêng, tác giả đưa ra một số giải pháp phát huy NL TH cho SV ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu thực trạng học tập của SV ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La, chúng tôi tiến hành khảo sát 197 SV, trong đó có 70 SV năm thứ nhất, 67 SV năm thứ hai và 60 SV năm thứ ba từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, xử lí số liệu bằng toán thống kê… 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng tự học của sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La Học tập là việc SV tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV và SV phải ý thức được rằng bản thân cần học tập, tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. Bên cạnh mục đích học tập, SV còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài xã hội. Chính vì thế, việc định hướng cho SV cách học tập và rèn luyện để trở thành những giáo viên mầm non có NL sau này là điều hết sức quan trọng và thiết thực. 59 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 59-64 Qua khảo sát cho thấy, đa số SV cho rằng học tập là việc rất cần thiết và quan trọng không thể thiếu được trong nhà trường, đặc biệt là ngành Giáo dục mầm non: có 168 SV được hỏi cho rằng việc học tập là rất cần thiết (chiếm tỉ lệ 85,3%); 29 SV khẳng định là cần thiết (chiếm tỉ lệ 14,7%); ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, trường Cao đẳng Sơn La VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 59-64 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Vân+, Trường Cao đẳng Sơn La Hoàng Thị Vân + tác giả liên hệ ● Email: hongvancdsl@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/02/2020 Self-study competency is a factor that directly affects students’ learning Accepted: 25/02/2020 results, as well as the teaching of lecturers. Students’ self- study is essential Published: 05/4/2020 because it will help students to be self-aware of the learning tasks and be ready to study, contributing to improve the learning quality of students, such as Keywords improve the effectiveness of preschool teacher training, meeting the training Competency, self-learning, curriculum innovation towards approaching learners competencies and the solution, Son La College, needs of society today. preschool teacher training. 1. Mở đầu Phương thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay chú trọng “lấy người học làm trung tâm” trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ thì việc tự học (TH), tự nghiên cứu của sinh viên (SV) được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. SV muốn nắm chắc khối lượng kiến thức cần thiết, SV phải tăng cường thời gian TH của mình và chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên (GV). Bên cạnh đó, để SV hứng thú TH ở nhà và phát huy tính tích cực học tập của SV ở trên lớp thì GV phải tổ chức được các hình thức và các phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy ở SV lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho SV có động cơ học tập, có hứng thú học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì SV sẽ tham gia hoạt động học tập sôi nổi, hào hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc TH của SV mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực (NL) người học. Từ thực tiễn giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho SV ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Cao đẳng Sơn La, chúng tôi nhận thấy SV quen thụ động nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng mà chưa có tư duy sáng tạo, chưa biết cách TH. SV còn tỏ ra chán học, thiếu cảm hứng, thiếu niềm đam mê học tập; lười tư duy, lười đọc là xu hướng khá phổ biến... Tình trạng này một phần là do phương pháp dạy học của GV chưa kích thích được tính tích cực, sáng tạo của SV do chưa hướng dẫn và tổ chức cho SV phương pháp TH đúng đắn. Do đó, để SV có động cơ tích cực TH cần giáo dục để SV nhận thức rằng TH suốt đời là NL cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI và với giáo viên thì không chỉ cần cho bản thân mà còn phải giáo dục cho học sinh của mình như là một tiêu chuẩn nghề nghiệp. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của SV nói chung, SV nhà trường nói riêng, tác giả đưa ra một số giải pháp phát huy NL TH cho SV ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu thực trạng học tập của SV ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La, chúng tôi tiến hành khảo sát 197 SV, trong đó có 70 SV năm thứ nhất, 67 SV năm thứ hai và 60 SV năm thứ ba từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, xử lí số liệu bằng toán thống kê… 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng tự học của sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sơn La Học tập là việc SV tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV và SV phải ý thức được rằng bản thân cần học tập, tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. Bên cạnh mục đích học tập, SV còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài xã hội. Chính vì thế, việc định hướng cho SV cách học tập và rèn luyện để trở thành những giáo viên mầm non có NL sau này là điều hết sức quan trọng và thiết thực. 59 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 59-64 Qua khảo sát cho thấy, đa số SV cho rằng học tập là việc rất cần thiết và quan trọng không thể thiếu được trong nhà trường, đặc biệt là ngành Giáo dục mầm non: có 168 SV được hỏi cho rằng việc học tập là rất cần thiết (chiếm tỉ lệ 85,3%); 29 SV khẳng định là cần thiết (chiếm tỉ lệ 14,7%); ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển năng lực tự học Năng lực tự học của sinh viên Giáo dục mầm non Đổi mới phương pháp dạy học Rèn luyện kĩ năng tự họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 945 6 0
-
16 trang 532 3 0
-
2 trang 459 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
6 trang 313 1 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 284 0 0 -
10 trang 246 0 0
-
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 229 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0