Danh mục

Một số giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 991.88 KB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là một vấn đề cốt yếu liên quan đến chức năng kiểm toán độc lập và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán. Bài viết này trình bày khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, nguyên nhân và giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán 568 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN Some solutions to close the gap of expectations in audit ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Kế toán – Tài chính, Đại học Nha Trang Email: hantt@ntu.edu.vn Tóm tắt Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là một vấn đề cốt yếu liên quan đến chức năng kiểm toán độc lập và có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán. Bài viết này trình bày khái niệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, nguyên nhân và giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Từ khóa: khoảng cách kỳ vọng, kiểm toán, kiểm toán viên. Abstract The audit expectation gap is a critical issue relevant to the independent audit function and is important for the development of audit standards and practices. This paper presents the concept of expectation gap in audit, some related domestic and foreign studies, causes and solutions to narrow the expectation gap in audit. Keywords: expectation gap, audit, auditor. 1. Đặt vấn đề Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận tính trung thực của người cung cấp thông tin và tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, mỗi đối tương khác nhau lại có nhận thức khác nhau về vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm toán. Từ đó có những đánh giá không xác đáng về kết quả công việc của kiểm toán viên. Bài viết này sẽ làm rõ một số vấn đề liên quan như khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là gì? Tại sao lại tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Từ đó trình bày một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. 2. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Dù thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng” thường xuyên được sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nó. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau do quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Liggio (1974) là người đầu tiên áp dụng cụm từ “khoảng cách kỳ vọng” vào kiểm toán. Ông đã định nghĩa khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt giữa các mức độ thực hiện kỳ vọng như hình dung của kế toán độc lập và của người sử dụng báo cáo tài chính”. Ủy ban Cohen (Ủy ban về Trách nhiệm của Kiểm toán viên, 1978) đã mở rộng định nghĩa này bằng cách xem xét liệu có thể tồn tại khoảng cách giữa những gì công chúng mong đợi hoặc cần và những gì kiểm toán viên có thể và nên có lý do mong đợi hoàn thành. Monroe và Woodliff (1993) đã định nghĩa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt về niềm tin giữa kiểm toán viên và công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm mà kiểm toán viên đảm nhận và thông điệp được truyền tải bởi báo cáo kiểm toán. Jennings và cộng sự (1993), trong nghiên cứu của họ về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định kiểm toán để cải thiện việc tuân thủ “tiêu chuẩn” của kiểm toán viên, có ý kiến rằng @ Trường Đại học Đà Lạt 569 khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt giữa những gì công chúng mong đợi từ nghề kiểm toán và những gì nghề đó thực sự cung cấp. Theo AICPA (1993), khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đề cập đến sự khác biệt giữa những gì người sử dụng báo cáo tài chính và công chúng tin rằng trách nhiệm của kiểm toán viên; và kiểm toán viên tin rằng trách nhiệm của họ là gì Salehi (2011) cho rằng khoảng cách kỳ vọng xảy ra khi có sự khác biệt giữa những gì công chúng mong đợi từ kiểm toán viên và những gì kiểm toán viên thực sự cung cấp. Khoảng cách kỳ vọng là khoảng cách giữa tiêu chuẩn thực tế về hoạt động của kiểm toán viên và các kỳ vọng khác nhau của công chúng về hiệu quả hoạt động của kiểm toán viên. Như vậy, đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, nhưng có thể nhận thấy các khái niệm đều đề cập đến khoảng cách về sự nhận thức giữa kiểm toán viên, nhà quản lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC và xã hội đối với những gì kiểm toán viên thực hiện và những gì các đối tượng mong đợi kiểm toán viên thực hiện. 3. Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán Một số nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam đã cho chúng ta có hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này. Một số nghiên cứu nổi bật trên thế giới như: Monroe và cộng sự (1994) thực hiện “Một cuộc điều tra thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: bằng chứng của Úc” nhằm xem xét sự tồn tại và bản chất của khoảng cách kỳ vọng ở Úc và liệu những thay đổi gần đây đối với cách diễn đạt của báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đến khoảng cách đó hay không. Một bảng câu hỏi qua thư đã được hoàn thành bởi các kiểm toán viên, kế toán, giám đốc, chủ nợ, cổ đông và sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng cách giữa kiểm toán viên và các nhóm người dùng khác nhau theo cách diễn đạt của báo cáo cũ trước khi ban hành AUP 3 sửa đổi. Cách diễn đạt sửa đổi trong AUP 3 sửa đổi có tác động đáng kể đến niềm tin về bản chất của cuộc kiểm toán và trách nhiệm tương đối của kiểm toán viên và Ban Giám đốc. Từ ngữ sửa đổi đã loại bỏ một số khác biệt, nhưng cũng tạo ra một số khác biệt mới trong niềm tin về các thông điệp được truyền đạt thông qua báo cáo kiểm toán. Fadzly và cộng sự (2004) nghiên cứu về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: Trường hợp của Malaysia” nhằm mục đích điều tra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: