Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 736.82 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung làm rõ những hạn chế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tác động chủ yếu của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngành trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất định hướng phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dựa trên việc khai thác những tác động tích cực từ TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ SAU KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) DEVELOPMENT POLICIES FOR THE AUTOMOBILE MANUFACTURING INDUSTRY AFTER VIETNAM JOINS THE TRANS – PACIFIC STRATEGIC ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP) ThS. Phùng Mạnh Hùng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ những hạn chế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tác động chủ yếu của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngành trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất định hướng phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dựa trên việc khai thác những tác động tích cực từ TPP. Các giải pháp đề xuất nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước, là chủ thể ban hành và triên khai các chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành. Từ khóa: TPP, công nghiệp phụ trợ, nội địa hóa, xuất khẩu, nhập khẩu Abstract The article focuses on analyzing weaknesses of Vietnamese automobile manufacturing industry and major effects of the Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP) on the industry which are mentioned in various aspects. Basing on these main effects, author suggests the development orientation to the Vietnamese manufacturing industry to exploit positive influences of this agreement. The main policies deploying this orientation are putted forward to the sate management agencies which hold important role in developing this industry. Key words: the TPP, supporting industry, domesticize, export, import 283 1.Đặt vấn đề Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được nhìn nhận là một trong những ngành quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, do vậy trong 20 năm qua từ năm 1991, nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển ngành này trong đó có các chính sách thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài mở các cơ sở sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong nước cho đến các chính sách hỗ trợ về nguồn lực để phát triển những doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên đến nay những gì ngành công nghiệp ô tô Việt nam đạt được là không đáng kể. Trong khi đó, đến năm 2018 Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường tự do cho các sản phẩm ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô đối cho các doanh nghiệp đến từ những nền công nghiệp ô tô phát triển trong khu vực như Malaisia, Thái Lan và Indonesia theo các cam kết hội nhập của cộng đồng kinh tế Asean (AEC). Vấn đề đặt ra với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là số lượng các doanh nghiệp quá ít và chỉ tập trung vào sản xuất các phụ tùng có hàm lượng công nghệ thấp, do vậy khi đối mặt với thách thức hội nhập chắc chắn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không thể tồn tại. Với sự kiện tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ mang đến những tác động tích cực làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Do TPP là một thị trường tiêu thụ ô lớn nhất thế giới, mặt khác các quốc gia trong TPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ô tô có tỷ lệ phụ tùng xuất xứ nội khối từ 45% trở lên. Đây là những yếu tố thuận lợi để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài khối TPP đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam, từ đó tạo nền tảng để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tương lai. 2.Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 2.1. Cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức được hình thành từ khi xuất hiện 2 liên doanh lắp ráp ô tô đầu tiên vào năm 1991. Kể từ thời điểm đó đến nay số lượng các doanh nghiệp đã có sự gia tăng về số lượng, có thời điểm lên tới 52 doanh nghiệp. Tuy nhiên do các cam kết hội nhập WTO mà Việt Nam đã kí kết về việc cho phép các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu ô tô nguyên chiêc có hiệu lực năm 2009 đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong ngành, thách thức này cộng với năng lực quản trị yếu kém đã làm giảm số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành, tính đến 2010 số lượng các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam làkhoảng 250 doanh nghiệp [2].Về cấu trúc của ngành, bao gồm 2 nhóm doanh nghiệp: nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 18 doanh nghiệp bao gồm: Hon Da, Toyota, Nissan…chủ yếu tập trung vào sản xuất và lắp ráp các dòng xe du lịch, xe đa dụng. Trong khi nhóm các doanh nghiệp trong nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp bao gồm Thaco,Vinaxuki… đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, lắp ráp các loại xe buýt, xe khách, xe tải nhỏ và nặng, các loại xe chuyên dùng [2]. Đánh giá chung sau hơn 20 năm hoạt động, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức như sức mua còn rất thấp, có quá nhiều nhà sản xuất trong một thị trường không lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, công nghiệp ô tô mới chỉ ở mức lắp ráp đơn giản. Trong số các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta hiện nay, duy chỉ có liên doanh Toyota có nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc kêu gọi các công ty trong nước cùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Còn hầu như chưa có một 284 doanh nghiệp nào đầu tư hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động. Các doanh nghiệp này chủ yếu mới chỉ dừng ở việc lắp ráp ô tô dạng CKD, trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp gần giống nhau, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt thấp, chủ yếu là sơn, hàn, lắp ráp và kiểm tra. 2.2. Tiềm năng thị trường Hình 1.1. Sản lượng sản xuất và quy mô tiêu thụ ô tô trong các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á [3] ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ SAU KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) DEVELOPMENT POLICIES FOR THE AUTOMOBILE MANUFACTURING INDUSTRY AFTER VIETNAM JOINS THE TRANS – PACIFIC STRATEGIC ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP) ThS. Phùng Mạnh Hùng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ những hạn chế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tác động chủ yếu của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngành trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đề xuất định hướng phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dựa trên việc khai thác những tác động tích cực từ TPP. Các giải pháp đề xuất nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước, là chủ thể ban hành và triên khai các chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành. Từ khóa: TPP, công nghiệp phụ trợ, nội địa hóa, xuất khẩu, nhập khẩu Abstract The article focuses on analyzing weaknesses of Vietnamese automobile manufacturing industry and major effects of the Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP) on the industry which are mentioned in various aspects. Basing on these main effects, author suggests the development orientation to the Vietnamese manufacturing industry to exploit positive influences of this agreement. The main policies deploying this orientation are putted forward to the sate management agencies which hold important role in developing this industry. Key words: the TPP, supporting industry, domesticize, export, import 283 1.Đặt vấn đề Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được nhìn nhận là một trong những ngành quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, do vậy trong 20 năm qua từ năm 1991, nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển ngành này trong đó có các chính sách thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài mở các cơ sở sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong nước cho đến các chính sách hỗ trợ về nguồn lực để phát triển những doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên đến nay những gì ngành công nghiệp ô tô Việt nam đạt được là không đáng kể. Trong khi đó, đến năm 2018 Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường tự do cho các sản phẩm ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô đối cho các doanh nghiệp đến từ những nền công nghiệp ô tô phát triển trong khu vực như Malaisia, Thái Lan và Indonesia theo các cam kết hội nhập của cộng đồng kinh tế Asean (AEC). Vấn đề đặt ra với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là số lượng các doanh nghiệp quá ít và chỉ tập trung vào sản xuất các phụ tùng có hàm lượng công nghệ thấp, do vậy khi đối mặt với thách thức hội nhập chắc chắn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không thể tồn tại. Với sự kiện tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ mang đến những tác động tích cực làm thay đổi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Do TPP là một thị trường tiêu thụ ô lớn nhất thế giới, mặt khác các quốc gia trong TPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ô tô có tỷ lệ phụ tùng xuất xứ nội khối từ 45% trở lên. Đây là những yếu tố thuận lợi để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài khối TPP đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam, từ đó tạo nền tảng để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tương lai. 2.Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 2.1. Cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức được hình thành từ khi xuất hiện 2 liên doanh lắp ráp ô tô đầu tiên vào năm 1991. Kể từ thời điểm đó đến nay số lượng các doanh nghiệp đã có sự gia tăng về số lượng, có thời điểm lên tới 52 doanh nghiệp. Tuy nhiên do các cam kết hội nhập WTO mà Việt Nam đã kí kết về việc cho phép các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu ô tô nguyên chiêc có hiệu lực năm 2009 đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong ngành, thách thức này cộng với năng lực quản trị yếu kém đã làm giảm số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành, tính đến 2010 số lượng các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam làkhoảng 250 doanh nghiệp [2].Về cấu trúc của ngành, bao gồm 2 nhóm doanh nghiệp: nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 18 doanh nghiệp bao gồm: Hon Da, Toyota, Nissan…chủ yếu tập trung vào sản xuất và lắp ráp các dòng xe du lịch, xe đa dụng. Trong khi nhóm các doanh nghiệp trong nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp bao gồm Thaco,Vinaxuki… đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, lắp ráp các loại xe buýt, xe khách, xe tải nhỏ và nặng, các loại xe chuyên dùng [2]. Đánh giá chung sau hơn 20 năm hoạt động, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức như sức mua còn rất thấp, có quá nhiều nhà sản xuất trong một thị trường không lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, công nghiệp ô tô mới chỉ ở mức lắp ráp đơn giản. Trong số các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta hiện nay, duy chỉ có liên doanh Toyota có nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc kêu gọi các công ty trong nước cùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Còn hầu như chưa có một 284 doanh nghiệp nào đầu tư hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động. Các doanh nghiệp này chủ yếu mới chỉ dừng ở việc lắp ráp ô tô dạng CKD, trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp gần giống nhau, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt thấp, chủ yếu là sơn, hàn, lắp ráp và kiểm tra. 2.2. Tiềm năng thị trường Hình 1.1. Sản lượng sản xuất và quy mô tiêu thụ ô tô trong các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á [3] ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Nội địa hóa Phát triển ngành công nghiệp ô tô Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Giải pháp thu hút đầu tư công nghệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 253 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 203 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 187 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 159 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 139 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 120 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 118 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 113 0 0 -
6 trang 97 0 0